I. Mục Tiêu Bài Học :
1. Kiến thức: - Giúp hs biết được khái niệm chọn giống vật nuôi.
- Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi
- Biện pháp quản lý giống vật nuôi đạt hiệu quả
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích và vận dụng kiến thức vào thực tế chăn nuôi gia đình
3. Thái độ: Giáo dục ý thức chọn giống vật nuôi có hiệu quả
II. Chuẩn Bị
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4941 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 33 một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Công Nghệ 7
Gv: Trần Thị Ngọc Thanh
Tuần: 24 Ngày soạn: 28/02/2008
Tiết: 29 Ngày dạy: 01/03/2008
Bài 33 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC
Và QUẢN LÝ GIỐNG VẬT NUÔI
I. Mục Tiêu Bài Học :
1. Kiến thức: - Giúp hs biết được khái niệm chọn giống vật nuôi.
- Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi
- Biện pháp quản lý giống vật nuôi đạt hiệu quả
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích và vận dụng kiến thức vào thực tế chăn nuôi gia đình
3. Thái độ: Giáo dục ý thức chọn giống vật nuôi có hiệu quả
II. Chuẩn Bị
- Gv: Sơ đồ 9, bảng tiêu chuẩn một số giống vật nuôi
- Hs: Nghiên cứu trước bài học, tìm hiểu các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi ở địa phương.
III. Tiến Trình Bài Giảng
1. Bài cũ:
Kiểm tra 15’ (đề bài phía cuối)
2. Giới thiệu bài: Để có được những vật nuôi tốt, có chất lượng thị cần phải có giống vật nuôi tốt. Làm thế nào để chọn lọc được những giống vật nuôi tốt, quản lý chúng ra sao?
3. Các hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về chọn giống vật nuôi
* Mục tiêu: Giúp hs nắm được khái niệm chọn giống vật nuôi
* Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Hãy kể tên một số vật nuôi được chăn nuôi ở gia đình và địa phương?
? Mục đích chăn nuôi các vật nuôi đó là gì?
- Từ mục đích chăn nuôi của từng vật nuôi gv dẫn dắt ra khái niệm chọn giống vật nuôi là tuỳ thuộc vào mục đích chăn nuôi.
à Dựa vào mục đích chăn nuôi khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn lựa chọn giống khác nhau.
? Thế nào là chọn giống vật nuôi?
- Gv lấy ví dụ cho từng mục đích khác nhau.
- Liên hệ thực tế:
à Gà, vịt, ngỗng, trâu, bò, dê, lợn, thỏ …..
à Mục đích: lấy thịt, trứng, sữa, sức kéo….
- Hs phải hiểu được: Chọn giống vật nuôi phải căn cứ vào mục đích chăn nuôi mà lựa chọn con đực và con cái phù hợp để làm giống
- Hs liên hệ thực tế: chọn giống vật nuôi lấy thịt có tiêu chuẩn khác so với chọn giống vật nuôi lấy trứng hoặc lấy sữa…
Tiểu kết 1: Căn cứ vào mục đích chăn nuôi khác nhau mà người ta lựa chọn ra con đực và con cái để làm giống gọi là chọn giống vật nuôi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp chọn giống vật nuôi
* Mục tiêu: Giúp hs biết được các phương pháp chọn giống vật nuôi khác nhau.
* Tiến hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Hãy kể tên một số phương pháp chọn giống vật nuôi ở gia đình và địa phương em?
- Gv giới thiệu: Có nhiều phương pháp chọn giống vật nuôi. Ơû đây chỉ xét 2 phương pháp chính.
a. Phương pháp chọn lọc hàng loạt
- Đây là phương được sử dụng phổ biến nhất
- Yêu cầu hs đọc thông tin
? Thế nào là chọn lọc hàng loạt?
- Gv gợi nhớ chọn lọc hạt giống ở phần nông nghiệp đã học
? Để chọn được giống lợn nuôi lấy thịt, gà lấy trứng người ta đưa ta những tiêu chuẩn nào?
? Chọn lọc hàng loạt có những ưu và nhược điểm gì?
b. Phương pháp kiểm tra năng suất
- Hướng dẫn hs đọc thông tin sgk
? Đối tượng tham gia là những con vật như thế nào?
- Gv sẽ dẫn dắt hs tìm hiểu nội dung của phương pháp này bằng các ví dụ thực tế.
? Thế nào là phương pháp kiểm tra năng suất?
- Gv đưa ra bảng tiêu chuẩn chọn giống lợn bằng kiểm tra năng suất.
? Phương pháp này có ưu và nhược điểm như thế nào?
à Hs liên hệ thực tế để trả lời
- Xét 2 phương pháp chọn giống: Chọn lọc hàng loạt và kiểm tra năng suất
- Là phương pháp ở gia thường sử dụng
- Hs đọc thông tin
à Căn cứ vào những tiêu chuẩn định trước và căn cứ vào sức sản xuất để lựa chọn chọn ra những vật nuôi tốt để làm giống.
