Bài giảng Bài: khái quát về nhóm halogen

1. Về kiến thức:

 a. Học sinh biết:

 - Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào. Vị trí của chúng trong BTH các nguyên tố hóa học

 - Đặc điểm chung về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học trong các phân tử.

 - Tính chất hoá học đặc trưng của các halogen là tính oxi hoá mạnh.

 - Một số quy luật biến đổi tính chất vật lí, hoá học của các halogen trong nhóm.

 

doc25 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài: khái quát về nhóm halogen, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 - Tiết PP: 47 Ngày soạn: 17/12/2006 Bài: khái quát về nhóm halogen. I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: a. Học sinh biết: - Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào. Vị trí của chúng trong BTH các nguyên tố hóa học - Đặc điểm chung về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học trong các phân tử. - Tính chất hoá học đặc trưng của các halogen là tính oxi hoá mạnh. - Một số quy luật biến đổi tính chất vật lí, hoá học của các halogen trong nhóm. b. Học sinh hiểu: - Vì sao tính chất hoá học của các halogen biến đổi có quy luật. - Nguyên nhân sự biến đổi tính chất phi kim của các halogen là do sự biến đổi về cấu tạo nguyên tử , độ âm điện. - Các halogen có số oxi hoá -1; trừ flo, các halogen khác còn có mức oxi hoá +1,+3,+5 và +7 là do độ âm điện và cấu tạo lớp e ngoài cùng 2. Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng so sánh, tổng hợp. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - Bảng phụ: bảng 5.1- SGK 2. Học sinh: - Chuẩn bị kĩ nội dung bài học ở SGK. - Ôn lại phần cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hoá; kĩ năng viết cấu hình electron. III. Phương pháp chủ đạo: Đàm thoại phát vấn + suy diễn, quy nạp. IV. Thiết kế các hoạt động dạy hoc: * ổn định lớp: 3' TL Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản 5' 17' 5' 10' Hoạt động 1 * Hs qsát BTH rút ra nhận xét vị trí , số lượng và tên các nguyên tố Halogen . * Gv lưu ý Hs ngtố At là ngtố phóng xạ . Hoạt động 2 * Hs viết cấu hình e và sự phân bố e lớp ngoài cùng vào các obitan và từ đố nhận xét đặc điểm cấu tạo các halogen . * Gv gợi ý Hs viết sự phân bố e vào các obitan ở trạng thái kích thích của các halogen từ đó nhận xét số e độc thân . - So sánh số e độc thân có thể có của F so với các halogen khác? Giải thích. * Hs cho biết : - ở dạng đơn chất Clo tồn tại ở dạng phân tử hay ngtử ? Vì sao ? Từ đó cho biết công thức phân tử của các halogen còn lại ? - HãyNhận xét năng lượng liên kết của các halogen trong bảng 5-1 ? Từ đó cho biết độ bền của phân tử halogen. Hoạt động 3 * GV: treo bảng phụ (bảng 5.1) SGK * HS: Nhận xét các tính chất vật lí của các halogen: trạng thái vật lí, màu sắc , tnco , tso … Hoạt động 4 * GV nêu vấn đề: Các halogen có những tính chất hoá học nào giống và khác nhau? Nguyên nhân. * Hs dựa vào cấu hình e , độ âm điện và năng lượng liên kết X-X suy ra tính chất hoá học đặc trưng của các halogen ? * Hs dựa vào quy luật biến đổi tính chất các nguyên tố trong một nhóm A (từ F đến I): - Độ âm điện các halogen biến đổi giảm dần. - Số lớp e trong