Kiến thức: - Hs biết được các tính chất vật lý và tính chất hoá học của hiđro.
* Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá.
Rèn luyện khả năng viết ptpư và khả năng quan sát TN của hs.
Tiếp tự rèn luyện cho hs làm bài tập tính theo PTHH.
* Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
33 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2932 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 31 tính chất ứng dụng của hiđro Chương V, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : …24……….
Ppct : …47……..
NS:....... ND:..……………
Chương V HIĐRO – NƯỚC
Bài 31 TÍNH CHẤT ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO
I. Mục tiêu
* Kiến thức: - Hs biết được các tính chất vật lý và tính chất hoá học của hiđro.
* Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá.
Rèn luyện khả năng viết ptpư và khả năng quan sát TN của hs.
Tiếp tự rèn luyện cho hs làm bài tập tính theo PTHH.
* Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng.
2. Phương pháp: Thưc nghiệm
3. Đồ dùng dạy học:
-Dụng cụ:1 lọ nút mài thu khí oxi,đèn cồn ,bình kíp,thau,vòi vuốt nhọn , 1 cốc thuỷ tinh nhỏ ,giá thí nghiệm sắt,2 ống nghiệm to và 5 ống nghiệm nhỏ .
-Hoá chất:KMnO4, Zn , dd HCl đặc
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định: .
2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3. Bài mới: Cũng như Oxi khí Hiđro là 1 khí phổ biến được dùng rộng rãi trong nhân dân. Vậy khí hiđro có những tính chất gì ? Nó có lợi gì cho chúng ta?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1 Tính chất vật lý.
Biểu diễn ống nghiện chứa khí Hiđro và quả bóng bay
(?) Cho biết: kí hiệu ,CTHH của đơn chất ,NTK và PTK của Hiđro?
-Các em quan sát lọ đựng khí hiđro và nhận xét về trạng thái màu sắc?
(?) Tính tỉ khối của hiđro so với không khí?
-GV thông báo :Hiđro là chất khí ít tan trong nước: 1 lít nước ở 150C hoà tan được 20ml khí H2
(?) Nêu kết luận về tính chất vật lý của hiđro?
Hđ2 Tính chất hoá học
- Y/c hs quan sát TN do GV biểu diễn.
+Giới thiệu dụng cụ đ/c hiđro
+GV giới thiệu cách thử độ tinh khiết của hiđro.
-Gv đốt H2 ngoài không khí
-Gv đưa ngọn lửa hiđro đang cháy vào lọ đựng oxi .
-Gv cho hs quan sát thành lọ
(?) Rút ra kết luận về tính chất hoá học của hiđro ? Viết ptpư?
- Gv giói thiệu: Hiđro cháy trong oxi tạo ra hơi nước, đồng thời toả nhiệt .Vì vậy người ta dùng hiđro làm nguyên liệu cho đèn xì Oxi-Hiđro để hàn cắt kim loại.
-GV giới thiệu: Nếu VH : VO = 2:1 thì khi đốt hiđro, hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh ( hỗn hợp nổ)
-GV đốt hỗn hợp hiđro và oxi đã thu sẵn trong ống nghiệm theo tỉ lệ 2:1
- Cho hs đọc thêm SGK /109.
I./ Tính chất vật lý
Quan sát mẫu vật
-KHHH: H
-NTK : 1 đvC
-CT đơn chất: H2
-PTK: 2 đvC
-Khí Hiđro là chất khí không màu , không mùi, không vị.
- dH /KK=
Thu nhận kiến thức
Hs tự rút ra kết luận
-Kết luận: Khí hiđro là chất khí không mà, không mùi, không vị, nhẹ trong các chất khí, tan rất ít trong nước.
II./ Tính chất hoá học
1./ Tác dụng với Oxi.
-Hs quan sát :
-Hiđro cháy ngọn lửa nhỏ, xanh mờ .
-Hiđro cháy mạnh hơn.
- Trên thành lọ xuất hiện những giọt nước nhỏ.
-Vậy :Hiđro tác dụng được với oxi tạo thành nước.
2 H2 + O2 2 H2O
-HS nghe giảng
-Hs quan sát
-Hs đọc thông tin
4. Củng cố: Hs đọc ghi nhớ, Cho hs làm bài tập.
BT: Đốt cháy 2,8 lít khí hiđro sinh ra nước.
a. Viết ptpư.
b.Tính thể tích và khối lượng oxi cần dùng cho thí nghiệm trên .
c. Tính khối lượng nước thu được ?(Thể tích các chất khí đo ở đktc)
Bài giải: a. 2 H2 + O2 2 H2O
-Số mol H2 = = 0,125 (mol)
-theo pt: =1/2 = = 0,0625 (mol)
b. (đktc)= n .22,4 = 0,0625 .22,4 = 1,4 (lit)
Khối lượng oxi cần dùng = n.M = 0,0625.32= 2 (g)
c. Theo pt: = =0,125 (mol)
Khối lượng nước thu được = n.M = 0,125.18= 2,25 (g)
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài mới
6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….………………
Tuần : ……24…….
Ppct : ……48…..
NS:....... ND:..……………
Bài 31 TÍNH CHẤT ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO
(tt)
I. Mục tiêu
* Kiến thức: Hs biết và hiểu tính khử của hiđro,tác dụng với oxi ở dạng hợp chất, phản ứng toả nhiệt. Biết các ứng dụng của Hiđro. Biết làm thí nghiệm cho hiđro tác dụng với CuO
* Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá.
* Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng.
2. Phương pháp: Thực nghiệm, hoạt động nhóm.
3. Đồ dùng dạy học:
-Dụng cụ: ống nghiệm, ống thuỷ tinh lớn , nút cao su có ống dẫn khí, cốc thuỷ tinh, đèn cồn, diêm, khay nhựa,
-Hoá chất: Zn, HCl, CuO , H2O
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định: .
2. Kiểm tra bài cũ:
1/. Nêu tính chất vật lý và tính chất hoá học của Hiđro mà em đã học? Viết ptpư minh hoạ
2/. So sánh tính chất vật lý của hiđro và oxi ?Thử độ tinh khiết của Hiđro bằng cách nào?
3. Bài mới: Tiết trước các em đã được nghiên cứu tính chất vật lý và 1 tính chất hoá học của hiđro, Hôm nay chúng ta nghiên cứu tiép tính chất hoá học khác của hiđro và ứng dụng của nó.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1 Tính chất hiđro tác dụng với CuO
- GV lắp dụng cụ thí nghiệm như H 5.2
-Gv giới thiệu cho hs biết về 1 số dụng cụ và tác dụng của nó
-Yêu cầu hs quan sát màu của CuO ban đầu (trong ống nghiệm)
- Gv làm thí nghiệm:
+ Cho luồng khí hiđro (sau khi đã thử độ tinh khiết) đi qua ống nghiệm chứa CuO co màu đen.
(?) Ở nhiệt độ thường có phản ứng hoá học xảy ra không?
+ Đốt nóng CuO dươí ngọn lửa đèn cồ (khoảng 4000C) rồi cho luồng khí H2 đi qua.
Quan sát hiện tượng?
-GV yêu cầu hs quan sát màu của mẫu trong thí nghiệm
-Yêu cầu hs viết phương trình phản ứng?
-Hãy nhận xét thành phần phân tử của các chất tham gia và tạo thành trong phản ứng?
(?) Khí hiđro có vai trò gì trong phản ứng trên?
-GV: Do đó người ta nói hiđro có tính khử (khử oxi)
Ngoài hợp chất Đồng (II) Oxit. Hidro còn có khả năng khử các oxit1 khác
Cho hs làm bài tập 1/ SGK/109
-GV : Đây là 1 trong các phương pháp để điều chế kim loại ( dựa vào tính khử của hiđro)
- Chuyển ý: GV yêu cầu hs nhắc lại tính chất hoá học của hiđro
Những tính chất này có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
Hđ2 Tìm hiểu ứng dụng của Hiđro
-Gv y/c hs quan sát H 5.3 /SGK .
(?) Nêu các ứng dụng của Hiđro?
- GV chốt lại kiến thức về ứng dụng của Hiđro
2./ Tác dụng với Đồng (II) Oxit (CuO)
-HS nghe và quan sát
- hs thấy đươc CuO màu đen
-Ở nhiệt độ thường không có phản ứng hoá học xảy ra.
- Chất rắn màu đen trong ống nghiệm biến mất, xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch và xuất hiện những giọt nước.
