1) Kiến thức :
– Mức năng lượng obitan trong nguyên tử? Trình tự sắp xếp các mức năng lượng này
– Cấu hình electron nguyên tử, cách viết cấu hình electron. Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp, cấu hình electron 20 nguyên tố đầu tiên.
– Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2117 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 5 : cấu hình electron của nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT : 9, 10 (CB) .
BÀI 5 : CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ.
I. Mục đích yêu cầu :
Kiến thức :
– Mức năng lượng obitan trong nguyên tử? Trình tự sắp xếp các mức năng lượng này
– Cấu hình electron nguyên tử, cách viết cấu hình electron. Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp, cấu hình electron 20 nguyên tố đầu tiên.
– Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng.
Kỹ năng :
– HS viết được cấu hình electron các nguyên tử.
– Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất cơ bản của nguyên tố là KL, PK hay Khí hiếm.
II. Đồ dùng dạy học – Phương pháp:
– Tranh vẽ trật tự các mức năng lượng obitan nguyên tử.
– Bảng cấu hình electron và sơ đồ phân bố electron trên các obitan của 20 nguyên tố đầu tiên.
Hoạt động GV + HS
Phần ghi bảng
Năng lượng
Mức năng lượng
Phân mứcnăng lượng
Sơ đồ phân bố mức năng lượng của các lớp và các phân lớp
I. THỨ TỰ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG NGUYÊN TỬ:
– Các electron trong nguyên ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng lần lượt từ thấp đến cao.
– Từ trong ® ngoài, mức năng lượng các lớp n: 1 ® 7, năng lượng của phân lớp : s, p, d, f.
– Theo thực nghiệm và lý thuyết khi Z tăng, các mức năng lượng tăng dần theo trình tự sau: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s …
– Khi Z tăng có sự chèn mức năng lượng (4s thấp hơn 3d …).
II.CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ:
1. Cấu hình electron nguyên tử :
– Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
– Quy ước cách viết cấu hình elextron nguyên tử:
* Số thứ tự lớp e : các chữ số (1, 2, 3, …).
* Phân lớp : chữ cái thường (s, p, d, f).
* Số electron : phía trên, bên phải ký hiệu phân lớp (s2 , p4 , … ).
– Cách viết cấu hình electron nguyên tử:
* Bước 1: Xác định số e của nguyên tử.
* Bước 2: Các e được phân bố vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s …) và tuân theo quy tắc sau: s (tối đa 2e), p (tối đa 6e), d (tối đa 10e), f (tối đa 14e).
* Bước 3: Viết cấu hình e biểu diễn sự phân bố electron trênï các phân lớp thuộc các lớp khác nhau (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s …).
VD :
.
.
.
.
® Xếp lại theo từng lớp:
Hoặc viết gọn lại:
Với [Ar] là ký hiệu cấu hình e của Ar, là nguyên tố khí hiếm gần nhất.
Vậy :
– Nguyên tố s : nguyên tố mà nguyên tử có e cuối cùng điền vào phân lớp s.
– Nguyên tố p : nguyên tố mà nguyên tử có e cuối cùng điền vào phân lớp p.
– Nguyên tố d : nguyên tố mà nguyên tử có e cuối cùng điền vào phân lớp d.
– Nguyên tố f : nguyên tố mà nguyên tử có e cuối cùng điền vào phân lớp f.
2. Cấu hình electron của 20 nguyên tố đầu :
(Học sinh đọc SGK – Tự viết cấu hình e).
3. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng :
® Quyết định tính chất hóa học của 1 nguyên tố:
Đối với nguyên tử các nguyên tố, số e lớp ngoài cùng tối đa là 8 , chúng bền, không tham gia phản ứng hóa học ® Nhóm Khí hiếm (trừ He có 2e ở lớp ngoài cùng).
Các nguyên tử lớp ngoài cùng có :
– 1, 2, 3 electron ® các nguyên tử kim loại (trừ H, He và B).
– 5, 6, 7 electron ® các nguyên tử phi kim.
– 4 electron có thể là kim loại hay phi kim.
Vậy : Khi biết cấu hình electron của nguyên tử có thể dự đoán được loại nguyên tố.
· Bài tập :
1.Viết cấu hìnhelectron nguyên tử các nguyên tố sau bằng 2 cách: , , , , , Br(Z=35). Nguyên tố nào là KL, PK, KH ? Cho biết số lớp e, số e độc thân của nguyên tử các nguyên tố trên.
2. Bài 3 SGK : Viết cấu hình e của các nguyên tử có , , , . Nhận xét cấu hình của chúng khác nhau như thế nào?
Nhận xét:
– Cấu hình Z=20 khác với các cấu hình còn lại ® không có phân lớp 3d.
– Cấu hình Z=24 và Z=29 có 1e ở phân lớp 4s, phân lớp 3d bán bão hòa hoặc bão hòa.
3. Viết cấu hình electron của các nguyên tử có , . Khi chúng nhường đi 1e thì lớp ngoài cùng có đặc điểm gì ?
BTVN: Bài tập SBT ; 1 ® 6 SGK.
File đính kèm:
- Chuong 1 (NguyenTu) - Bai 5 (CauHinhElectronNguyenTu).DOC