nguyên tử tăng dân. => Sự biến đổi đó ảnh hưởng tới tính Pk và tính oxi hoá của các halogen * Gv dựa vào số e độc thân ở trạng thái kích thích,độ âm điện của các halogen so với các nguyên tử khác suy ra số oxi hoá của các halogen trong hợp chất . I. Nhóm Halogen trong BTH : Nhóm VIIA gồm các nguyên tố : flo , clo , brom , iot và atatin (At là nguyên tố phóng xạ) . Chúng đứng cuối mỗi chu kỳ ngay trước khí hiếm và gọi là các nhóm halogen. II. Cấu hình e ngtử và cấu tạo phân tử của những ngtố trong nhóm Halogen : - Lớp ngoài cùng có 7e, ở trạng thái cơ bản chúng có 1e độc thân: - Nguyên tử F không có phânlớp d, các halogen khác có phânlớp d còn trống nên ở trạng thái kích thích nguyên tử Cl,Br,I có thể có 3,5,7 e độc thân. - Đơn chất halogen là những phân tử có 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng LKCHT : X-X ( X2 ) Năng lượng liên kết X-X nhỏ => X2 dể tách thành 2 nguyên tử. III. Khái quát về tính chất của các halogen : Tính chất vật lý : Biến đổi có quy luật - Trạng thái: khí - khí - lỏng - rắn - Màu sắc : Đậm dần - Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi : tăng dần . Tính chất hoá học : - Các halogen có tính chất hoá học giống nhau : + Dể nhận thêm 1e để trở thành anion X- X + 1e = X- + Thể hiện tính Pk điển hình và tính oxi hoá mạnh . - Điểm khác nhau giữa các halogen: + Từ F đến I tính Pk và tính oxi hoá của các halogen giảm dần . + Trong hợp chất F luôn có số oxi hoá -1 , các halogen khác có thể có các số oxi hoá -1, +1 , +3 , +5 , +7 Hoạt động 5- Củng cố bài học (3): - Hướng dẫn HS trả lời các bài tập SGK/119 để củng cố bài học. Hoạt động 6- Hướng dẫn học tập ở nhà (2'): - Học bài cũ, làm bài tập SGK trang 119 . - Chuẩn bị bài mới: Clo- luyện tập . Tuần 16 - Tiết PP: 48+49 Ngày soạn: 17/12/2006 Bài: clo. Luyện tập I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: a. Học sinh biết: - Một số tính chất vật lí, ứng dụng,phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Clo là chất khí độc hại. b. Học sinh hiểu: - Clo là chất có tính oxi hoá mạnh: oxi hoá kim loại, phi kim và một số hợp chất. Clo có tính oxi hoá mạnh là do có độ âm điện lớn. - Trong một số phản ứng clo còn có tính khử. c. Vận dụng: - Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho tính oxi hoá mạnh và tính khử 2. Về kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hoá học của clo. - Quan sát hiện tượng từ thí nghiệm rút ra được nhận xét về tính chất và điều chế clo. - Giải được các bài tập liên quan. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Các lọ khí clo, dây sắt, đèn cồn, và các dụng cụ khác liên quan. 2. Học sinh: - Chuẩn bị kĩ nội dung bài học ở SGK. III. Phương pháp chủ đạo: Đàm thoại + Thí nghiệm trực quan. IV. Thiết kế các hoạt động dạy hoc: * ổn định lớp: 2' TL Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản 5' 10' 8' 7' 10' 8' 3' 10' 15' Hoạt động 1 * GV: Giới thiệu bình đựng khí clo. * HS: Tìm hiểu SGK và qsát lọ đựng khí clo để rút ra tính chất vật lý quan trọng của clo. Hoạt động 2 * Gv yêu cầu Hs cho biết : - Cấu hình e nguyên tử clo? - Độ âm điện của nguyên tố Cl? - CT electron, CTCT và NLLK Cl-Cl? * HS: Dựa trên cơ sở phân tích các đặc điểm nêu trên dự đoán tính chất hoá học đặc trưng của clo và đãn ra một só tính chất mà các em đã biết. Hoạt động 3 * Gv làm thí nghiệm Fe tác dụng với clo. *HS: Qsát, giải thích hiện tượng, viết phản ứng. Hs lấy thêm 2 phản ứng với KL khác và xác định vai trò của clo trong phản ứng. Hoạt động 4 *GV: Mô tả thí nghiệm clo tác dụng với H2. * HS: viết phản ứng. Hoạt động 5 * Gv nêu vấn đề : Ngoài các tính chất trên thì clo còn tham gia các phản ứng nào đặc biệt không ? *HS: Viết các phương trình hoá học của Cl2 với H2O và với dung dịch NaOH. - Xác định vai trò của clo trong phản ứng. => Đây là các phản ứng tự oxi hoá - khử. Hoạt động 6 * GV: Hướng dẫn HS viết các phương trình hoá học với các chất khử khác liên quan và phân tích vai trò của clo trong phản ứng. * HS: Rút ra được khả năng hoạt động hoá học và tính oxi hoá của các halogen. * GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các phản ứng với chất khử khác của clo. Hoạt động 7 * GV: Hướng dẫn HS củng cố lại các kiến thức trọng tâm về tính chất hoá học của clo. Hoạt động 8 * GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các ứng dụng của clo trong thực tiễn và nêu ra trong SGK . Hoạt động 9 * GV hỏi:- Trong tự nhiên clo tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất hay hợp chất? Tại sao. - Hãy kể ra một số hợp chất có chứa nguyên tố clo. * HS: rút ra kết luận về trạng thái tự nhiên của clo. Hoạt động 10 * GV: Hãy dẫn ra một số pthh điều chế clo mà em đã biết. - Hướng dẫn HS quan sát hình 5.3- SGK, rút ra nhận xét về điều kiện thí nghiệm, kĩ thuật thí nghiệm... *HS: Thông qua các thí nghiệm cụ thể, HS rút ra nguyên tắc điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. * GV: giới thiệu phương pháp điều chế clo trong công nghiệp. I. Tính chất vật lý : - Clo là chất khí , màu vàng lục, mùi xốc, nặng hơn không khí 2,5 lần. - Clo tan vừa phải trong nước tạo thành dung dịch nước clo và tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. - Khí clo rất độc . II. Tính chất hoá học : - Clo có 7e ngoài cùng : 1s22s22p63s23p5 - Clo có độ âm đIện lớn: 3,16 ( chỉ sau F,O) => Trong các phản ứng clo có xu hướng thu thêm 1e để tạo thành anion Cl- nên là phi kim hoạt động và khả năng oxh mạnh. 1. Tác dụng với kim loại : Clo oxh hầu hết các kloại, phản ứng xảy ra nhanh và toả nhiệt VD: 2Nao + Cl2o = 2Na+1 Cl-1 2Feo + 3Cl2o = 2Fe+3Cl3-1 Cuo + Cl2o = Cu+2Cl2-1 C.khử c.oxh Tác dụng với H2: Clo phản ứng nhanh với H2 ( có thể nổ ) khi có as hoặc to H2o + Cl2o = 2H+1Cl-1 (= -184,6kj) Tác dụng với nước và dd kiềm : - Khi tan trong nước 1 phần clo tác dụng với nước : Cl2o + H2O HCl-1 + HCl+1O * Axit hipoclorơ (HClO) là chất oxh mạnh nên có tính tẩy màu. - Clo phản ứng dễ dàng với dung dịch kiềm: VD: Cl2o + 2NaOH NaCl-1 + NaCl+1O + H2O Nước Given => Clo vừa là chất oxh vừa là chất khử 4) Tác dụng với muối của các halogen khác: - Clo oxi hoá được ion halogenua trừ ion F-: VD: Cl2o + 2NaBr - = 2NaCl- + Br2o Cl2o + 2NaI- = 2NaCl- + I2o Chất oxh c.khử => tính oxh của clo mạnh hơn Br,I 5) Tác dụng với chất khử khác : Cl2o + S+4O2 + 2H2O = 2HCl-1 + H2S+6O4. Cl2o + 2Fe+2Cl2 = 2Fe+3Cl3-1 c.oxh c.khử III. ứng dụng: SGK/123 IV. Trạng thái tự nhiên : - Trong tự nhiên clo tồn tại ở dạng hợp chất, vì nó có khả năng hoạt động hoá học mạnh. - Dạng hợp chất quan trọng của clo là muối natri clorua (trong nước biển) và kaliclorua (dạng quặng cacnalit, xinvinit). V. Điều chế : 1) Nguyên tắc : oxh Cl- thành Cl2 2) Phương pháp : a. Trong PTN : oxh Cl- bằng các chất oxh mạnh như MnO2,KMnO4,KClO3...Thí dụ: 4HCl + MnO2 = MnCl2 + Cl2 + 2H2O 16HCl+2KMnO4=MnSO4+5Cl2+H2O+K2SO4+8H2O 2KClO3 + 12HCl = 5Cl2 + 2KCl + 6H2O b. Trong CN : Clo được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn: 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2 Hoạt động 11- Củng cố bài học (9'): * GV: Hướng dẫn HS củng cố lại các kiến thức trọng tâm về tính chất hoá học của clo. - Clo là phi kim hoạt động mạnh. - Clo có tính chất hoá học đặc trưng là tính oxi hoá, nó oxi hoá nhiều đơn chất và hợp chất. - Trong một số phản ứng, clo còn thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh. * Hướng dẫn HS trả lời các bài tập SGK/125 để luyện tập về clo. Hoạt động 12- Hướng dẫn học tập ở nhà (2'): - Học bài cũ, làm bài tập SGK trang 125. - Chuẩn bị bài mới: Hiđro clorua- Axit clohiđric . Tuần 17- Tiết PP: 50 Ngày soạn: 24/12/2006 Bài: hiđrô clorua. Axit clohiđric. I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: a. Học sinh biết: - Hiđro clorua là chất khí tan nhiều trong nước và có một số tính chất riêng, không giống với axit clohiđric (không làm đổi màu quỳ tím, không tác dụng với đá vôi). - Tính chất hoá học của axit clohiđric. - Tính chất của muối clorua và cách nhận biết ion clorua. b. Học sinh hiểu: - Ngoài tính chất chung của axit, axit clohiđric còn có tính khử do nguyên tố clo có mức ôxihoa -1 (thấp nhất) gây ra. - Nguyên tắc điều chế hiđrô clorua trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 2. Về kĩ năng: - Viết PTHH của HCl với kim loại hoạt động, bazơ, oxit bazơ, muối và thể hiện tính khử. - Nhận biết ion clorua. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Dụng cụ và hoá chất liên quan để điều chế, thử tính tan khí HCl và nhận biết muối clorua. - Bảng tính tan; Tranh vẽ sơ đồ điều chế axit clo hiđric trong phòng TN. 2. Học sinh: chuẩn bị tính chất hoá học chung của axit, phản ứng ôxi hoá khử và chuẩn bị bài học mới. III. Phương pháp chủ đạo: Thí nghiệm + Đàm thoại. IV. Thiết kế các hoạt động dạy hoc: * ổn định lớp: 1' TL Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản 5' 5' 10' 5' 5' 10' Hoạt động 1: - GV: Điều chế khí HClvà đưa ra cho HS quan sát. - HS: Rút ra các tính chất vật lí của khí HCl. Hoạt động 2: - GV: +Biểu diễn tính tan của khí HCl trong nước .Từ đó giải thích nguyên nhân. - HS: Quan sát và rút ra kết luận khí HCl tan nhiều trong nước và giải thích. - GV: + Cho HS quan sát dd HCl loãng mới điều chế và dd HCl đặc, yêu cầu HS nêu các tính chất vật lí của dd HCl.. - HS: Quan sát và rút ra kết luận về tính chất vật lí dd HCl. Hoạt động 3: - GV: + Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hoá học đặc trưng của dd HCl và viết PTHH để minh hoạ. + Biểu diễn 2TN minh hoạ: dd HCl+ Qtím; dd HCl + CaCO3. - HS: + Trình bày tính axit của dd