Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 29 Tiết 114 Lựa chọn trật tự từ trong câu

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

 - Trang bị cho HS một số kiến thức sơ giản về trật tự từ trong câu cụ thể là:

 + Khả năng thay đổi trật tự từ.

 + Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ khác nhau.

 - Hình thành ở HS ý thức lựa chọn trật tự từ trong khi nói, viết cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế tư tưởng, tình cảm của bản thân.

II/ CHUẨN BỊ:

 1. GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.

 2. HS: SGK, soạn bài ở nhà.

III/ LÊN LỚP:

 1. Ổn định: (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

  GV kiểm tra bài soạn của HS.

 3. Bài mới:

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 29 Tiết 114 Lựa chọn trật tự từ trong câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 28 – Văn bản Tuần 29 - Tiết 113 KIỂM TRA VĂN I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Ôn tập kiến thức văn ở HKII. - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt làm văn. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Đề, đáp án. 2. HS: Viết, giấy, học bài. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: GV kiểm tra sỉ số. 2. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Phát đề: à GV nhắc các yêu cầu trong quá trình kiểm tra: trật tự, không trao đổi, không xem tài liệu. à GV giải quyết thắc mắc của HS trong giới hạn cho phép. à Tiến hành phát đề và quan sát HS làm bài. KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: VĂN THỜI GIAN: 45’ (Không được sử dụng tài liệu) I/ Phần trắc nghiệm: (5đ) F Đọc và khoanh tròn đáp án đúng nhất. 1. Bài thơ “Nhớ rừng” viết theo phương thức nào? a. Thể thơ tự do b. Thể thơ song thất lục bát. c. Thể thơ lục bát d. Tất cả đều sai. 2. “Ông đồ” là lớp người nào trong xã hội ngày xưa? a. Là người chỉ sống bằng nghể viết câu đối. b. Là người nho học nhưng không đổ đạt, sống thanh bần giữa người dân thường bằng nghề dạy học. c. Ông đồ là người đỗ đạt nhưng thất thế phải viết câu đối. d. Tất cả đều đúng. 3. Nội dung của bài thơ “Khi con tu hú” là gì? a. Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống. b. Thể hiện tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi bị giam cầm trong tù ngục. c. Thể hiện niềm khao khát tự do cháy bỏng. d. Tất cả đều đúng. 4. “Bàn luậnv về phép học” thuộc thể loại? a. Hịch. b. Chiếu c. Cáo d. Tấu 5. Tấu có thể viết bằng thể: a. Văn vần b. Văn xuôi c. Văn biền ngẫu d. Cả a, b, c đều đúng. 6. Nguyễn Trãi hiệu là: a. Thanh Hiên b. Bạch Vân cư sĩ c. Ức trai d. La Sơn Phu Tử. 7. Nội dung của bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Nguyễn Ái Quốc) là gì? a. Thể hiện phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống gian nan ở Pác Bó. b. Thể hiện tinh thần cách mạnh lạc quan của Bác Hồ. c. Thể hiện cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên của Bác Hồ. d. Tất cả đều đúng. 8. Bài thơ Ngắm trăng nằm trong tập thơ nào của Bác? a. Hải ngoại huyết thư. b. Ngục trung thư. c. Nhật ký trong tù. d. Xiềng xích. 9. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác khi nào? a. Khi tác giả mới tham gia hoạt động cách mạng. b. Khi tác giả đang học ở trường Quốc học Huế. c. Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. d. Tất cả đều sai. 10. Điền vào chỗ trống những hình ảnh miêu tả vào mùa hè trong bài thơ Khi con tu hú: a. Mùa hè rộn rã âm thanh, hương vị:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . b. Mùa hè rực rỡ sắc màu: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . II/ Phần tự luận: (5đ) 1/ Chép thuộc lòng đoạn trích Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi. (2đ) à(Chú ý: danh từ phải viết hoa) 2/ Thông qua các tác phẩm đã học về Bác Hồ ở lớp 8 (Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Thuế máu). Em nhận xét gì về con người Bác Hồ? Hãy viết một đoạn văn ngắn dưới 15 dòng để chứng minh nhận xét của em là đúng. (3đ) ***** I/ Phần trắc nghiệm: (5đ) F Đọc và khoanh tròn đáp án đúng nhất. 1/ Tác giả bài thơ Nhớ rừng là ai? a. Hồ Chí Minh b. Vũ Đình Liên c. Thế Lữ d. Tế Hanh 2/ Bài thơ Ngắm trăng được viết theo thể thơ gì? a. Lục bát b. Thất ngôn tứ tuyệt c. Thất ngôn bát cú d. Song thất lục bát 3/ Những chi tiết nào dưới đây diễn tả cảnh núi rừng đại ngàn, lớn lao, dữ dội, phi thường trong bài Nhớ rừng? a. Trong hang tối mắt thần khi đã quắc. b. Cảnh sơn lâm bóng cả, cây già với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi. c. Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi. d. Tất cả đều đúng. 4/ Trong bài thơ Ngắm trăng, câu thơ: “Trong tù không rượu cũng không hoa”, sẽ được hiểu như thế nào? a. Tác giả tố cáo điều kiện sinh hoạt của cái nhà tù tàn bạo dã man mà tù nhân phải sống cuộc sống “khác loài người”. b. Tác giả lấy làm tiếc vì không có rượu và hoa để thưởng thức trăng một các trọn vẹn. c. Cả a và b đều đúng. d. Cả a và b đều sai. 5/ Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần mấy? a. Lần thứ nhất b. Lần thứ hai c. Lần thứ ba d. Tất cả đều sai. 6/ Theo Nguyễn Thiếp, phép học (trong Bàn luận về Phép học) phải như thế nào? a. Học phải tuần tự từ thấp đến cao. b. Học rộng, nghĩ sâu và biết tóm lược những điều cơ bản nhất. c. Học phải biết kết hợp với hành. d. Tất cả đều đúng. 7/ Văn bản Nước Đại Việt ta được xem là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ mấy của dân tộc? a. Lần thứ nhất. b. Lần thứ hai c. Lần thứ ba d. Tất cả đều sai. 8/ Bài thơ được đặt tên là Khi con tu hú vì nó được khơi gợi từ những cảm xúc của tác giả khi: a. Nhìn thấy con tu hú. b. Khi có tiếng tu hú gọi bầy. c. Mùa hè đến. d. Tiếng kêu của con tu hú vọng vào căn phòng nơi tác giả bị giam. 9/ Đặc điểm thể văn Chiếu là gì? a. Là của vua chúa, thủ lĩnh ban ra nhằm để khích lệ kẻ dưới. b.Là của vua chúa, thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, kết quả. c. Là của vua chúa dùng để ban bố mệnh lệnh. d. Tất cả đều đúng. 10/ Ở bài Thuế máu, so sánh thái độ của quan cai trị thực dân đối với dân thuộc địa ở hai thời điểm: a. Trước khi có chiến tranh xảy ra: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . b. Khi chiến tranh xảy ra: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . II/ Phần tự luận: (5đ) 1/ Chép thuộc lòng bài thơ Khi con tu hú và nêu nội chính của bài này? (2đ) 2/ Thông qua các tác phẩm đã học về Bác Hồ ở lớp 8 (Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Thuế máu). Em nhận xét gì về con người Bác Hồ? Hãy viết một đoạn văn ngắn dưới 15 dòng để chứng minh nhận xét của em là đúng. (3đ) ĐÁP ÁN ĐỀ 1 I/ Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng = 0,5đ) 1.a 2.b 3.d 4.d 5.d 6.c 7.d 8.c 9.c 10. a/ Tu hú, ve ngân, diều sáo, trái cây ngọt b/ Lúa vàng, vườn râm, bắp vàng, nắng hồng, trời xanh. II/ Phần tự luận: 1/ Đoạn trích Nước Đại Việt ta: SGK trang 66 2/ HS trả lời bằng đoạn văn nghị luận ngắn nhưng chủ yếu phải nói được con người của Bác Hồ: - Yêu thiên nhiên, thích sống gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên. - Có tinh thần lạc quan trọng mọi hoàn cảnh. - Có phong thái ung dung, đường hoàng trong mọi khó khăn, gian khổ. - Có tài văn chương. - Có tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm (Biết thông cảm nhìn thấy được tình cảnh khốn cùng, thảm thương của người dân thuộc địa. Lột trần bộ mặt xấu xa của bọn thực dân ĐÁP ÁN ĐỀ 2 I/ Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng = 0,5đ) 1.c 2.b 3.b 4.b 5.b 6.d 7.b 8.d 9.c 10. a. Bọn thực dân xem người dân bản xứ là những người bẩn thỉu, hạ đẳng. b. Người bản xứ được tâng bốc, vỗ về phong cho nhiều danh hiệu cao quý: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lí tự do”. II/ Phần tự luận: 1/ Bài thơ Khi con tu hú: SGK trang 19 Đại ý: SGK trang 20. 