Mục tiêu: Qua bài học học sinh phải
1.Kiến thức: Hs hiểu được thế nào là luân canh, xen canh và tăng vụ trong sản xuất và tác dụng của từng biện pháp.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế, vận dụng vào sản xuất ở địa phương.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn, hình thành tư duy bộ môn
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 21: Luân canh, xen canh, tăng vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 22
Tiết : 22
Bài 21: Luân canh, xen canh, tăng vụ
Ngày soạn: 02/02/2012
Ngày dạy : 04/02/2012
I.Mục tiêu: Qua bài học học sinh phải
1.Kiến thức: Hs hiểu được thế nào là luân canh, xen canh và tăng vụ trong sản xuất và tác dụng của từng biện pháp.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế, vận dụng vào sản xuất ở địa phương.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn, hình thành tư duy bộ môn
II.Chuẩn bị:
- GV: Thu tập các thông tin, tư liệu về các phương thức xen canh, luân canh và tăng vụ trong sản xuất ở thế giới, đất nước và địa phương.
- HS: Nghiên cứu trước bài 21 và liên hệ thực tế
III.Tiến trình lên lớp:
1. Bài cũ: (kiểm tra 10’)
? Có những biện pháp chăm sóc cây trồng nào? (3đ)
? Hãy trình bày công việc và mục đích của việc tỉa, dặm cây và tưới tiêu nước?
2. Giới thiệu bài
Luân canh, xen canh và tăng vụ là những phương thức canh tác đem lại hiệu quả kính tế cao. Vậy nội dung và tác dụng cảu từng phương thức như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu.
3. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động: Tìm hiểu về nội dung và tác dụng của luân canh, xen canh và tăng vụ.
- Gv giới thiệu về những hậu quả khi sử dụng phương thức canh tác là độc canh và canh tác liên tục.
+ Độc canh (trồng 1 loại cây ) sẽ dễ bị sau bệnh, các giống tốt sẽ bị mất dần, dễ ấmt mùa do sâu bệnh hoặc thời tiết gây ra.
+ Canh tác liên tục (có thay đổi cây trồng nhưng lặp đi lặp lại ở các mùa là trồng cây giống nhau) Thiếu chất dinh dưỡng, gây các bệnh đặc biệt cho cây do vi sinh vật ở hệ rễ gây ra.
- Từ đó giới thiệu về các phương thức canh tác: luân canh, xen canh và tăng vụ
- Gv cho học sinh nghiên cứu sgk và liên hệ thực tế trong vòng 5’
- Hướng dẫn hs hoàn thành bảng sau.
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Gv nhận xét và bổ sung
- Từng phương thức gv có thể phân tích thêm 1 số ví dụ thực tế để hs dễ hiểu và vận dụng đựơc.
- Hướng dẫn hs rút ra kết luận
- Hs thu thập thông tin
- Liên hệ thực tế
- Hs nghe va tìm hiểu thông tin
- Nghiên cứu thông tin sgk và liên hệ thực tế
- Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả -> nhóm khác bổ sung.
- Liên hệ thêm trong thực tế.
- Rút ra kết luận
I. Mục tiêu
II. Nội dung va
Học nội dung bảng
Phiếu học tập: Nội dung và mục đích của luân canh, xen canh và tăng vụ.
Phương thức
Nội dung
Tác dụng
Ví dụ thực tế
Luân canh
Gieo trồng luân phiên các cây trồng khác nhau trên cùng 1 diện tích đất trồng.
Giảm sâu bệnh, tăng độ phì nhiêu, điều hoà dinh dưỡng..
Vụ này trồng cà chua, vụ kế trồng đậu, vụ sau trồng sú….
Xen canh
Gieo trồng 2 loại hoa màu cùng 1 lúc hoặc cách nhau 1 thời gian trên cùng 1 diện tích
Sử dụng đất trồng và ánh sáng hợp lý.
Trồng ngô và bí cùng 1 lúc hoặc trồng cà phê và đậu tương cùng 1 lúc.
Tăng vụ
Tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích.
Tăng thêm sản phẩm thu nhập.
Trước đây chì trồng được 1 vụ lúa.
Nay áp dụng giống ngắn ngày và giải quyết đựơc nước nên trồng đựơc 2 vụ lúa và 1 vụ hoa màu.
4. Củng cố và đánh giá.
- Đọc ghi nhớ sgk.
- Làm phiếu học tập sau.
Điền từ (cụm từ) thích hợp cho sẵn vào chổ trống:
Độ phì nhiêu, sảm phẩm thu hoạch, đất, điều hoà dinh dưỡng, ánh sáng, giảm sâu bệnh.
+ Luân canh là đất tăng …………………………………..(1), …………………………………..(2) và …………………………………..(3)
+ Xen canh sử dụng hợp lí …………………………………..(4) và …………………………………..(5)
+ Tăng vụ góp phần tăng thêm …………………………………..(6)
ĐA: 1. Độ phì nhiêu 2. Điều hòa dinh dưỡng 3. Giảm sâu bệnh
4. Đất 5. Ánh sáng 6. Sản phẩm thu hoạch.
5. Dặn dò
- Học bài
- Xem trước bài mới: vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng
+ Vai trò của rừng phần I
+ Nhiệm vụ của trồng rừng phần II
File đính kèm:
- tiet 22.doc