HCl. + Quan sát TN và viết PTHH minh hoạ. Hoạt động 4: - GV: +Nhắc lại phản ứng điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm. + Yêu cầu HS xác định số ôxi hoá , vai trò chất tham gia và giải thích nguyên nhân. - HS: + Viết PTHH: HCl + MnO2 -> MnCl2 + Cl2 + H2O. + Xác định vai trò của HCl là chất khử và dựa vào số oxi hoá của clo để giải thích. Hoạt động 5: - GV: Thông báo phương pháp điều chế khí HCl và dd HCl trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - HS: Tìm hiểu SGK. Hoạt động 6: - GV: + Hướng dẫn HS tìm hiểu ứng dụng của các muối clorua ở SGK/105. + Biểu diễn thí nghiệm về cách nhận biết ion clorua trong dd HCl và NaCl. - HS: + Tìm hiểu ứng dụng của các muối clorua ở SGK/105. + Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về cách nhận biết ion clorua. I. Tính chất vật lí: 1. Hiđro clorua: - Hiđroclorua là chất khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí. - Cấu tạo phân tử: là phân tử phân cực (H :Cl hay H- Cl) nên tan nhiều trong nước. 2. Axit clohiđric. Hiđroclorua tan trong nước tạo dung dịch axit clohiđric. Đó là chất lỏng, không màu, mùi xốc; nồng độ đặc nhất có thể đạt tới 37%... II. Tính chất hoá học. Axit clohiđric là axit mạnh, có đầy đủ 5 tính chất của axit: - Làm quỳ tím hoá đỏ. - Tác dụng với kim loại trước H, bazơ, ôxit bazơ, muối. VD: SGK/103. Axit clohiđric có tính khử, do clo có mức oxihoa thấp mhất -1: VD: SGK/103. III. Điều chế. a. Trong phòng thí nghiệm: Hoà tan khí HCl vào nước: NaCl + H2SO4 đặc HCl + NaHSO4. 2NaCl + H2SO4 đặc 2HCl + Na2SO4. b. Sản xuất axit clohiđric trong công nghiệp: * Đốt khí H2 trong khí quyển Cl2: H2 + Cl2 2HCl. * Phương pháp sunfat cũng được áp dụng trong công nghiệp. * Từ quá trình clo hoá hợp chất hữu cơ. IV. Muối của axit clohiđric. Nhận biết ion clorua 1. Một số muối của axit clo hiđric: (SGK/105). 2. Nhận biết ion clorua: - Thuốc thử là dd AgNO3; hiện tượng tạo kết tủa màu trắng không tan trong axit. VD: NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3. HCl + AgNO3 AgCl + HNO3. Hoạt động 7(3'): Củng cố bằng các câu hỏi sau: - Dẫn ra các phản ứng hóa học để chứng tỏ dd HCl có đầy đủ các tính chất của một axit và có tính khử. - Nêu cách nhận biết ion clorua trong dung dịch. Hoạt động 8 (1'): Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học bài cũ, làm bài tập SGK trang 106. - Chuẩn bị bài mới: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo (các mức ôxi hoá có thể có của clo, tính chất đặc trưng và ứng dụng của các hợp chất chứa oxi của clo) . Tuần 17- Tiết PP: 51 Ngày soạn: 24/12/2006 Bài: hợp chất có oxi của clo. I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: a. Học sinh biết: - Công thức, tên gọi mmọt số ôxit, axit có oxi của clo. - Quy luật biến đổi tính oxi hoá và độ bền của các hợp chất có oxi của clo - Tính chất chung của các hợp chất có oxi của clo là tính oxi hoá. - Phản ứng điều chế và ứng dụng của nước Gia-ven, muối clorat, clorua vôi. b. Học sinh hiểu: - Trong các hợp chất có oxi của clo, clo có số oxi hoá dương. - Các hợp chất có oxi của clo có tính oxi hoá. c. Vận dụng: - Giải thích tính tẩy trắng, sát trùng của nước Gia-ven và clorua vôi. - Viết được một số phản ứng điều chế nước Gia-ven, clorua vôi, muối clorat. 