Kế hoạch tổ chức hoạt động chủ đề nhánh: lớp học bé yêu lĩnh vực: Phát triển nhận thức

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Trẻ biết so sánh, phát hiện qui tắc sắp xếp và sắp xếp theo qui tắc. Tạo ra qui tắc sắp xếp.

 - Trẻ hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu liên tiếp của cô.

 - Rèn trẻ một số thuật ngữ về toán học.

 - Biết lắng nghe ý kiến của cô và bạn, sử dụng lời nói lễ phép.

 - Tôn trọng, hợp tác với bạn trong khi chơi.

 II. Chuẩn bị:

 - Các đồ dùng của trẻ: tô, muỗng, ca

 - Máy vi tính

 - Xắc xô.

 III. Tiến hành hoạt động:

 Hoạt động 1:

 Cô cho trẻ hát và vận động bài “Trường mầm non Sơn Ca”

 Cô trò chuyện cùng trẻ:

 + Mỗi ngày đến trường các con cảm thấy như thế nào?

 + Vì sao các con thích đến trường?

 + Đến lớp các con được gặp cô, gặp các bạn và còn được chơi rất nhiều trò chơi phải không nào! Hôm nay cô và các con sẽ chơi với những đồ dùng, đồ chơi của lớp mình nhé!

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch tổ chức hoạt động chủ đề nhánh: lớp học bé yêu lĩnh vực: Phát triển nhận thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: LỚP HỌC BÉ YÊU LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVT: BÉ NÀO THÔNG MINH (Quy tắc sắp xếp) Ngày dạy: Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2012 I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết so sánh, phát hiện qui tắc sắp xếp và sắp xếp theo qui tắc. Tạo ra qui tắc sắp xếp. - Trẻ hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu liên tiếp của cô. - Rèn trẻ một số thuật ngữ về toán học. - Biết lắng nghe ý kiến của cô và bạn, sử dụng lời nói lễ phép. - Tôn trọng, hợp tác với bạn trong khi chơi. II. Chuẩn bị: - Các đồ dùng của trẻ: tô, muỗng, ca… - Máy vi tính - Xắc xô. III. Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Cô cho trẻ hát và vận động bài “Trường mầm non Sơn Ca” Cô trò chuyện cùng trẻ: + Mỗi ngày đến trường các con cảm thấy như thế nào? + Vì sao các con thích đến trường? + Đến lớp các con được gặp cô, gặp các bạn và còn được chơi rất nhiều trò chơi phải không nào! Hôm nay cô và các con sẽ chơi với những đồ dùng, đồ chơi của lớp mình nhé! Hoạt động 2: Quy tắc sắp xếp 1-1: Cô cho trẻ quan sát tô và muỗng cô sắp xếp theo quy tắc 1-1 và hỏi trẻ: + Trên bàn có những đồ dùng gì và đồ dùng này các con dùng để làm gì? + Thứ tự sắp xếp của tô và muỗng như thế nào? + Số lượng của tô và muỗng như thế nào? * Quy luật trên có 2 đối tượng sắp xếp theo quy tắc 1-1, đó là 1 cái tô đến 1 cái muỗng rồi lặp lại đến 1 cái tô và 1 cái muỗng đến hết hàng. Đây gọi là quy tắc sắp xếp 1-1. Cho trẻ đọc “quy tắc sắp xếp 1-1” Cho trẻ xếp theo quy tắc 1 – 1- 1 bằng đồ dùng của trẻ. (Cho trẻ nhắc lại quy tắc) Quy tắc sắp xếp 1-2: Cho trẻ quan sát quy tắc sắp xếp: 1 cái ca – 2 cái muỗng. Cho trẻ nhận xét về số đối tượng trong 1 chu kỳ, thứ tự và số lượng của mỗi đối tượng như thế nào? + Theo các con quy tắc sắp xếp này là gì? + Vậy với quy tắc 1 – 2 , ca và muỗng được sắp xếp tiếp theo như thế nào? Cho trẻ sắp xếp theo quy tắc 1 – 2 bằng đồ dùng của mình. Cho trẻ nói lên kết quả và quy tắc. Cô khái quát: Có 2 loại đồ dùng trong 1 chu kỳ: ca, muỗng được sắp xếp theo quy tắc cứ 1 cái ca rồi đến 2 cái muỗng " lại 1 cái ca- 2 cái muỗng. Hay còn gọi là quy tắc sắp xếp 1 – 2 (Cho trẻ nhắc lại quy tắc). Cho trẻ đọc “quy tắc sắp xếp 1-2” * Quy luật sắp xếp 2-1: Tương tự cô cho trẻ quan sát và nhận xét các đồ dùng được sắp xếp theo quy tắc 2-1 * Trò chơi: Trò chơi 1: Chung sức Cô cho trẻ xếp thành 3 đội xếp thành 3 hàng dọc. Cô chuẩn bị cho mỗi đội một rổ các đồ dùng và yêu cầu các đội sắp xếp các đồ dùng theo quy tắc sắp xếp mà cô đưa ra. Đội nào xếp đúng theo quy tắc và xếp được nhiều đồ dùng hơn thì chiến thắng. Trò chơi 2: Ô cửa bí ẩn Cô cho trẻ chia làm 3 đội xếp 3 vòng tròn và cùng chơi với cô trên máy vi tính. Cách chơi: Trên màn hình xuất hiện các ô số. Ẩn trong mỗi ô số là một số đồ dùng, đồ chơi được xếp theo 1 số quy tắc. Nhiệm vụ của mỗi đội là quan sát thật kỹ và kiểm tra xem quy tắc đó có sai không? Sai ở đâu và sửa sai như thế nào? Đội nào có kết quả đúng sẽ là đội chiến thắng. Hoạt động 3: Nhận xét, tuyên dương trẻ. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: LỚP HỌC BÉ YÊU LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH: LỚP HỌC BÉ YÊU Ngày dạy: Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012 I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ nêu được sở thích, khả năng của bản thân. Điểm giống và khác nhau của mình với các bạn. - Biết được vị trí và trách nhiệm của bản thân trong lớp học. - Đặc điểm, sở thích của các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường. - Trẻ làm quen với một số ký hiệu thông thường trong lớp học (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm..) - Biết nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng”-“sai”, “tốt” - “xấu”. - Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn. II. Chuẩn bị: - Lớp học của bé được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. III. Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Cho cả lớp hát bài “Trường chúng cháu là trường MN” + Các con vừa hát bài gì? + Con đang học trường nào? + Thế lớp con đang học là lớp mấy? Hôm nay cô cùng các con khám phá về lớp học đáng yêu của mình nhé! Hoạt động 2: Cho trẻ quan sát lớp học và nhận xét về lớp học của mình. Cô khơi gợi trẻ tư duy và nói lên được những điều trẻ thấy về lớp học (góc chơi, có nhà vệ sinh nam-nữ, ký hiệu…) + Mỗi ngày đến lớp các con được chơi rất nhiều đồ chơi nhưng điều các con thấy thích thú nhất khi đến lớp là gì? + Các con được gặp cô và các bạn phải không nào? Thế lớp mình có bao nhiêu cô giáo? Cô con tên gì? + Con biết tên bạn là gì không? + Vậy bây giờ cô và các con cùng giới thiệu tên mình nhé! Sau khi giới thiệu tên của mình cô mời trẻ lên hỏi tên các bạn. Lần lượt cho từng trẻ trả lời. Cô cho trẻ nêu lên được sở thích của trẻ trước các bạn. + Các con đang sống trong một mái nhà thân yêu. Vậy khi chơi với bạn con như thế nào? -> Cô giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn. *Trò chơi: Trò chơi 1: Cắm hoa tặng bạn Cô chia lớp làm 3 đội xếp 3 hàng dọc. Cô yêu cầu lần lượt từng trẻ mỗi đội lên chọn hoa và cắm vào giỏ của đội mình. Khi lên trẻ phải bật qua 3 vòng. Đội nào cắm được nhiều hoa nhất và mang hoa về đúng luật thì chiến thắng. Trò chơi 1: Bạn nào đã đi trốn Cô mời trẻ lên chơi, và dùng 2 tay che mắt trẻ lại, sau đó cô cho 1 trẻ khác đi trốn, khi mở mắt ra cô hỏi: Bạn nào đã đi trốn? Hoạt động 3: Nhận xét, tuyên dương. Cho trẻ đọc thơ “Bạn mới”. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: LỚP HỌC BÉ YÊU LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG HỌC: LQCV: TẬP TÔ O, Ô, Ơ Ngày dạy: Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012 I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết cách tô và tô được chữ O- Ô- Ơ. - Trẻ ngồi đúng tư thế và cầm bút bằng tay phải để tô chữ. - Trẻ giữ sạch vỡ và không tẩy xóa. II. Chuẩn bị: - Tranh tô mẫu của cô. - Tranh có chứa chữ o -ô ơ - Thẻ chữ o -ô ơ - Vở tập tô, bút chì màu, bút chì đen. III. Tiến hành tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Cô cùng trẻ chơi trò nhanh tay lẹ mắt. Cô cho trẻ xem trên màn hình những chữ cái xuất hiện nhanh (o, ô, ơ) và trẻ nhớ và phát âm được chữ cái đó. Hoạt động 2: Cô hỏi trẻ: + Các con vừa thấy những chữ cái nào? + Những chữ đó các con đã được học chưa? Vậy thì hôm nay cô sẽ tập cho các con tô những chữ cái o, ô, ơ nhé! Cô treo tranh tô chữ o. Cho trẻ phát âm chữ o. Cô hướng dẫn cách tô chữ o: Đặt bút trên ĐK 3 , lượn vòng lên trên về phía trái đụng ĐK 3, viết vòng xuống đụng ĐK 1, kéo lên tạo thành nét cong kín. Dừng bút trên ĐK 3. Tương tự cô hướng dẫn cách tô chữ ô: Giống chữ o, thêm dấu mũ xuôi. Chữ ơ: Giống chữ o, thêm dấu râu. Cho trẻ thực hiện Trong quá trình trẻ tô cô chú ý bao quát, sửa sai cho trẻ. Chú ý tư thế ngồi, cách cầm bút của trẻ. Giữa các bài tập cô cho trẻ làm vài động tác chống mệt mỏi. Hoạt động 3: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. Cho đọc bài thơ: “ O tròn như quả trứng gà Ô thì đội mũ Ơ thì có râu” KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: LỚP HỌC BÉ YÊU LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT HOẠT ĐỘNG HỌC: Vận động: Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m Ngày dạy: Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012 I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết phối hợp tay- chân - mắt trong vận động: Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m. - Trẻ thực hiện đúng kỹ thuật. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động và làm theo những yêu cầu của cô. - Trẻ học ngoan, trật tự. II. Chuẩn bị: - Sàn nhà bằng phẳng, sạch sẽ. - Cô chuẩn bị sẵn vạch xuất phát, điểm đích. - Xắc xô. III. Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Khởi động Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi thường, đi bằng mũi/ gót/ cạnh bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh. Hoạt động 2: Trọng động a. Bài tập phát triển chung Cho trẻ dàn 3 hàng ngang tập bài phát triển chung + Tay: Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao. + Lưng, bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải, sang trái. + Chân: Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau b. Vận động cơ bản: Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m. Cô giới thiệu vận động Cô làm mẫu lần 1 không phân tích động tác Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích TTCB: Đứng chân trước chân sau người hơi nhổm về phía trước. Khi nghe hiệu lệnh “Xuất phát” thì chống hai bàn tay xuống sàn, người nhổm lên cao bò về phía trước (chân nọ, tay kia), mắt nhìn thẳng về phía trước. Khi bò qua vạch đích thì dừng lại, đứng lên đi về cuối hàng. c. Trẻ thực hiện: Cô gọi lần lượt trẻ ở hai hàng lên thực hiện. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. Mỗi trẻ thực hiện 2 đến 3 lần. Cho trẻ thực hiện dưới hình thức thi đua giữa tổ, cá nhân. d. Trò chơi vận động: Nhanh tay bắt bóng. Luật chơi: Cô ném mạnh bóng xuống đất cho bóng nảy lên, trẻ phải chụp được quả bóng. Cách chơi: Cô chuẩn bị một quả bóng, cho trẻ xếp thành vòng tròn rộng, cô đứng ở giữa. Cô ném mạnh quả bóng xuống đất và cho bóng nảy lên và kêu tên của một trẻ. Nghe gọi tên mình trẻ phải chạy nhanh  vào vòng và cố chụp được quả bóng đang lơ lửng trên không. Cho trẻ chơi 4-5 lần. Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi lại, hít thở nhẹ nhàng. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: LỚP HỌC BÉ YÊU LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVH: TRUYỆN “GÀ TƠ ĐI HỌC” Ngày dạy: Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2012 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ chú ý, trật tự lắng nghe kể chuyện - yêu thích câu chuyện Hiểu được nội dung câu chuyện và trả lời được các câu hỏi liên quan tới nội dung câu chuyện. Phát triển khả năng ngôn ngữ, khả năng sử dụng từ, câu để trả lời câu hỏi, rèn khả năng chú ý, ghi nhớ. Giáo dục trẻ thích đến trường. II CHUẨN BỊ Clip về câu chuyện Giáo