I. Mục Tiêu Bài Học :
1. Kiến thức: - Giúp hs biết được thức ăn của tôm cá có những loại nào (thức ăn tự nhiên và nhân tạo)
- Hiểu được mối quan hệ về thức ăn
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, thảo luận nhóm và vận dụng vào thực tế.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tiết kiệm trong nuôi thuỷ sản
II. Chuẩn Bị
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3301 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 52 thức ăn của động vật thuỷ sản (tôm, cá), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Công Nghệ 7
Gv: Trần Thị Ngọc Thanh
Tuần: 32 Ngày soạn: 26/04/2008
Tiết: 46 Ngày dạy: 28/04/2008
Bài 52 THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN (Tôm, cá)
I. Mục Tiêu Bài Học :
1. Kiến thức: - Giúp hs biết được thức ăn của tôm cá có những loại nào (thức ăn tự nhiên và nhân tạo)
- Hiểu được mối quan hệ về thức ăn
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, thảo luận nhóm và vận dụng vào thực tế.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tiết kiệm trong nuôi thuỷ sản
II. Chuẩn Bị
- Gv: + Chuẩn bị một số mẫu về thức ăn nhận tạo của tôm cá
+ Sơ đồ 16: Quan hệ về thức ăn
- Hs: + Nghiên cứu trước bài học
+ Chuẩn bị một số thức ăn của tôm, cá
III. Tiến Trình Bài Giảng
1. Bài cũ:
Kiểm tra phiếu thu hoach bài thực hành của hs
2. Giới thiệu bài: Thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng tôm, cá nuôi. Vậy thức ăn đó gồm những loại nào, chúng có quan hệ ra sao?
3. Các hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu những loại thức ăn của tôm, cá
* Mục tiêu: Giúp hs nắm đựơc các loại thức ăn của tôm cá: thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo
* Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin sgk
? Thức ăn tôm cá có mấy loại? Đó là những loại nào?
- Cho hs thảo luận hoàn thành các nội dung sau:
+ Thế nào là thức ăn tự nhiên? Lấy ví dụ minh hoạ?
+ Thức ăn nhân tạo là gì? Thức ăn nhận tạo gồm những loại nào?
+ Lấy ví dụ thức ăn nhân tạo của tôm cá?
- Gv giúp đỡ các nhóm hoàn thành nội dung thảo luận
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
- Gv nhận xét và bổ sung
- Mở rộng:
+ Yêu cầu hs trình bày mẫu thức ăn của tôm cá đã chuẩn bị và phân loại chúng
+ Cho hs quan sát 1 số mẫu gv đã chuẩn bị
+ Xác chết của động thực vật phân huỷ trong nước có đựơc gọi là thức ăn tự nhiên không?
+ Tại sao người ta chó tôm cá ăn thức ăn hỗn hợp thì không cần bổ sung thêm các loại thức ăn khác?
- Gv nhận xét và giúp hs rút ra kết luận
- Hs nghiên cứu thông tin sgk
+ Thức ăn của tôm, cá có 2 loại: thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo
- Hs thảo luận nhóm hoàn thành nội dung:
+ Thức ăn tự nhiên: là thức ăn có sẵn trong nước và rất giàu dinh dưỡng như: ĐVNS, rong, cua, ốc,…
+ Thức ăn nhân tạo: Do con người tạo ra. Thức ăn nhân tạo gồm 3 loại: thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp.
-> Vd: Đậu, ngô, cám, phân hữu cơ, cám 3 chất…
- Các hs có sự trao dổi lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của gv
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- Hs cùng gv mở rộng kiến thức:
+ Trình bày mẫu đả chuẩn bị -> phân loại
+ Quan sát mẫu của gv
-> Xác chết động thực vật là thức ăn tự nhiên (chất mùn hữu cơ)
-> Thức ăn hỗn hợp đầu đủ các thành phần dinh dưỡng nên không cần phải bổ sung thêm các chất khác
- Hs rút ra kết luận
Tiểu kết 1: Thức ăn của tôm, cá có 2 loại:
+ Thức ăn tự nhiên: là thức ăn có có sẵn trong nước và rất giàu dinh dưỡng như: ĐVNS, rong, cua, ốc,…
+ Thức ăn nhân tạo: là thức ăn do con người tạo ra.
+ Thức ăn nhân tạo gồm 3 loại: thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp.
-> Vd: Đậu, ngô, cám, phân hữu cơ, cám 3 chất….
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ về thức ăn
* Mục tiêu: Giúp hs biết được mối quan hệ về thức ăn
* Tiến hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Gv giới thiệu về quan hệ thức ăn: các sinh vật sống trong nứơc (động vật phù du, động vật đáy và thực vật thuỷ sinh ..) có mối quan hệ với nhau
- Tìm hiểu cụ thể về quan hệ thức ăn:
+ Gv treo sơ đồ 16
+ Hướng dẫn hs phân tích mối quan hệ giữa các sinh vật theo hướng mũi tên
+ Gv tóm tắt bằng sơ dồ ngắn gọn hơn
? Muốn ătng lượng thức ăn trong vực nước nuôi thuỷ sản ta cần làm gì?
- Gv nhận xét và hs rút ra kết luận
- Nắm thông tin sơ lược về quan hệ thức ăn
- Phân tích cụ thể
+ Quan sát sơ đồ 16
+ Phân tích quan hệ theo hướng mũi tên
+ Tổng kết về quan hệ thức ăn (bằng sơ đồ)
à Bón phân hữu cơ, vô cơ để tạo điều kiện cho động vật phù du, động vật đáy và thực vật thuỷ sinh phát triển
Giáo án Công Nghệ 7
Gv: Trần Thị Ngọc Thanh
Tiểu kết 2: Các sinh vật trong nước nuôi thuỷ sản có quan hệ với nhau gọi là quan hệ thức ăn:
Tôm, cá
Chất dinh dưỡng hoà tan, chất vẫn
Thực vật thuỷ sinh, vi khuẩn
Động vật phù du
Động vật đáy
Giáo án Công Nghệ 7
Gv: Trần Thị Ngọc Thanh
4. Củng cố và đánh giá
- Đọc ghi nhớ sgk
- Trả lời câu hỏi sgk
5. Dặn dò
- Học bài
- Chuẩn bị bài thực hành:
+ Đọc trước bài thực hành
+ Đem các mẫu thức ăn của tôm, cá mà gia đình có.
File đính kèm:
- Tiet 46 Thuc an cua dong vat thuy san.doc