2. Về kĩ năng: - Viết được một số phản ứng minh hoạ tính chất, điều chế nước Gia-ven, clorua vôi, muối clorat. - Giải được các bài tập có nội dung liên quan. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chai đựng nước Gia-ven, mẫu clorua vôi, muối kali clorat, giấy màu, ống nghiệm,… 2. Học sinh: - Chuẩn bị kĩ nội dung bài học ở SGK và các nội dung có liên quan ở tiết trước. III. Phương pháp chủ đạo: Đàm thoại + thí nghiệm trực quan. IV. Thiết kế các hoạt động dạy hoc: * ổn định lớp: 3' TL Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản 15' Hoạt động 1: * GV: Cung cấp thông tin về công thức, tên gọi, tính axit, tính oxi hoá của các oxit và axit có oxi của clo. * HS: Xác định số oxi hoá của clo trong các hợp chất đó rồi rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa số oxi hoá của clo với tính axit và tính oxi hoá. Theo chiều tăng số oxi hoá của clo từ +1 đến +7. Hoạt động 2: * HS: Nhắc lại phương trình phản ứng điều chế nước giaven đã biết trong bài clo. * GV: Bổ sung thêm phương pháp đìêu chế nước Giaven bằng cách điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn. * GV cho học sinh quan sát nước Giaven, làm thí nghiệm tẩy màu của nước Giaven từ đó rút ra tính chất của nước giaven. + Dễ bị phân huỷ. + Tính oxi hoá mạnh. * HS: Nêu một số ứng dụng của nước Giaven như: sát trùng, tẩy uế, tẩy trắng vải, giấy. Hoạt động 3: * GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu SGK và viết phương trình phản ứng điều chế clorua vôi và nêu điều kiện của phản ứng: Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O -* HS: Xác định vai trò của clo trong phản ứng này. * GV: Giới thiệu mẫu clorua vôi. * HS: Quan sát, nhận xét về tính chất vật lý hợp chất clorua vôi. * GV hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng của clorua vôi với dd HCl, với CO2 và yêu cầu HS cho biết phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử, giải thích tại sao. - Từ tính chất trên HS rút ra ứng dụng của clorua vôi. Hoạt động 4: * HS: Viết phương trình phản ứng clo tác dụng với dd KOH, Ca(OH)2 ở nhiệt độ cao (đã được học trong bài clo). * GV: Giới thiệu phương pháp điều chế KClO3 trong công nghiệp, chú ý tới tính ít tan trong nước lạnh của KClO3. Hoạt động 5: * Giáo viên giới thiệu mẫu KClO3 , yêu cầu học sinh nhận xét về tính chất vật lý. * HS: Viết phản ứng nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2 đã được học ở lớp 9 * GV bổ sung tính chất của KClO3: + KClO3 bền hơn clorua vôi và nước Giaven. + Trạng thái rắn, KClO3 là chất oxi hoá mạnh. I. Sơ lược về các oxit và axit chứa oxi của clo : * Ngoài hợp chất với hiđrô và kim loại, clo còn có một số hợp chất có oxi của clo: - Các oxit:Cl2O(clo I oxit), Cl2O7 (clo VII oxit)... - Các axit : HClO : Axit hipoclorơ) HClO2 : Axit clorơ HClO3 : Axit cloric HClO4 : Axit pecloric * Trong đó từ HClO đến HClO2, HClO3, HClO4 thì độ bền và tính axit yếu tăng dần còn khả năng oxi hoá giảm dần. II. Nước Giaven, Clorua vôi ,muối Clorat : 1. Nước Giaven : a) Đc : Cl2 (K) + 2NaOHdd = NaClO + NaCl + H2O => Đpdd NaCl không có màng ngăn b. Tính chất và ứng dụng : - Nước Giaven dễ bị phân huỷ trong không khí do phản ứng với CO2: NaClO+CO2+H2O = NaHCO3 + HClO - HClO có tính oxh mạnh nên nước Giaven có tính oxh mạnh => tẩy trắng, tẩy uế, sát trùng. 