*TK : Hiđro tác dụng với đồng (II) oxit tạo thành đồng và nước
-PTPƯ:
H2 + CuO Cu + H2O
-Nhận xét: Trước phản ứng, hiđro tồn tại ở dạng đơn chất. Cu và O tồn tại dạng hợp chất
Sau phản ứng : Hiđro tồn tại dạng hợp chất,còn Cu và O lại tồn tại dạng hợp chất.
-Khí hiđro đã chiếm oxi trong hợp chất CuO
*BT 1/ SGK/109
a ) 3 H2 + Fe2O3 2 Fe + 3 H2O
b) H2 + HgO Hg + H2O
c) H2 + PbO Pb + H2O
-Hs nhắc lại 2 tính chất hoá học
II./ Ứng dụng của Hiđro
-Hs quan sát và nêu
*TK : Hiđro có nhiều ứng dụng :
- Do tính chất rất nhẹ nên hiđro dùng để bơm vào kinh khí cầu....
-Do tính khử nên dùng để điều chế 1 số kim loại.
-Khi cháy toả nhiệt lớn nên dùng làm nhiên liệu cho các động cơ.....
- Là nguồn nguyên liệu trong sản xuất amoniac , axit....
4. Củng cố: Hs đọc ghi nhớ
Y/c hs làm BT 4/SGK/ 109
GV gợi ý làm Bt 5,6 SGK
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài mới
6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………… ……………………………………………………………………………………………………
Tuần : …25……….
Ppct : …49……..
NS:....... ND:..……………
Bài 32 PHẢN ỨNG OXI HOA Ù- KHỬ
I. Mục tiêu
* Kiến thức: Sự khử , sự oxi hoá, chất khử, chất oxi hoá, phản ứng oxi hoá – khử và tầm quan trọng của nó.
Phân biệt được: chất khử , chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá trong các phản ứng.
Phân biệt được phản ứng oxi hoá khử với các phản ứng khác
* Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá.
* Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng.
2. Phương pháp:
3. Đồ dùng dạy học:
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định: .
2. Kiểm tra bài cũ:
1/. Nêu các tính chất hoá học của hiđro? Viết ptpư minh hoạ.
2/. Chữa BT 5 SGK/109
3. Bài mới: Ngoài các khái niệm hoá học đã học,còn có khái niệm phản ứng oxi hoá- khử ,chất khử , chất oxi hoá.Vậy phản ứng oxi hoá-khử là gì? Thế nào là chất khử? Chất oxi hoá?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1 Sự khử, sự oxi hoá.
-Y/c hs viết PTPƯ minh hoạ hiđro tác dụng với CuO (có nhiệt độ)
(?) Nhận xét sự tồn tạicủa các phân tử hiđro và đồng trước và sau phản ứng?
-GV thông báo :Trong phản ứng trên đã xảy ra 2 quá trình:
Quá trình tách oxi ra khỏi CuO để tạo thàn Cu, nghĩa là đã xảy ra sự khử CuO tạo thành Cu.
Quá trình Hiđro chiếm oxi của CuO tạo thành H2O, nghĩa là đã xảy ra quá trình oxi hoá,
-GV ghi diễn biến 2 quá trình trên lên bảng.
(?) Vậy sự oxi hoá là gì? Sự khử là gì?
-Gv đưa ra PTPƯ hiđrô tác dụng với Fe2O3.
Y/c hs xác định quá trình oxi hoá, quá trình khử
-Gv chốt lại cho hs : “Khử cho - O nhận”, “Sự nào – bị ấy”
Hđ2 Chất khử và chất oxi hoá
(?) Tính chất đặc trưng của Hiđro là gì?
(?) Trong pư (1) và(2).Đâu là chất khử? Đâu là chất oxi hoá?
(?) Chất khử là gì? Chất oxi hoá là gì?
-GV thông báo :Bản thân oxi cũng là chất oxi hoá.Ví dụ....
Hđ3 Phản ứng oxi hoá – khử
-GV giới thiệu:Sự khử và sự oxi hoá là 2 quá trình tuy trái ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong cùng 1 PƯHH. Phản ứng hoá học này gọi là phản ứng oxi hoá khử.
? Vậy phản ứng oxi hoá –khử là gì ?
? Dấu hiệu nhận biết pư oxi hoá -khử.
Gv nhậ xét tổng kết
HĐ4 :Tầm quan trọng của PƯ oxi hoá – khử.
-Y/c hs đọc thông tin SGK .