à Nêu tiêu chuẩn của chọn từng giống vật nuôi: Lông, chân, mắt, long, lượng mỡ ….
à Ưu: Dễ thực hiện phù hợp với trình độ kỹ thuật còn thấp ở nước ta hiện nay
Nhược: Hiệu quả chưa cao
- Đọc thông tin
à Đối tượng: L2 con của những giống vật nuôi tốt
- Phân tích ví dụ và rút ra khái niệm
à Tập hợp những vật nuôi là con của giống tốt và nuôi trong cùng một điều kiện chuẩn trong 1 thời gian nhất đính -> sau đó so sánh kết quả và lựa chọn ra những cá thể tốt nhất để làm giống.
à Ưu: Hiệu quả cao
Nhược: Khó thực hiện, tốn thời gian và tiền của
Giáo án Công Nghệ 7
Gv: Trần Thị Ngọc Thanh
Tiểu kết 2: - Chọn lọc hàng loạt: Căn cứ vào những tiêu chuẩn định trước và căn cứ vào sức sản xuất để lựa chọn chọn ra những vật nuôi tốt để làm giống.
- Kiểm tra năng suất: Tập hợp những vật nuôi là con của giống tốt và nuôi trong cùng một điều kiện chuẩn trong 1 thời gian nhất đính -> sau đó so sánh kết quả và lựa chọn ra những cá thể tốt nhất để làm giống.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Quản lý giống vật nuôi
* Mục tiêu: Giúp hs nắm được mục đích, tầm quan trọng và biện pháp của quản lý giống vật nuôi
* Tiến hành
Hoạt động cuả thầy
Hoạt động của trò
? Quản lý giống vật nuôi nhằm mục đích gì?
- Gv nhận xét
- Treo sơ đồ 9
? Để quản lý giống vật nuôi có những biện pháp nào?
- Gv cùng hs phân tích từng biện pháp.
- Gv giúp hs rút ra kết luận
à Giồng vật nuôi không bị pha tạp, tạo điều kiện tốt để giống vật nuôi ngày càng hoàn thiện hơn.
- Quan sát sơ đồ 9
à Nêu các biện pháp quản lý (4 biện pháp theo sơ đồ)
- Phân tích từng biện pháp
- Hs rút ra kết luận
Tiểu kết 3: - Để phát huy được ưu thế của giống vật nuôi cần phải quản lý tốt giống vật nuôi.
4. Củng cố và đánh giá
- Đọc ghi nhớ sgk
? Thế nào là phương pháp chọn lọc hàng loạt? Kiểm tra năng suất?
? Nêu tiêu chuẩn chọn giống lợn ở gia đình em?
? Để quản lý tốt giống vật nuôi ta cần phải làm gì?
5. Dặn dò
- Học bài và chuẩn bị bài 34, kẽ sẵn bảng trang 92.
Đề kiểm tra 15’
I. Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng (4đ)
1. Vai trò của chăn nuôi là:
a. Cung cấp thực phẩm b. Cung cấp sức kéo, phân bón
c. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác d. Cả 3 ý a, b và c
2. Sự tăng trưởng ở vật nuôi là sự tăng lên về ……….. của các bộ phận trong cơ thể
a. Khối lượng b. Kích thuớc c. Ý a,b d. Chất
3. Sự phát dục là sự thay đổi về ………. của các bộ phận trong cơ thể
a. Kích thước b. Chất c. Khối lượng d. Cả 3 ý đều đúng
4. Ở bò, trong bào thai thì ruột và xương đầu phát triển mạnh nhất, đây là đặc điểm………. Của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
a. Không đồng đều b. Theo giai đoạn c. Theo chu kỳ d. Theo giai đoạn và chu kỳ
II. Hãy đánh dấu (x) vào cột A hay B sao cho phù hợp (3đ)
Đặc điểm phát triển của vật nuôi
Cột A (Sự sinh trưởng)
Cột B (Sự phát dục )
Dạ dày bò tăng thêm sức chứa
Bò đực bắt đầu mọc sừng
Lợn cái bắt đầu sinh con
Trọng lượng của gà tăng thêm 1kg
III. Trả lời câu hỏi
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? (1.5đ)
Trong chăn nuôi muốn đạt hiệu quả cao thì người chăn nuôi cần chú ý đến điều gì? (1.5đ)
Đáp án:
I. 1.d 2.c 3.b 4.a Mỗi ý đúng 1đ
II. 1, 4 Sự sinh trưởng 2, 3 Sự phát dục Mỗi ý đúng 0.75đ
III. Trả lời
Yếu tố di truyền và điều kiện ngoại cảnh Mỗi ý đúng 0.75đ
Chọn giống vật nuôi tốt và chú ý khâu chăm sóc chu đáo… Mỗi ý đúng 0.75đ
KẾT QUẢ KIỂM TRA
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
7B
7D
7E
Nhận xét:
File đính kèm:
- Tiet 29 Chon loc va quan ly giong vat nuoi.doc