2. Clorua vôi : a) Đc : Khí clo + Vôi tôi hoặc vôi bột Cl2 + Ca(OH)2 = CaOCl2 + H2O - CTCT: Ca – Cl-1 O - Cl+1 b) Tính chất - ứng dụng: - Tác dụng với CO2 trong kk ẩm : 2CaOCl2+CO2+H2O = CaCO3 +CaCl2 + 2HClO - Clorua vôi có tính oxh như nước Giaven => ứng dụng giống nước Giaven. - Tác dụng với HCl à Cl2 CaOCl2 +2HCl = CaCl2 + Cl2 + H2O 3. Muối clorat : chất quan trọng là KClO3 a. Đc : Khí Cl2 + dd KOH nóng 3Cl2+6KOHKClO3+5KCl+3H2O b. Tính chất - ứng dụng : - KClO3 kém bền bởi nhiệt hoặc va chạm mạnh KClO3 KCl + 1/2O2 - KClO3 ở trạng thái rắn là chất oxh mạnh : Vd : P bốc cháy khi trộn với KClO3 5KClO3 + 6P à 5KCl + 3P2O5 - Hỗn hợp KClO3, S, C dễ nổ khi va đập mạnh: 2KClO3+C+2S = 2KCl +2SO2 + CO2 - ứng dụng : KClO3 sản xuất thuốc nổ, diêm, pháo ... Hoạt động 6- Củng cố bài học (5'): - Hướng dẫn HS trả lời các bài tập SGK/143 để củng cố bài học. Hoạt động 7- Hướng dẫn học tập ở nhà (2'): - Học bài cũ, làm bài tập SGK trang . - Chuẩn bị bài mới: Luyện tập về clo và hợp chất của clo. Tuần 18 - Tiết PP: 52 Ngày soạn: 31/12/2006 Bài: luyện tập: Clo và hợp chất của clo. I. Mục tiêu bài học: 1. Củng cố kiến thức: - Cáu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử, tính chất và ứng dụng của clo. - Hợp chất của clo: + Hợp chất có oxi của clo có tính oxi hoá. + Axit clo hiđric có tính axit mạnh và có tính khử của gốc clorua. - Điều chế clo và hợp chất của clo. 2. Về kĩ năng: - Giải thích tính oxi hoá mạnh của clo và các hợp chất có oxi của clo bằng kiến thức đã học (cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hoá,… ) - Viết các phương trình hoá học giải thích, chứng minh tính chất của clo và hợp chất của clo. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Lựa chọn các bài tập cho các nhóm HS. 2. Học sinh: - Chuẩn bị kĩ nội dung bài học ở SGK và ôn lại kiến thức về clo và hợp chất của clo. III. Phương pháp chủ đạo: Đàm thoại + Thảo luận nhóm. IV. Thiết kế các hoạt động dạy hoc: * ổn định lớp: 1' TL Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản 10' 5' 3' 10' 10' Hoạt động 1: - HS: Viết CHe của nguyên tử clo, CTCT phân tử clo, nêu các mức oxi hoá có thể có của clo. - Nêu tính chất hoá học cơ bản của clo. - Dẫn ra một số PTHH minh hoạ. Hoạt động 2: - HS: Lầy vd các hợp chất trong đó clo có số oxi hoá: -1, +1, +3, +5, +7 và rút ra kết luận về tính chất của clo trong các hợp chất. - HS: Nêu tính chất hoá học cơ bản của axit HCl. Lấy ví dụ minh hoạ. Hoạt động 3: - HS: Nêu nguyên tắc điều chế khí clo, lấy VD bằng PTHH. - HS so sánh phương pháp điều chế clo trong PTN và trong công nghiệp. Hoạt động 4: - GV: Phân nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm - HS: Thảo luận nhóm và trả lời bài tập 2/136 SGK. - GV: Tổ chức lớp nhận xét và thống nhất kết quả của 2 nhóm đại diện. - HS: Các nhóm còn lại kiểm tra và đánh giá kết quả của nhóm mình. Hoạt động 5: - GV: Phân nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm - HS: Thảo luận