2/ (Giống câu 2 đề 1) 4. Thu bài: GV thu bài và nhận xét tiết kiểm tra, phê sổ đầu bài. 5. Dặn dò: - Về xem lại bài làm của mình bước đầu. - Soạn bài TV tt “Lựa chọn trật tự từ trong câu”. . Đọc các yêu cầu trong SGK và làm theo hướng dẫn. Đọc phần ghi nhớ. . Làm trước bài tập nếu em biết. Ngày soạn: 18/ 3/ 2007 Ngày dạy: 8A4: 8A5: 8A6: Bài 28 - Tiếng việt Tuần 29 - Tiết 114 LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Trang bị cho HS một số kiến thức sơ giản về trật tự từ trong câu cụ thể là: + Khả năng thay đổi trật tự từ. + Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ khác nhau. - Hình thành ở HS ý thức lựa chọn trật tự từ trong khi nói, viết cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế tư tưởng, tình cảm của bản thân. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ. 2. HS: SGK, soạn bài ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) à GV kiểm tra bài soạn của HS. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Ø Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Khi nói cũng như khi viết, các kí hiệu ngôn ngữ bao giờ cũng xuất hiện tuần tự cái trước, cái sau. Vd: phát âm tiếng này rồi mới tiếng khác, viết chữ này rồi mới tới chữ kia …Trình tự sắp xếp các từ trong chuỗi lời nói được gọi là trật tự từ. Tương tự trong quá trình làm văn, chúng cũng viết từng câu văn. Do đó mỗi câu văn chúng ta cũng viết từng câu văn, do đó mỗi câu văn ta cần phải lựa chọn trật tự từ đúng hay thích hợp nhất. 15’ 10’ 10’ Ø Hoạt động 2: Hình thành khái niệm và trật tự từ. à GV gọi HS đọc lại đoạn trích SGK. à GV ghi lên bảng câu in đậm trong sách và tiến hành cho HS làm theo yêu cầu. (?) Câu hỏi thảo luận: Có thể thay đổi trật tự từ trong câu theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu? - HS thảo luận 5’. Ghi vào bảng phụ đáp án. - Nhóm khác nhận xét. GV bổ sung, cho điểm. (?) Vì sao tg’ chọn trật tự từ như trong đoạn trích? - HS suy nghĩ trả lời. GV chỉnh ý. (?) Hãy chọn trật tự từ khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy? - HS chọn và trả lời. GV kết luận. (?) Vậy từ tìm hiểu trên em hãy nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ? Ø Hoạt động 3: Tìm hiểu một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ. à GV cho HS đọc lại các đoạn trích SGK. (?) Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm trong đoạn trích thể hiện điều gì? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức. à Tiếp tục GV cho HS đọc phần 2 – SGK. (?) So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm, theo em câu nào hay nhất? - HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét, bổ sung. (?) Từ những điều phân tích trên em hãy rút ra tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? ØHoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập. à GV cho HS đọc bài tập từng câu và tiến hành trả lời. (?) Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ? à Câu a: HS chú ý ở từ in đậm cho lí giải vì sau tg’ chọn trật tự từ như vậy? à Câu b: - Đầu tiên GV cho HS đảo ngược vị trí: “Tổ quốc ta ơi đẹp vô cùng!” và so sánh. - Tiếp tục GV cho HS đảo vị trí ở câu 3 và nhận xét về mặt ngữ âm. à Câu c: GV cho HS suy nghĩ trả lời. I/ Nhận xét chung: a/ Xét đoạn trích – SGK110, 111 1/ Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. 2/ Gõ đầu goi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét. 3/ Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. 