án điện tử III-TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động 1: Cho trẻ hát” Ngày vui của bé” Cô trò chuyện với trẻ: Các con vừa hát bài hát gì? Hoạt động 2: Cô nói:Hằng ngày đến trường các con gặp cô, gặp bạn thật là vui. Có một câu chuyện kể về một bạn gà tơ không thích đến trường nên đã không biết đọc chữ. Bây giờ cô sẽ kể cho các con nghe nhé! Đó là câu chuyện “gà tơ đi học” Cô kể chuyện lần 1 (kể chậm rãi diễn cảm, thể hiện nét mặt, điệu bộ). Kể lần 2: cô cho trẻ xem truyện gà tơ đi học ở trên vi tính Cô trích dẫn kết hợp đàm thoại với trẻ về cầu chuyện: Đoạn 1: Gà tơ không chịu đi học Cô vừa kể câu chuyện gì? Câu chuyện có những nhân vật nào? Vì sao gà tơ lại không thích đi học? Gà tơ đã làm gì khi các bạn đi học? Đoạn 2: những rắc rối khi gà tơ không chịu đi học Vịt xám đem cho gà tơ thứ gì? Gà tơ đã phản ứng như thế nào khi nhận tờ giấy thông báo cắm trại?Vì sao gà tơ không biết cả lớp đi cắm trại? Điều gì đã xảy đến với gà tơ? Đoạn 3: Sự hối hận của gà tơ Gà tơ đã nhận ra điều gì? Vì sao các con phải đi học? Con thích đi học không? Vì sao? *Trẻ thể hiện vai các nhân vật trong truyện Cho trẻ đóng vai nhân vật. (Cô cho trẻ chọn vai và thể hiện) Hoạt động 3: Cô nhận xét, tuyên dương, dặn dò. Cho trẻ hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non” và đi ra ngoài KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: LỚP HỌC BÉ YÊU LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG HỌC: Bàn tay khéo léo ( Dán các h. vuông, h. tròn, h. tam giác) Ngày dạy: Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012 I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết dán tranh có bố cục hợp lý. - Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay trẻ - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong và sau khi hoạt động xong. II. Chuẩn bị: - Vở tập tạo hình. Các hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật đã được cắt đảm bảo đủ số lượng cho trẻ. - Hồ dán, khăn lau. - Xắc xô. III. Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài “Ngày vui của bé” Trò chuyện cùng trẻ: + Mỗi ngày đến trường các con có thấy vui không? + Vì sao các con vui vậy? + Đến trường các con được gặp cô và các bạn và được học biết bao điều bổ ích phải không nào! Vậy hôm nay cô và các con sẽ thử tài đôi bàn tay khéo léo của mình với những hình nhỏ xinh này nhé! Hoạt động 2: Cô đưa từng hình vuông, h. tròn, h, chữ nhật cho trẻ xem và hỏi trẻ: + Đây là hình gì? Có màu gì? Cô cho trẻ xem tranh có in sẵn các hình và yêu cầu trẻ dán các hình tiếp theo theo yêu cầu của cô. Cô hỏi: + Trước khi dán các con phải làm gì? + Trước khi dán các con phải xếp các hình xem đúng theo yêu cầu của cô chưa và giữa các hình đã cân đối chưa. + Tiếp theo các con bôi hồ như thế nào? Bôi vào vở hay bôi hồ vào mặt sau của hình? + Các con nên nhớ khi bôi hồ, các con bôi ít vào vở, nơi các con định dán hình vào. Sau đó các con dán hình lên và miết nhẹ cho hình dính vào vở. Các con nhớ chưa nào? Cô cho trẻ nhắc lại cách dán hình, bôi hồ.. * Trẻ thực hiện: Cô cho trẻ đọc đồng dao “Mười ngón tay” và đi vào bàn. Cô cho trẻ thực hiện. Trong quá trình trẻ thực hiện, cô chú ý quan sát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ. Cô bật nhạc nhẹ cho trẻ thực hiện * Trưng bày sản phẩm: Khi trẻ thực hiện xong cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày. * Nhận xét sản phẩm: Cô cho trẻ tự nhận xét các sản phẩm của bạn về bố cục, màu sắc, cách dán… Cô nhận xét, tuyên dương những sản phẩm đẹp, nhắc nhở những trẻ chưa hoàn thành xong sản phẩm thì tiếp tục thực hiện trong giờ hoạt động góc. Hoạt động 3: Cho trẻ hát bài “ Vui đến trường”

File đính kèm:

  • docLop hoc be yeu.doc
Giáo án liên quan