nhóm và trả lời bài tập 3/136 SGK. - GV: Tổ chức lớp nhận xét và thống nhất kết quả của 2 nhóm đại diện. - HS: Các nhóm còn lại kiểm tra và đánh giá kết quả của nhóm mình. I. kiến thức cần nắm vững: 1. Clo: - Clo có 7e lớp ngoài cùng, độ âm điện lớn (3,16), CTCT: Cl-Cl. - Các số oxi hoá có thể có: -1, +1, +3, +5, +7 . - T ính chất hoá học cơ bản của clo là tính oxi hoá (trong phản ứng có số oxi hoá giảm). Ngoài ra còn thể hiện tính khử (trong phản ứng có số oxi hoá tăng). VD: 2Nao + Cl2o = 2Na+1 Cl-1 2Feo + 3Cl2o = 2Fe+3Cl3-1 Cuo + Cl2o = Cu+2Cl2-1 C.khử c.oxh Cl2 (K) + 2NaOHdd = NaClO + NaCl + H2O => Cl vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử. 2. Hợp chất của clo: - Hợp chất có oxi thì clo có số oxi hoá dương và thể hiện tính oxi hoá. - Hợp chất với hiđro, kim loại thì clo có số oxi hoá âm và thể hiện tính khử. - Axit HCl là axit mạnh (có đầy đủ 5 tính chất của axit) và thể hiện tính khử của gốc clorua. 3. Điều chế clo. - Nguyên tắc: dùng chất oxi hoá mạnh khử ion clorua. II. bài tập: Bài tập 2/ 136 SGK: viết phương trình hoá học thực hiện các biến hoá: Giải Có thể dùng các phương trình hoá học sau: Cl2àHCl: Cl2 + H2 2HCl: HCl àCl2: 4HCl + MnO2 MnCl2+ Cl2 + 2H2O Cl2 àNaCl: Cl2 + 2Na 2NaCl: NaCl àCl2: Hoặc: 2NaCl + MnO2 + 2H2SO4à Na2SO4 + MnSO4 + Cl2 + 2H2O HCl à NaCl: HCl + NaOH NaCl + H2O NaCl à HCl: NaCl + H2SO4 NaHSO4+ HCl Bài 3 SGK/ 136. Người ta có thể điều chế KCl bằng - Phản ứng hoá hợp: - Phản ứng phân huỷ: - Phản ứng trao đổi: - Phản ứng trao đổi: 1. Viết phương trình hoá học. 2. Xác định đâu là phản ứng oxi hoá - khử. Hướng dẫn giải - Phản ứng hoá hợp: 2K+ Cl2 2KCl (PƯ oxi hoá - khử) - Phản ứng phân huỷ: 2KClO3 2KCl + 3O2 (PƯ oxi hoá - khử) - Phản ứng trao đổi: K2CO3+ 2HCl 2KCl + CO2 + H2O - Phản ứng trao đổi: 2K + 2HCl 2KCl + H2 (PƯ oxi hoá - khử) Hoạt động 9- Củng cố bài học (4'): - Hướng dẫn HS trả lời các bài tập 4,5,6 SGK/136 để củng cố bài học. Hoạt động 10- Hướng dẫn học tập ở nhà (2'): - Học bài cũ, làm bài tập SGK trang 136. - Chuẩn bị bài mới: Onn tập học kì I . Tuần 18- Tiết PP: 53 Ngày soạn: 31/12/2006 Bài: ôn tập học kì i I. Mục tiêu bài học: 1. Củng cố kiến thức cơ bản về: - Cáu tạo nguyên tử. - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - Liên kết hoá học. - Phân loại các phản ứng hoá học. - Tính chất của clo và hợp chất của clo: 2. Về kĩ năng: - Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các bài tập tổng hợp. - Viết các phương trình hoá học giải thích, chứng minh tính chất của clo và hợp chất của clo. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị các bài tập tổng hợp về các kiến thức trong học kì I. 2. Học sinh: - Chuẩn bị kĩ các nội dung đã học. III. Phương pháp chủ đạo: Đàm thoại + Thảo luận nhóm. IV. Thiết kế các hoạt động dạy hoc: * ổn định lớp: 1' TL Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản 10' 8'' 7' 5' 10' Hoạt động 1: - GV: tổ chức HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học trong học kì I: - Cấu tạo nguyên tử. - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - Liên kết hoá học. - Phân loại cá

File đính kèm:

  • docGiao an 10 nang cao(2).doc
Giáo án liên quan