- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và khái niệm hoá học về hiđrô.Biết so sánh các tính chất và cách điều chế khí hiđrô so với khí oxi.
-Hiểu rõ hơn các khái niệm: phản ứng thế, phản ứng oxi hoá khử ,sự khử,sự oxi hoá,chất khử,chất oxi hoá.
-Nhận biết các loại phản ứng hoá học đã học ,chất khử, chất oxi hoá.
8 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài luyện tập 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Tiết 51.
Ngày soạn 8/3/2006.
Bài Luyện Tập 6.
A.Mục tiêu.
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và khái niệm hoá học về hiđrô.Biết so sánh các tính chất và cách điều chế khí hiđrô so với khí oxi.
-Hiểu rõ hơn các khái niệm: phản ứng thế, phản ứng oxi hoá khử ,sự khử,sự oxi hoá,chất khử,chất oxi hoá.
-Nhận biết các loại phản ứng hoá học đã học ,chất khử, chất oxi hoá.
-Vận dụng các kiến thức trên để làm bài tập, lập phương trình hoá học,tính theo phương trình hoá học .
B. Chuẩn bị.
Bảng phụ :Ghi nội dung các bài ôn tập dạng trắc nghiệm.
C.Tiến trình tiết dạy.
I.Tổ chức (1phút)
II.Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Nội dung kiểm tra.
Yêu cầu cần đạt.
1.Làm bài 1 trang 117 ?
2.Làm bài 2 trang 117 ?
GV:Đánh giá - cho điểm
HS1.Phản ứng hoá học để điều chế H2trong phòng thí nghiệm là
Zn+ H2SO4 =ZnSO4+ H2
2Al + 6HCl = 2AlCl3 + 3H2
HS2: - Lập phương trình hoá học.
- Phân loại phản ứng (dựa vào định nghĩa)
HS: Nhận xét- bổ sung.
III. Bài mới .
GV: Dùng bảng phụ đưa ra các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan để học sinh làm .Sau đó cho học sinh đánh giá lẫn nhau, kết hợp với sự đánh giá của giáo viên.
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất .(Khoanh tròn vào chữ cái a,b,c,d).
1. Khí hiđro phản ứng được với tất cả cảc chất trong nhóm.
a.CuO; HgO; H2O b.CuO ; HgO; O2
c.CuO; HgO; HCl d. CuO; HgO ; CaCO3.
Đáp án. 1b.
2. Dẫn khí H2 dư qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng.
Sau khi kết thúc thí nghiệm ;hiện tượng quan sát đúng là:
Có tạo thành chất rắn màu đen vàng ; có hơi nước tạo thành .
Có tạo thành chất rắn màu đen nâu không có hơi nước tạo thành .
Có tạo thành chất rắn màu đỏ. Có hơi nước bám ở thành ống nghiệm.
Có tạo thành chất rắn màu đỏ;không có hơi nước bám ở thành ống nghiệm.
Đáp án: 2c.
3. Có thể thu khí hiđro.
Chỉ bằng cách đẩy không khí ra khỏi bình.
Bằng cách đẩy không khí ra khỏi bình úp ngược hoặc đẩy nước ra khỏi ống nghiệm đầy nước úp ngược trong chậu nước.
Chỉ bằng cách đẩy nước ra khỏi ống nghiệm đầy nước úp ngược.
Đáp án 3b.
Câu 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống(.........) .
Cho những cụm từ : phản ứng hoá hợp ,sự khử ;phản ứng phân huỷ.,
sự oxi hoá ,phản ứng thế; chất khử , chất oxi hoá .
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
phản ứng oxi hoá- khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời...1.... .và.....2.....
.......3........là phản ứng hoá học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới
.........4.......là phản ứng hoá học trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất .
.........5.......... là chất chiếm oxi của chất khác.
..........6..........là chất nhường oxi cho chất khác.
Đáp án: 1;2: sự oxi hoá,sự khử.
3 .phản ứng phân huỷ.
4. phản ứng thế
5 .chất khử .
6. chất oxi hoá.
Câu3:
Ghép tên thí nghiệm(1,2,3) sao cho phù hợp với các hiện tượng a,b,c,d .
Tên thí nghiệm
Hiện tượng hoá học
1. Hiđrô cháy trong bình khí oxi
tạo thành chất rắn màu đỏ , hơi nước bám ở thành ống nghiệm.
2. Hiđrô khử đồng (II) oxit
b. ngọn lửa màu xanh nhạt ,có giọt nước nhỏ bám ở thành bình.