-GV chốt lại.
I./ Sự khử, sự oxi hoá.
a, Sự khử:
H2 + CuO Cu + H2O
(đơn chất)(hợp chất) (đơn chất) ( hợp chất)
H2 + CuO Cu + H2O (1)
Hs trả lời
Tk: +Sự tác dụng của oxi với 1 chất gọi là sự oxi hoá
+ Sự tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử.
VD: 3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O (2)
II./ Chất khử và chất oxi hoá
-Tính chất đặc trưng của hiđro là tính khử.
Hiđro là chất khử vì nó là chất chiếm oxi.
CuO ,Fe2O3 là chất oxi hoá vì nó là chất nhường oxi.
Hs trả lời
TK :
+ Chất chiếm oxi của chất khác gọi là chất khử.
+ Chất nhường oxi cho chất khác gọi là chất oxi hoá .
Bản thân oxi cũng là chất oxi hoá.
VD : C + O2 CO2
Oxi đã oxi hoá cacbon tạo thành CO2
C đã khử oxi tạo thành CO2
III Phản ứng oxi hoá –khử.
Hs thu nhận thông tin
Trả lời câu hỏi tự rút ra kết luận
TK :Phản ưng Oxi hóa -Khử là PƯHH trong đó xảy ra đồng thời 2 quá trình sự oxi hoá và sự khử.
Dấu hiệu nhận biết pư Oxi hóa -Khử:
Có sự chiếm và nhường oxi giữa các chất pư
Hoặc: 2) có sự cho và nhận electron giữa các chất pứ (lớp cao sẽ học)
IV Tầm quan trọng của pư oxi hoá – khử
-Thu thập thông tin.
Hs rút ra kết luận.
4. Củng cố: Hs đọc ghi nhớ
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài mới
6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….………………
Tuần : …25……….
Ppct : …50……..
NS:....... ND:..……………
Bài 33 ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO
PHẢN ỨNG THẾ
I. Mục tiêu
* Kiến thức: HS nắm được cách điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Nắm được phản ứng thế là gì? Cho ví dụ
* Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá.
* Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng, câu hỏi tự luận và trắc nghiệm ....
2. Phương pháp: Thực nghiệm
3. Đồ dùng dạy học: Dụng cụ:ống nghiệm,nút cao su có ống thuỷ tinh xuyên qua ,diêm ,kẹp . bình kíp, ,ống dẫn ( có thể có ống vuốt nhọn ), chậu chứa nước.
Hoá chất: Zn ,dd HCl đ .H2O.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định: .
2. Kiểm tra bài cũ:
1/. Phản ứng oxi hoá khử là gì?
2/. Chữa BT 3 /SGK /113
3. Bài mới: Hiđro có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và trong kỹ thuật. Vậy điều chế khí hiđro bằng cách nào?Phản ứng điều chế khí hiđro thuộc loại pư gì? Học bài 33
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1 Điều chế khí Hiđro
- GV biểu diễn thí nghiệm.
+ Cho mảnh kẽm (2-3 hạt) vào ống nghiệm và rót 2-3 ml dd HCl vào.
(?)Yêu cầu hs nhận xét hiện tượng.
-GV : đậy ống nghiệm bằn nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua .( Chờ khí thoát ra 1 lúc )
-Đưa que đóm còn tàn đỏ vào ống dẫn khí. Yêu cầu hs nhận xét
-GV đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí. Yêu cầu hs nhận xét
-Nhỏ 1 giọt dd trong ống nghiệm lên mặt kính đồng hồ ,đem cô cạn
Yêu cầu hs nêu hiện tượng
(?)Yêu cầu hs viết PTPƯ hoá học.
-GV thông báo :để điều chế khí hiđro có thể thay Zn bằng các kim loại khác như Fe, Al, .... thay dd HCl bằng dd H2SO4 loãng
- Yêu cầu hs viết PTPƯ
GV giới thiệu bình kíp đơn giản và giới thiệu cách sử dụng.
-Gọi 1-2 hs lên làm thí nghiệm thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy nước
- GV giới thiệu cách thu khí hiđro bằng pương pháp đẩy không khí.
-GV giới thiệu: có thể điều chế khí hiđro với lượng lớn (H 5.5)
(?) Có thể điều chế Hidro với lượng lớn bằng cách nào?