4/ Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất. 5/ Thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất. 6/ Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét. 7/ Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất cai lệ thét. b/ - Mở đầu là cụm từ “Gõ đầu roi xuống đất”: nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ (Mục đích chính của tg’) - Từ “roi”: liên kết với câu trước. - Từ “thét”: liên kết với câu sau. c/ Tác dụng khi thay đổi trật tự từ: Câu Nhấn mạnh sự hung hãn Liên kết với câu trước Liên kết với câu sau 1 2 3 4 5 6 7 + + - - - - - + - + + - - - + + + - - + + * Ghi nhớ - SGK111 II/ Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ: 1/ Xét đoạn trích – SGK111. Trật tự từ thể hiện: a/ Thể hiện thứ tự trạng thái trước sau của hoạt động. b/ - Cai lệ và người nhà lí trưởng: thể hiện thứ tự cao thấp của nhân vật và thứ tự xuất hiện của nhân vật. - Roi song, tay thước và dây thừng: thể hiện thứ tự tướng ứng với cụm từ trước: cai lệ mang roi song, NNLT mang tay thước và dây thừng. 2/ Xét vd – SGK112 Trong các vd, cụm (a) hay hơn: Vì trật tự từ thể hiện sóng đôi từng cặp (làng + nước; mái nhà tranh + đồng lua1 chín). Mặt khác tạo được nhịp điệu cân đối và hài hòa về mặt ngữ âm. * Ghi nhớ - SGK112 III/ Luyện tập: * Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ: a/ Sắp xếp theo thứ tự thời gian của các nhân vật lịch sử xuất hiện. b/ - Câu 1: Nhấn mạnh vẻ đẹp của tổ quốc. - Câu 3: Đảm bảo hài hòa về mặt ngữ âm. c/ Liên kết chặt chẽ với câu đứng trước. 4. Củng cố: (3’) (?) Nhận xét tác dụng của trật tự từ? 5. Dặn dò: (2’) - Học bài. Xem lại bài tập. - Xem trước yêu câu về thể văn nghị luận để chuẩn bị cho tiết kiểm tra. Ngày soạn: 26/ /3/ 2007 Ngày dạy: 8A4: 8A5: 8A6: Bài 28 - Tập làm văn Tuần 29 - Tiết 115 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Thêm một lần củng cố nhận thức và kĩ năng làm bài văn nghị luận về các mặt trình bày, diễn đạt, sắp xếp luận điểm, phát triển luận cứ, luận chứng. - Rèn luyện kĩ năng tự nhận xét bài viết của bản thân sau khi GV nhận xét, hướng dẫn kĩ năng tìm và hệ thống hóa luận điểm trong bài văn nghị luận. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: giáo án, bài kiểm tra, … 2. HS: xem lại yêu cầu đề. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài chữa: (4’) - HS kiểm tra lẫn nhau theo từng nhóm tổ. - GV kiểm tra sát suất 1 vài em. Nhận xét kết quả kiểm tra. a. GV gọi 1 HS nhắc lại đề bài. Đề : Câu nói của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là còn đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì? GV gọi HS về yêu cầu thể loại và đối tượng. Yêu cầu: Văn nghị luận. Đối tượng: Sách là kiến thức và chỉ có kiến thức mới là con đường sống. GV định hướng HS lập dàn bài (Có trong đáp án). Cho HS ghi dàn bài vào vỡ. b. GV tiến hành nhận xét ưu, nhược điểm. Ưu điểm: (20’) * Mở bài: - Đa số làm tốt mở bài, đưa vào phần MB được luận điểm chính và khẳng định tính đúng đắn của nó. * Thân bài: Tiến hành lập luận. - Đa số đều sử dụng được luận cứ để bảo vệ cho luận điểm chính. - Lời văn hàm súc, có tính thuyết phục, hùng hồn. - Đa số đã sử dụng được luận chứng để bài văn hay hơn. - Chữ viết sạch đẹp, có ý thức sửa sai chính tả. - Làm đúng theo yêu cầu thời gian. * Kết bài: Khẳng định, nhấn mạnh được luận điểm. Nhược điểm: * Mở bài: - Một vài em không làm mở bài. - Vài em làm mở bài nhưng chưa đạt yêu cầu vì chưa xác định luận điểm chính cho bài viết. * Thân bài: - Nhiều em chưa sử dụng được luận chứng. - Đa số nói được “sách là gì” nhưng chưa làm rõ được “sách là kiến thức và kiến thức là con đường sống”. - Việc chuyển đoạn của các em chưa mạch lạc. - Các ý còn lỗi lặp, trùng lắp. * Kết bài: Vài em bỏ qua phần kết bài. c. Trong quá trình nêu nhận xét. GV nêu điển hình một vài em. d. Cuối cùng GV nhận xét ưu nhược điểm chung: (10’) Ưu điểm: - Làm bài đúng yêu cầu, thời gian qui định. - Xác định đúng yêu cầu của bài và làm bài tốt. - Có đầu tư tốt cho bài viết đầu tiên của yêu cầu nghị luận. - Đa số sử dụng câu tương đối mạch lạc. - Bài làm sạch sẽ. Nhược điểm: - Vài em còn viết sai chính tả, sử dụng dấu câu chưa chính xác. - Dùng nhiều câu tối nghĩa, chữ viết ẩu. - Còn xác định chỉ 1 phần của luận điểm. - Luận cứ vài em còn ngô nghê, cường điệu. - Một vài em chưa đầu tư tốt, bài viết mang tính chất đối phó. - Lớp 8A6 5 em chép bài từ tư liệu SGK (1 điểm). e. GV công bố số điểm khá. 4. Củng cố: (3’) GV củng cố lại ý chính của bài. 5. Dặn dò: (2’) - Xem lại bài sửa để chuẩn bị cho bài viết nghị luận sau tốt hơn. - Xem và soạn trước bài TLV tt “Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận”. . Đọc các đoạn trích mẫu trong SGK và trả lời theo yêu cầu. . Làm trước các bài tập. Ngày soạn: 27/ 3/ 2007 Ngày dạy: 8A4: 8A5: 8A6: Bài 28 - Tập làm văn Tuần 29 - Tiết 116 TÌM HIỂU YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong một bài nghị luận vì chúng có khả năng giúp người nghe (đọc) nhận thức được nội dụng nghị luận một cách dễ dàng, sáng tỏ hơn. - Nắm được yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục hơn. - Rèn luyện kĩ năng bước đầu vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận của bản thân. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tư liệu. 2. HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) à GV kiểm tra HS bằng hình thức vấn đáp. (?) Trong bài văn nghị luận, bên cạnh yếu tố nghị luận là chủ yếu, còn có yếu tố phụ nào khác? HS: Yếu tố biểu cảm. (?) Yếu tố biểu cảm trong bài văn biểu cảm khác gì so với yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? HS: Yếu tố bc’ trong văn biểu cảm nhằm nói lên cảm xúc tình cảm của người viết trước đối tượng được nói đến. Còn yếu tố bc’ trong văn nghị luận mục đích là làm nỗi bật vai trò luận điểm và thuyết phục mạnh ở người nghe. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Ø Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Nếu nghị luận đơn thuần tất bài viết sẽ khô khan. Để tránh nhược điểm này thường thường trong các bài nghị luận người viết đưa yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả để cho các luận điểm, luận cứ của mình thêm phần cụ thể, sắc nhọn và thuyết phục hơn. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. 20’ 12’ Ø Hoạt động 2: Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. Bước 1: Tìm hiểu các đoạn trích 1 – SGK113,114 à GV gọi 2 HS đọc lại 2 đoạn văn a, b. (?) Ở đoạn văn a, mục đích của người viết là gì? HS: Tố cáo thủ đoạn bắt lính của thực dân Pháp. (?) Ở đoạn trích b, mục đích của người viết là gì? HS: Nói lên sự lừa bịp trắng trợn của thực dân Pháp. (?) Tìm yếu tố tự sự ở đoạn trích a? - HS tìm và trả lời. GV nhận xét. HS: “Thoạt tiên … xì tiền ra” (?) Tìm yếu tố tự sự ở đoạn trích b? - HS tìm, GV nhận xét, bổ sung. HS: “Tại sao lại có cảnh … lên nòng sẵn?” (?) Câu hỏi thảo luận: Vì sao đoạn trích a có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn đoạn trích b có yếu tố miêu tả nhưng không phải văn bản miêu tả? - HS thảo luận nhóm 2’. Đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét. GV bổ sung. GV giảng dạy: Nhưng điều đó không có nghĩa vai trò của tự sự và miêu tả trong văn nghị luận nói chung là không đáng kể. (?) Nếu bây giờ tước bỏ yếu tố tự sự và miêu tả ở 2 đoạn a, b thì em nhận xét đoạn văn ntn? - HS bỏ và đọc nhẩm sau đó nhận xét. - GV bổ sung, chuẩn kiến thức. (?) Vậy từ sự tìm hiểu trên em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận? Bước 2: Tìm hiểu đoạn văn 2. à GV gọi HS đọc lại đoạn văn 2. (?) Nội dung chính đoạn văn trên nói lên vấn đề gì? - HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung. HS: Văn bản kể lâi câu chuyện về chàng Trăng và nàng Han hay dùng để làm luận cứ nhằm chứng tỏ 2 truyện dân tộc miền núi đó có nét rất giống truyện Thánh Gióng ở miền xuôi. (?) Tìm những yếu tố tự sự và miêu tả ở đoạn văn trên? (Lưu ý: 2 yếu tố này đan xen vào nhau). - HS tìm và trả lời. GV nhận xét và ghi bài. (?) Cho biết tác dụng? (?) Tác giả có kể lại toàn bộ truyện của chàng Trăng và nàng Han không? HS: Không. (?) Vì sao tg’ vb’ trên không kể lại đầy đủ, cặn kẻ toàn bộ hai truyện mà chỉ kể, tả một số chi tiết trong những câu chuyện ấy? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức. (?) Thế vì sao tg’ không hoàn toàn kể, tả truyện Thánh Gióng? HS: Vì truyện này rất quen thuộc đối với đông đảo người dân Việt. (?) Qua đoạn văn em thấy tg’ có kể, tả tràn lan không? HS: Tg’ không kể, tả tràn lan mà chỉ có những hình ảnh có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm. (?) Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết: khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận cần chú ý những gì? Ø Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. BT1. GV gọi HS đọc Bt1. (?) Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn? - HS tìm, HS khác nhận xét. GV bổ sung. (?) Cho biết tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả để làm sáng tỏ vấn đề gi? - HS suy nghĩ trả lời. GV kết luận. à Do lượng bài học nhiều, nên phần bài tập 2 GV hướng dẫn HS về nhà làm. BT2. GV đọc lại Bt2, gợi ý cho HS về nhà làm: - Trước hết em cần đọc lại phần Đọc thêm trong SGK để tìm ra cách làm tốt nhất. - Sau đó em thử vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả (hoặc chỉ cần 1 yếu tố) vào để làm sáng tỏ luận điểm. - Chú ý khi vận dụng cần ý thức, không được lạc sang văn tự sự hay miêu tả. I/ Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: 1/ Xét đoạn trích 1a, b – SGK113, 144 a/ Yếu tố tự sự: “Thoạt tiên … xì tiền ra” b/ Yếu tố miêu tả: “Tại sao lại có cảnh … lên nòng sẵn?” - Hai đoạn văn trên có nhiều yếu tố tự sự và miêu tả nhưng không thể gọi là văn tự sự hoặc miêu tả, vì các đoạn văn này được sử dụng nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề chính: tố cáo tội ác và sự lừa bịp của thực dân Pháp. - Nếu tước bỏ yếu tố tự sự và miêu tả thì đoạn văn nghị luận trở nên khô khan, mất vẻ sinh động thiếu thuyết phục và hấp dẫn. * Ghi nhớ1 - SGK116 2/ Xét đoạn văn 2 – SGK115 - Yếu tố tự sự và miêu tả: + Truyện Chàng Trăng: “Mẹ chàng Trăng … vầng sáng bạc” + Truyện Nàng Han: “Còn nàng Han … người kinh”. - Tác dụng: Làm sáng tỏ truyện cổ tích của dân tộc miền núi có nét rất giống truyện cổ tích của dân tộc miền xuôi. - Tg’ không kể, tả đầy đủ và cặn kẻ toàn bộ 2 truyện mà chỉ một số đoạn nhằm mục đích: + Làm sáng tỏ luận điểm. + Ít ai biết cụ thể nội dung 2 truyện, không kể, tả người đọc không hình dung được sự gần gũi ấy ntn và luận điểm sẽ kém thuyết phục. * Ghi nhớ2 – SGK116 II/ Luyện tập: 1/ - Yếu tố tự sự và miêu tả: Đoạn 1. - Tác dụng: + Tự sự: Giúp người đọc hình dung rõ hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và tâm trạng của nhà thơ. + Miêu tả: Người đọc như trông thấy trước mắt khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người tù. 2/ (HS về nhà làm) 4. Củng cố: (4’) (?) Nhắc lại tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận? 5. Dặn dò: (2’) - Học bài. Làm bài tập 2. - Soạn vb tt “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” . Đọc lại vở kịch trong SGK (Chú ý giọng đọc của từng nhân vật để vào lớp đọc phân vai. . Đọc phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi trong phần Đọc - hiểu văn bản. Ngày soạn: 28/ 3/ 2007 Ngày dạy: 8A4: 8A5: 8A6:

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 8 Tuan 29(1).doc
Giáo án liên quan