3. kẽm tác dụng với axitclohiđric.
c. không có hiện tượng gì.
d. có bọt khí H2 thoát ra từ mảnh kẽm mảnh kẽm tan dần.
Đáp án: 1b; 2a; 3d.
Câu 4: Lập phương trình hoá học cho các sơ đồ phản ứng sau và cho biết loại phản ứng hoá học đó.
Fe3O 4+ CO ---- Fe + CO2
Kẽm + axitclohiđric ---- kẽm clo rua(ZnCl2) + khí hiđrô.
Sắt + khí oxi----- oxit sắt từ
Kaliclorát ----- Kaliclo rua(KCl) + khí oxi
Nhôm +axit Sunfuric loãng (H2SO4) ---- Nhômsunfat Al2( SO4)3 + khí hiđro
Sắt (III) oxit + hiđro ---- Sắt + nước .
GV: gọi 2 học sinh lên làm ( mỗi học sinh 3 sơ đồ phản ứng)
HS khác : Nhận xét- cho điểm .
GV: Đánh giá- cho điểm
Đáp án :
Fe3O4 + 4CO đ 3Fe + 4CO2
Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2
3Fe + 2O2 đ Fe3O4
2KClO3 đ 2KCl + 3O2
2Al + 3H2SO4 đ Al2(SO4)3 + 3H2
Fe2O3 + 3H2 đ 2Fe + 3H2O
Phản ứng hoá hợp :c
Phản ứng phân huỷ:d
Phản ứng oxi hoá khử;:a,f,c
Phản ứng thế :b,e ,f
Câu 5: Cho13g kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric.
1. Viết PTHH của phản ứng trên ?
2. Tính thể tích khí hiđrô thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn ?
3. Nếu dùng lượng khí H2 trên đem khử 12g đồng(II) oxit ở nhiệt độ cao thì chất nào dư ? dư bao nhiêu gam ?
Tính khối lượng Cu sinh ra.
Cho biết :(Zn = 65; Cu = 64 ; O = 16 ; H = 1 )
Bài làm :
1. PTHH: Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2
1mol 1 mol
2. nZn = 13/65 = 0,2(mol)
Theo PTHH nH2 = nZn = 0,2 mol
Thể tích khí H2 sinh ra ở (đktc ) là: VH2 = 22,4 . 0,2 =4,48 (lít)
3. PTHH. H2 + CuO đ Cu + H2O
1mol 1mol 1mol
nCuO = 12/80 = 0,15( mol)
Ta có: nCuO(bài cho)/ nCuO = 0,15/ 1< nH2(bài cho)/ nH2 = 0,2/ 1
Vậy CuO phản ứng hết; khí H2 phản ứng dư
Theo PTHH: nH2(phản ứng) = nCuO = 0,15 mol
Do đó, nH2 dư = nH2(ban đầu) - nH2(phản ứng) = 0,2 - 0,15 = 0,05 mol
Khối lượng H2 dư là: 2 x 0,05 = 0,1 gam
- Theo phương trình hoá học:nCu = nCuO = 0,15 (mol)
- Khối lượng Cu sinh ra là : mCu = 0,15 . 64 = 9,6 (gam)
IV. Kiểm tra đánh giá .
Hãy nhận biết 3 bình đựng khí: N2; O2; H2 mất nhãn bằng phương pháp hoá học (viết PTHH nếu có) ?
GV: Đánh giá ,chỉnh sửa
HS: Nêu cách làm (dùng tàn đóm đỏ) HS khác nhận xét, bổ sung .
Đáp án :- Cho mẩu than hồng vào ba lọ khí đó.
+ Than hồng bùng cháy ,đó là O2 vì C + O2 đ CO2
+ Than hồng không bùng cháy :N2, H2
- Cho 2 khí còn lại qua CuO nung nóng
+ xuất hiện màu đỏ (Cu) - đó là H2
H2 + CuO đ Cu + H2O
+ khí không gây phản ứng là N2
V. Hướng dẫn học ở nhà :
Làm các bài học 4;5;2 Trang 118; 119 (SGK)
HS giỏi: Làm bài 6 trang 119 SGK .
Tuần 26.
Tiết 52
Ngày 08/ 3/2006
Bài thực hành 5.
Điều chế -Thu khí hiđro -Thử tính chất của khí hiđro.
A.Mục tiêu :
- Học sinh nắm vững nguyên tắc điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm;tính chất vật lý, tính chất hoá học của H2.
-Rèn kỹ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm; điều chế và thu khí vào ống nghiệm bằng cácn đẩy không khí; đẩy nước; kỹ năng nhận ra khí H2. Biết kiểm tra độ tinh khiết của H2, thí nghiệm khử đồng(II) ôxít bằng H2 .