Hđ2 Phản ứng thế :
-GV đưa ra 2 phản ứng:
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
Fe + H2SO4 FeSO4 +H2
?Trong 2 pư trên ,nguyên tử của đơn chất Zn hoẵc Fe đã thay thế nguyên tử nào của axit ?
-GV : 2 pư trên được gọi là pư thế.
(?) vậy phản ứng thế là gì?
I./ Điều chế khí Hiđro:
1.Trong phòng thí nghiệm
-Hs quan sát
-
Nhận xét: Các bọt khí xuất hiện trên bề mặt mảnh kẽm rồi thoát ra khỏi chất lỏng, mảnh kẽm tan dần
-Khí thoát ra không làm cho than hồng bùng cháy
-Khí thoát ra cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt
Thu được chất rắn màu trắng. Đó là ZnCl2
PTPƯ: Zn + 2HCl " ZnCl2 +H2
VD:
Fe + H2SO4 " FeSO4 +H2
2Al + 3 H2SO4 " Al2(SO4)3 +H2 Fe + 2 HCl " FeCl2 + H2
2 Al + 6 HCl " 2 AlCl3 + 3 H2
Thu nhận thông tin
Lên bảng làm thí nghiệm
2. Trong công nghiệp
Hs nghiên cứu thông tin biết các phương pháp thu điều chế khí Hidro
VD 2 H2O " 2 H2 + O2
TK: Khí Hidro có thể điều chế từ nươc, dầu mỏ
II./ Phản ứng thế là gì?
-Nguyên tử của đơn chất Zn ,Fe đã thay thế nguyên tử H của hợp chất axít
Hs trả lời
TK :Phản ứng thế là phản hoá học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất này thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất.
4. Củng cố: Hs đọc ghi nhớ, đọc thông tin em có biết
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài mới
6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………… ………………………………………………………………………………………………………
Tuần : ……26…….
Ppct : ……51…..
NS:....... ND:..……………
Bài 34 BÀI LUYỆN TẬP 6
I. Mục tiêu
* Kiến thức: Hs ôn lại những kiến thức cơ bản của chương như: Tính chất và điều chế Hiđro, PƯ thế, sự khử, sự oxi hoá, chất khử, chất oxi hoá, PƯ oxi hoá- khử.
* Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá, Rèn luyện cho hs viết PTPƯ và làm bài tập tính theo PTPƯ.
* Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng.
2. Phương pháp: Luyện tập củng cố.
3. Đồ dùng dạy học:
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định: .
2. Kiểm tra bài cũ:
1/. Phản ứng thế là gì?cho VD?
2/. Chữa BT 2/SGK/117
3. Bài mới: Các em đã được học hết chương 5. Vậy kiến thức cơ bản của chương gồm những gì?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1 Kiến thức cần nhớ .
GV hỏi vấn đáp hs .Y/c hs nhắc lại 7 kiến thức cần nhớ SGK.
Hđ2 Luyện tập:
* BT 1 : SGk /118
Yêu cầu 2 hs lên bảng.
HS1: viết phản ứng của Hidro với O2, Fe2O3
HS2: viết phản ứng của Hidro với Fe3O4, PbO
* BT 2/SGK/118.
-Gọi 1 số hs nêu cách làm. GV nhận xét.
* BT 3 /SGK /119
-Y/c hs đọc và chọn đáp án đúng
+GV nhận xét
*BT 4/ SGK /119.
–Y/c hs lên bảng.
I./ Kiến thức cần nhớ .
hs nhắc lại kiến thức cần nhớ theo các câu hỏi của GV
Tính chất vật lý của Hidro
Tính chất hoá học của Hidro
Ứng dụng của Hidro
Các phương pháp điều chế và thu khí Hidro
Khái niệm chất khử, chất oxi hoá, phản ứng Oxi hoá – Khử
Khái niệm phản ứng thế
II./ Luyện tập:
* BT 1/SGK/118
HS1:
1) 2 H2 + O2 2H2O
2) 3 H2 + Fe2O3 2 Fe + 3 H2O
HS2:
3) 2 H2 + Fe3O4 3 Fe + 2 H2O
4) H2 + PbO Pb + H2O
Các pư trên đều thuộc loại pư oxi hoá khử.Vì Hiđro là chất khử chiếm oxi trong các hợp chất.Còn oxi ,Fe2O3 ,Fe3O4 ,PbO là chất oxi hoá vì chúng đã nhường oxi.
