Bài giảng Bài 2 tiết 3 chất (tiếp theo)

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Khái niệm về chất nguyên chất(tinh khiết) và hổn hợp

-Cách phân biệt chất nghuyên chất và hổn hợp dựa vào tính chất vật lí.

2. Kĩ năng

-HS phân biệt được chất tinh khiếtvà hỗn hợp

-Tách một chất rắnra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 2 tiết 3 chất (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẤT ( TT) Bài 2- Tiết 3 Tuần dạy: 2 I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Khái niệm về chất nguyên chất(tinh khiết) và hổn hợp -Cách phân biệt chất nghuyên chất và hổn hợp dựa vào tính chất vật lí. 2. Kĩ năng -HS phân biệt được chất tinh khiếtvà hỗn hợp -Tách một chất rắnra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí -So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống 3. Thái độ: -giáo dục học sinh thích môn học II.Trọng tâm -Phân biệt chất nguyên chất và hỗn hợp III.Chuẩn bị: - GV:: ống nước cất; cốc thủy tinh; bình nước, chén sứ; đế đun; đèn cồn; đũa thủy tinh; muối ăn - HS: chai nước khoáng ( chọn thứ có ghi thành phần trên nhãn ) IV.Tiến trình .1. Ổn định tổ chức và liểm diện: 8A1 8A2 8A 3 .2. Kiểm tra miệng: @Câu hỏi: -Chất có ở đâu?mỗi chất có mấy tính chất? Dựa vào đâu xác định tính chất của chất?Việc hiễu biết tính chất của chất có lợi ích gì?Chất tinh khiết là gì ?(10đ) @Đáp án: -Chất có ở khắp nơi, ở đâu có chất ở đó có vật thể -Mỗi chất có những tính chất vật lí và tính chất hóa học nhất định -Dựa vào các phương pháp: quyan sát , dùng dụng đo, làm thí nghiệm - Việc hiễu biết tính chất của chất có lợi ích là: +Phân biệt chất này với chất khác +Biết cách sử dụng,và ứng dụng chất thích hợp trong đời *-Chất tinh khiết là chất không lẫn một chất nào khác 3.Bài mới -Gv giới thiệu bài mới Hoạt động GV - HS Nội dung bài học Hoạt động 1: chất tinh khiết và hỗn hợp GV: cho Hs quan sát nước khoáng & nước cất để biết được chúng co những gì giống nhau HS: quan sát và tìm điểm giống nhau: chất lỏng, trong suốt, không màu, uống được GV: phân tích thêm: nước cất đưa thẳng vào máu, dùng trong phòng thí nghiệm như 1 hoá chất khác và pha chế dung dịch còn nước khoáng thì không. Vì sao vậy? HS:- nước cất là chất không lẫn chất nào khác nước khoáng có lẫn 1 số chất tan GV: nước tự nhiên ( nước sông, suối, ao, hồ…) không phải chỉ gồm có nước mà còn 1 số chất khác lẫn vào hoặc là tan trong nước hoặc là lơ lửng-> làm cho tính chất của nước khác đi -GV: Người ta nói nước khoáng, nước tự nhiên là hỗn hợp. Vây thế nào là hỗn hợp? HS: rút ra KL GV: y/c HS đưa ra 1 số ví dụ HS: nước đường, sữa GV: nước cất không lẫn chất nào khác , Nước cất được gọi là chất tinh khiết. Thế nào là chất tinh khiết? HS: rút ra KL GV: dùng hình vẽ giới thiệu về cách chưng cất nước tự nhiên-> nước cất (ts = 1000C, tn/c=00C..) ?Nhiệt độ sôi của nước cất luôn là 1000C, còn nhiệt độ sôi của nước muối là bao nhiêu? HS: nhiệt độ sôi của nước muối kông cố định tuỳ thuộc vào lượng muối hoà tan nhiều hay ít GV: nếu thêm muối vào nước muối thì độ măn thế nào? Nếu thêm nước vào nước muối thì độ măn thế nào? HS:- Thêm muối thì nước mặn hơn thêm nước thì nước muối nhạt đi GV: Vậy chất tinh khiết hay hỗn hợp có tính chất nhất định không đổi? HS: chất tinh khiết -> rút ra KL * Hoạt động 2: Tách chất ra khỏi hỗn hơp -Gv cho hs làm Thì nghiệm và trả lời câu hỏi + Làm thế nào để lấy được muối ăn từ nước muối? + Làm thế nào để tách cát ra khỏi nước? HS: thảo luận (3’) + Dùng pp đun sôi; nước sẽ sôi và bay hơi, còn lại muối ăn kết tinh. + Dùng pp lắng , gạn hoặc lọc để tách cát ra khỏi nước GV:dựa vào đâu mà tách cát ra khỏi nước, muối ăn ra khỏi nước? HS:nước và muối ăn có nhiệt độ sôi khác nhau, cát không tan trong nước GV: Vậy để tách chất ra khỏi hỗn hợp ta có thể dựa vào đâu? HS: Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí GV: y/c HS làm thí nghiệm tách muối ăn ra khỏi dd muối HS: làm thí nghiệm 3’ GV: sau này có thể dựa vào tính chất hoá học để tách chất ra khỏi hỗn hợp III. Chất tinh khiết 1.Hỗn hợp: -Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp Ví dụ: nước giếng, sông... 2.Chất tinh khiết -Chất tinh khiết là chất không lẫn một chất nào khác Ví dụ: nước cất -Chất tinh khiết có tính chất vật lí và hóa học nhất định hỗn hợp có tính chất thay đổi 3 Tách chất ra khỏi hỗn hợp -Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí để tách ra khỏi hỗn hợp 4.Câu hỏi, bài tập củng cố -Cho hs làm bài tập 7/11sgk a. Giống nhau:Thể lỏng, không màu, không vị -Khác nhau: về nhiệt độ sôi, khối lượng riêng b. nước cất tốt hơn 5 Hướng dẫn HS tự học *Tiết học hôm nay -Học bài, làm bài tập ,8 SGK/11 *Tiết học tới - Chuẩn bị bài thực hành 1 + Đọc trước phần phụ lục 1 + Cáach tiến hành thí nghiệm 1,2 + Kẻ trước bản tường trình ( gv đưa mẫu) V. Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctiet 3 hoa 8.doc
Giáo án liên quan