Bài dự thi “Tự hào Việt Nam”

Câu 1: Ngôi đền nào là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt thờ quốc tổ Hùng Vương?

1.Đền Phù Đổng (Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội).

2.Đền Cuông (Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An).

3.Đền Hùng (Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ).

4.Đền Kiếp Bạc(Huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương)

Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào?

1. Ngày 19/8/1945

2. Ngày 2/9/1945

3. Ngày 19/12/1949

4. Ngày 17/7/1966

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi “Tự hào Việt Nam”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI “TỰ HÀO VIỆT NAM” ************************* -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Họ và tên: ............................ - Sinh ngày ........ tháng ..... năm 20..... Học sinh lớp: ....... Trường: Tiểu học Hương Mạc 2 - Thị xã Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh Địa chỉ nhà riêng: Thôn Mai Động – Xã Hương Mạc - Thị xã Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh Số điện thoại:  --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài làm Em hãy khoanh tròn vào những đáp án đúng trong các câu hỏi sau đây: Câu 1: Ngôi đền nào là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt thờ quốc tổ Hùng Vương? 1.Đền Phù Đổng (Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội). 2.Đền Cuông (Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An). 3.Đền Hùng (Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ). 4.Đền Kiếp Bạc(Huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương) Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào? 1. Ngày 19/8/1945 2. Ngày 2/9/1945 3. Ngày 19/12/1949 4. Ngày 17/7/1966 Câu 3: Năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy chiến dịch nào làm nên thắng lợi vẻ vang “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”? 1. Chiến dịch Biên Giới 2. Chiến dịch Việt Bắc 3. Chiến dịch Hòa Bình 4. Chiến dịch Điện Biên Phủ Câu 4: Đại Hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO)  vừa qua đã ra Nghị quyết vinh danh Nhà Văn hóa nào của Việt Nam là một trong số nhân vật có tầm ảnh hưởng đặc biệt trên thế giới và trong khu vực? 1. Nguyễn Trãi. 2. Nguyễn Du. 3. Nguyễn Bỉnh Khiêm. 4. Nguyễn Đình Chiểu. Câu 5: Giáo sư Ngô Bảo Châu đã vinh dự được nhận Giải thưởng Fields cao quý về lĩnh vực Toán học vào năm nào? 1. Năm 2009. 2. Năm 2010. 3. Năm 2011. 4. Năm 2012. Câu 6: Di tích Hoàng thành Thăng Long nằm ở địa bàn nào của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến? 1. Quận Hoàn Kiếm. 2. Quận Tây Hồ. 3. Quận Đống Đa. 4. Quận Ba Đình. Câu 7: Loại hình nghệ thuật dân gian nào của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của thế giới? 1. Dân ca Quan họ. 2. Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. 3. Nhã nhạc Cung đình Huế. 4. Ca Trù. Câu 8: Năm 2013 là năm kỷ niệm 55 năm phong trào nào của thiếu nhi Việt Nam? 1. Phong trào “Nghìn việc tốt”. 2. Phong trào “Trần Quốc Toản”. 3. Phong trào “Kế hoạch nhỏ”. 4. Phong trào “Vì màu xanh quê hương”. Câu 9: Sản phẩm đồ chơi công nghệ cao dành cho thiếu nhi nào sau đây do người Việt Nam nghiên cứu và sản xuất? 1. Đĩa bay Tosy 2. Búp bê Disney. 3. Con quay Tosy. 4. Robot nhảy Tosy. Câu 10: Em hãy viết một đoạn văn không quá 1.000 từ với chủ đề “Tự hào Việt Nam”. “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Câu nói sâu xa của Bác Hồ vẫn còn vang vọng đâu đây, như nhắc mỗi con người Việt Nam nhớ tới những trang sử vẻ vang về truyền thống hào hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Đền Đô nằm ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền Đô còn được gọi là Đền Lý Bát Đế, nơi thờ tám vị vua nhà Lý. Trong số ấy, Lý Thái Tổ hoàng đế đã lập nên Thăng Long – Hà Nội, là người mà chúng ta phải đời đời biết ơn. Ở Đền Đô, không khí trong lành, mát mẻ. Đường vào được che mát bởi hai hàng cây tán lá xum xuê. hồ Bán Nguyệt như nửa mặt trăng với làn nước trong xanh. Giữa hồ, Thủy Đình nổi bật giống hệt ngôi đình thời xưa mà các vị hoàng đế thường ngồi uống trà, chơi cờ, đàm đạo thơ văn. Hai chiếc cửa trạm trổ hình năm chú rồng uốn lượn được mọi người gọi bằng cái tên “Ngũ Long Môn”. Vào trong là sân Rồng đền chính khá rộng với hai con voi to lớn ở hai bên, mái đình uốn cong vút. Trước cửa là một lư hương bằng đá tháng năm nghi ngút khói hương. Đây cũng là nơi mọi người làm lễ. Khi làm lễ, mọi người đứng nghiêm trang, chắp tay trước ngực với một niềm thành kính thiêng liêng. Với cảnh sắc hữu tình, cây cối xum xuê râm mát, Đền Đô xứng đáng với lời ca ngợi từ ngàn xưa: “Đền Đô kiến trúc tuyệt vời Thăng Long đẹp đất, đẹp người ngàn năm.”. Đền Đô là di tích Lịch sử Văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng năm 1991, được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam trao bằng Xác lập Kỷ lục “Đền Đô - Đền thờ 8 vị Vua nhà Lý được nhiều người biết đến nhất” năm 2010. Đến thăm đền Đô, chúng ta càng tự hào hơn về đất nước và con người Việt Nam.

File đính kèm:

  • docBAI THI TU HAO VIET NAM.doc
Giáo án liên quan