*BT 2: SGK/118
Có 3 lọ đựng riêng biệt: khí oxi ,khí hiđro, không khí.
-Nhận biết khí Oxi: dùng tàn đóm hồng. Khí nào làm cho tàn đóm hồng bùng cháy thì đó là khí oxi
-Nhận biết khí hiđro: Dẫn 2 lọ khí còn lại qua CuO nung nóng. Nếu khí nào làm CuO đổi màu thành đỏ thì chứng tỏ khí đó là khí Hiđro.
-Khí còn lại là không khí.
* BT 3. SGk/119
-Chọn ý C
*BT 4/SGK /119
1) CO2 + H2O H2CO3
2) SO2 + H2O H2SO3
3) Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
P2O5 + 3 H2O 2 H3PO4
PbO + H2 Pb + H2O
Phản ứng 1,2,4,là pư hoá hợp
Pư 3 là pư thế
Pư 3,5 là pứ oxi hoá – khử.
4. Củng cố: Hs nhắc lại các nội dung kiến thức cơ bản.
Còn thời gian thì gv hướng dẫn hs làm BT 5/SGK /119
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài mới
6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………… ………………………………………………………………………………………………………
Tuần : ……26…….
Ppct : ……52…..
NS:....... ND:..……………
Bài 35 BÀI THỰC HÀNH
ĐIỀU CHẾ –THU KHÍ HIĐRO –THỬ TÍNH CHẤT CỦA KHÍ HIĐRO
I. Mục tiêu
* Kiến thức: Củng cố kiến thức về nguyên tắc điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, Tính chất vật lí và tính chất hoá học của hiđro
* Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá, Rèn luyện kỹ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế và thu khí hiđro.
* Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng.
2. Phương pháp: Thực hành, hoạt động nhóm.
3. Đồ dùng dạy học:
Dụng cu: giá sắt, kẹp sắt,đèn cồn,3 ống nghiệm ,1 ống thuỷ tinh chữ V (gấp khúc), 1 ống dẫn khí có vuốt nhọn, muỗng sắt
Hoá chất : Zn ,HCl , CuO.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định: .
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Bài hôm nay các em sẽ thực hánh điều chế khí hiđro ,thu khí hiđro và làm thí nghiệm hiđro khử CuO.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1 Các kiến thức cần biết.
(?) Các em hãy cho biết nguyên liệu để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm?
(?) Phương pháp thu khí Hidro?
(?) Viết PTPƯ điều chế Hiđro từ Zn và HCl?
Hđ2 Thí nghiệm:1,2,3
-GV hướng dẫn hs lắp dụng cụ thí nghiệm và hướng dẫn cách làm thí nghiệm.
-Chú ý:Yêu cầu hs đọc kỹ nội dung các thí nghiệm.
+GV hướng dẫn hs tiến hành cả 3 thí nghiệm cùng lúc liền nhau.
Lưu ý thí nghiệm 1 gây nổ.
-GV phát hoá chất cho các nhóm.
-GV bám sát các nhóm làm thí nghiệm.
1.2 Đẩy khí
Hđ3 Tường trình.
-Yêu cầu hs làm tường trình theo mẫu
I./
Hs trả lời các câu hỏi của GV
II./ Thí nghiệm.
1.Thí nghiệm 1: Điều chế khí hiđro. Đốt cháy khí hiđro trong không khí.
-Dùng kim loại Zn hoặc Al ,Fe và axit HCl hoặc H2SO4loãng .
-PTPƯ:Zn + 2 HCl ZnCl2 + H2
Các nhóm tiến hành thí nghiệm. Quan sát hiện tượng.
*TN 2: Thu khí Hidro
1.1 Đẩy nước
*TN 3: Khử CuO
CuO + H2 Cu + H2O
(R) Đen (K) (R) Đỏ (hơi)
III./ Tường trình
Hs làm bài tường trình
S
TT
Tên TN
Cách tiến hành TN
Hiện tượng
Giải thích
1.
2
4. Củng cố: Hs thu dọn phòng, rửa dụng cụ
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài mới
6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………… ………………………………………………………………………………………………………
Tuần : ……27…….
Ppct : ……53…..
