Bài giảng Bài 1 : luyện tập “chất”

I. MỤC TIÊU.

1.Kiến thức:

 - Học sinh phân biệt được vật thể tự nhiên và nhân tạo

 - Tách chất ra khỏi hỗn hợp

2. Kĩ năng :

- Quan sát, làm thí nghiệm

3.Tình cảm thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức về tính chất của chất vào thực tế cuộc sống.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 1 : luyện tập “chất”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1 Ngày soạn : Tiết : 1 Ngày dạy : BÀI 1 : LUYỆN TẬP “CHẤT” I. MỤC TIÊU. 1.Kiến thức: - Học sinh phân biệt được vật thể tự nhiên và nhân tạo - Tách chất ra khỏi hỗn hợp 2. Kĩ năng : - Quan sát, làm thí nghiệm 3.Tình cảm thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức về tính chất của chất vào thực tế cuộc sống. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên : GV chuẩn bị bài tập 2. Học sinh: HS xem trước bài III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY. Làm bài tập, thảo luận, thuyết trình, hỏi đáp IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1. Ôn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : - Hoá học là gì ? - Vai trò của hoá học đối với đời sống con người - Cách học tốt môn hóa ? 3.Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Lý thuyết GV nêu câu hỏi ? Chất có ở đâu ? ? Thế nào là tính chất vật lý ? Thế nào là tính chất hoá học ? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì. GV nhận xét, chốt đáp án Hoạt động 2: Bài tập GV yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK/11 GV yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK/11 GV yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK/11 HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt đáp án GV đưa đầu bài tập 4. Hãy cho VD về: a.Một vật thể được tạo ta bởi nhiều chất b.Một chất được dùng để tạo ra nhiều vật thể. GV n/xét, cho điểm những nhóm HS làm tốt. Bài tập 5: Biết khí cacbonic là một chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để nhận biết được khí này có trong hơi thở của ta. Bài tập 6: Dựa vào tính chất nào của tinh bột khác với đường có thể tách riêng tinh bột ra khỏi hỗn hợp tinh bột và đường. Bài tập 7: Vì sao nói: Không khí nước đường là hỗn hợp? Có thể thay đổi độ ngọt của nước đường bằng cách nào? Bài tập 8: Không khí gồm 2 chất khí chính là oxi và nitơ. Biết oxi lỏng sôi ở t0 -183 0C, nitơ lỏng sôi ở t0 – 1960C . Làm thế nào để tách riêng được oxi và nitơ trong không khí. HS: Làm bài tập. GV quan sát, hướng dẫn HS HS lên bảng làm bài tập. HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, cho điểm. I. Lý thuyết HS trả lời tại chỗ - Chất có mặt ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể, ở đó có chất - Mỗi chất đều có tính chất vật lí và tính chất hoá học. - Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì. II. Bài tập HS lên bảng chữ bài tập Lớp theo dõi nhận xét Bài tập 1 SGK/11 a. - Vật thể tự nhiên: cây bàng, con bò, không khí, nước, ... - Vật thể nhân tạo: cái bút, quyển sách, cái bàn, .... b. Vì chất tạo nên các vật thể. Bài tập 2 SGK / 11 a. Nhôm: ấm nhôm, chậu nhôm, mâm nhôm. b. Thuỷ tinh : lọ hoa thuỷ tinh, bát thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh. c. Chất dẻo: Xô nhựa, ca nhựa, chậu nhựa. Bài tập 3 SGK/ 11 Vật thể Chất a Cơ thể người nước b Lõi bút chì than chì c Dây điện đồng, chất dẻo d áo ay xenlulozơ, nilon e xe đạp sắt, nhôm, cao su HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập -> đại diện nhóm lên chữa Lớp nhận xét, bổ sung Bài tập 4: a. Cái bút máy: ngòi bút bằng kim loại, ruột bút bằng cao su, nắp bút bằng kim loại. b. Thuỷ tinh: dùng làm chai lọ, kính, bóng đèn.... Bài tập 5 Thổi hơi thở qua ống dẫn xuống nước vôi trong, nếu nước vôi trong vẩn đục là trong hơi thở có khí cacbonic. Bài tập 6: - Có thể dựa vào tính khác nhau về tính tan của đường và không tan của tinh bột để tách riêng tinh bột ra khỏi hỗn hợp. - Cách làm: Đổ hỗn hợp tinh bột vào nước, lắc và khuấy cho đường tan hết, lọc qua phễu có giấy lọc. Tinh bột nằm lại trên giấy lọc. Làm khô sẽ thu được tinh bột không có lẫn đường. Bài tập 7: Không , nước đường là hỗn hợp vì: Không khí gồm khí oxi, khí nitơ, khí cacbonic, Nước đường gồm nước, đường. Muốn tăng độ ngọt của đường, ta thêm đường, ngược lại muốn giảm độ ngọt ta thêm nước. Bài tập 8: Tăng nhiệt độ của không khí lỏng: - Khi đạt đến t0 – 196 0C ta thu được khí Nitơ. - Khi đạt đến t0 – 183 0C ta thu được khí ôxi. Phương pháp này gọi là phương pháp chưng cất đoạn phân. 4.Củng cố: Có các câu sau: Chất tinh khiết là: A. Chất có tính chất không đổi. B. Chất mà bằng kính hiển vi không phát hiện được những hạt khác nhau. C. Chất gồm những phần tử cùng dạng. D. Chất không lẫn tạp chất. (Chất tinh khiết là chất không lẫn chất khác: có nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông đặc xác định) Có 3 lọ đựng 3 chất bột màu trắng là muối tinh, đường ăn, bột mì (bị mất nhãn). Phương pháp đơn giản nhất để phân biệt 3 chất trên là: A. Hoà tan vào nước B. Đốt trên ngọn lửa. C. Vị của từng chất. D. Mùi của từng chất. 5.Hướng dẫn học bài ở nhà : - Đọc trước bài sau - Học bài, làm bt: 2;4;6 tự chọn một số bài tập trong sách BT V. RÚT KINH NGHIỆM.

File đính kèm:

  • docTuần1.t1.doc
Giáo án liên quan