NS: ………… ND:
KIỂM TRA 45 PHÚT
I . Mục tiêu
Kiểm tra khả năng nhận thức của HS sau khi học xong phần khí Hidro. Củng cố các kiến thức cơ bản trong phần đầu chương V: tính chất Hidro, phản ứng oxi hóa- khử, phản ứng thế ….
II. Câu hỏi
Trắc nghiệm:
1. Hidro cháy trong không khí có hiện tượng:
A. Nước phun ra từ miệng ống nghiệm B. Ngọn lửa xanh
C. Sinh ra khí màu đen D. Có tia lửa bắn ra
2. Khi cho sắt vào axit cacbonic(H2CO3) phản ứng xảy ra:
A. Cu(OH)2 + HCl CuCl2 + H2O B. H2CO3 + Fe FeCO3 + H2 #
C. CO2 + H2O H2CO3 D. H2SO3 + FeO FeSO3+ H2O
3. Phản ứng dùng điều chế Hidro trong công nghiệp là
A. H2SO4 + Fe FeSO4 + H2 # B. H2CO3 + Zn ZnCO3 + H2 #
C. H2O H2 + O2 D. 2H2O + 2Na 2NaOH + H2 #
4. Phản ứng nào sau đây là phản ứng Oxi hoá - Khử
A. H2O + NaO 2NaOH B. C + FeO Fe + CO2
C. CO2 + H2O H2CO3 D. Cu(OH)2 + HCl CuCl2 + H2O
5. Chất Oxit hoá là:
A. Sự chiếm tách oxi ra khỏi hơp chất B. Chất chiếm oxi của chất khác
C. Sự phản ứng của một chất với oxi D. Chất nhường oxi cho chất khác
6. Sự khử là :
A. Chất nhường oxi cho chất khác B. Chất chiếm oxi của chất khác
C. Sự phản ứng của một chất với oxi D. Sự tách oxi ra khỏi hơp chất
7. Phương pháp nào sau không thể thu được khí Hidro?
A. Đẩy không khí bình để úp B. Đẩy không khí bình để ngửa
C. Đẩy nước D. Dẫn khí sinh ra vào bình kín
8. Phản ứng dùng điều chế Hidro trong phòng thí nghiệm là
A. H2O H2# + O2 # B. H2SO4 + Fe FeSO4 + H2#
C. HgO Hg + O2 D. S + SO2 SO3
9. Tính chất đặc trưng của Hidro là
A. Tính háo nước B. Tính dễ cháy với oxi C. Tính Oxi hoá D. Tính khử
10. Phản ứng nào sau không phải là phản ứng thế
A. H3PO4 + Al AlPO4 +H2 # B. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 #
C. Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag $ D. 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + H2O
Tự luận
1./ Viết phương trình phản ứng và cho biết tên phản ứng khi cho Hidro phản ứng với hợp chất sau: Oxi, Đồng (II) Oxit (CuO)
2./ Cho 5,4 gam Nhôm vào dung dịch axit Cacboric (H2CO3) thu được muối kẽm nitrat {Al2(CO3)3} và hidro
a./ Viết phương trình hoá học?
b./ Tính khối lượng lượng muối và thể tích khí hidro (đo ở đktc) thu được.
3./ Đốt 0,5 mol Hidro với 0,2 mol Oxi. Chất nào còn dư?
III./ Đáp án
A./ Trắc nghiệm: 5 điểm
01. / 04. / 07. / 10. ~
02. / 05. ~ 08. /
03. = 06. ~ 09. ~
B./ Tự luận: 5 điểm
Câu
Nội dung
Thang điểm
1./
2./
3./
H2 + O2 H2O
Phản ứng hoá hợp, phản ứng oxi hoá khử
H2 + CuO Cu + H2O
Phản ứng thế, phản ứng oxi hoá khử
a./ 2Al + 3H2CO3 ¦ Al2(CO3)3 + 3H2
b./ Số mol nhôm:
2H2 + O2 2H2O
Vậy Hidro dư
0,5 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
Tuần : …27…….
Ppct : …54…..
NS:....... ND:..……………
Bài 36 NƯỚC
I. Mục tiêu
* Kiến thức: HS hiểu và biết thành phần hoá học của hợp chất nước ,tỉ lệ hoá giữa hiđro và oxi.
* Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá.
* Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng.
2. Phương pháp: Biểu diễn t
File đính kèm:
- Chương V-Hiđro - Nước.doc