B. Chuẩn bị: cho 4 nhóm.
Mỗi nhóm: 4 bốn nghiệm, 1 giá sắt, 1 giá để ống nghiệm, kẹp, đèn cồn, ống dẫn khí thẳng, nút cao su, ống dẫn chữ L, que đóm, công tơ hút, thìa lấy hoá chất hoặc ống dẫn chữ V.
Hoá chất: dung dịch HCl; kẽm viên và bột CuO; H2O
C.Tiến trình tiết dạy:
I.Tổ chức: 1 phút
II. Kiểm tra bài cũ( 2 phút) GV cho các nhóm nhận dụng cụ, hoá chất.
III.Bài mới:
Hoạt động 1: Tiến hành làm thí nghiệm( 30 phút)
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của HS.
Nội dung.
GV: cho học sinh đọc nội dung thí nghiệm.
? Mục đích của thí nghiệm này là g:Hướng dẫn từng bước làm thí nghiệm (lắp ráp dụng cụ,lấy hoá chất).
GV:Theo dõi ,giúp đỡ các nhóm làm còn lúng túng.
GV: cho học sinh đọc cách làm thí nghiệm 2.
GV: hướng dẫn cách thu H2 bằng cách đẩy không khí và thử H2 ở ngọn lửa đèn cồn.
GV:Yêu cầu một học sinh nhắc lại theo các mẫu.
GV:Cho các nhóm làm thí nghiệm 2.
GV: quan sát giúp đỡ các
Nhóm
Giáo viên :làm thí nghiệm.3.
Hướng dẫn thao tác và ghi lại cách làm lên bảng .
GV: quan sát các nhóm làm ,uốn nắn thao tác cho học sinh
GV: cho các nhóm tường chình từng thí nghiệm.
GV: ghi lại các kết quả chính của thí nghiệm lên bảng .
GV: Cho các nhóm nhận xét- đánh giá nhau.
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thiện dần bảng tường trình. .
HS:Đọc nội dung thí nghiệm 1
HS: +Điều chế H2 .
+Đốt H2 trong không khí.
HS: quan sát sự hướng dẫn và phân công nhau làm thí nghiệm. 1.
HS: ghi lại kết quả thí nghiệm 1 vào nháp.
HS:nêu cách tiến hành thí nghiệm 2.
HS: quan sát thao tác mẫu.
!.một học sinh nhắc lại thao tác mẫu.
HS: làm thí nghiệm 2
Ghi lại kết quả để báo cáo.
HS:quan sát thao tác mẫu.
HS:Vưà quan sát vừa chuẩn bị hoá cụ ,hoá chất .
-Các nhóm làm thí nghiệm 3.
+phân công lấy Cuo .
+chuẩn bị đèn cồn.
+Chuẩn bị dụng cụ điều chế H2 .
+ghi kết quả quan sát được
-một nhóm nêu thí nghiệm 1.
-1 nhóm nêu thí nghiệm 2.
-1 nhóm báo cáo thi nghiệm 3.
-Các nhóm nhận sét
-bổ sung .
-các nhóm hoàn chỉnh bảng tường chình.
.
I.Tiến hành thí nghiệm.
1: Điều chế H2 .Đốt H2 trong không khí .
Bước 1:dùng một ống nghiệm một nốt cao su có ống dẫn khí lỏng đậy vào và kiểm tra kín.
-Mở nút cho 3viên kẽm,nhỏ 3ml dung dịch Hcl vào.
Bước 2: ậy nút cao su có ống dẫn khí thẳng vào ống nghiệm chứa Zn,Hcl vào giá ống nghiệm.
Bước 3: chờ khoảng một phút đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí H2 .Quan sát nghi nhận xét.
Thí nghiệm 2 .Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí
-lắp dụng cụ điều chế H2 như thí nghiệm 1.
-Lờy một ống nghiệm nhỏ úp lên đầu ống dẫn khí H2 sinh ra.
-sau một phút cho miệng óng nghiệm chúc xuống vào gần đầu ngọn lửa đèn cồn .Quan sát nhận xét hiện tượng .
Thí nghiệm3.
Hiđrô khí đồng (II) õit .
Bước 1: Lờy 1 ống nghiệm cỡ lớn,đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn chữ V kiểm tra độ kín .
Bước 2: cho bột CuO vào điểm gấp khúc của ống chữ V.
-Bước 3:cho vào ống nghiệm 4-5 viên kẽm và 10ml axit Hcl
-Bước 4.lắp ống chữ V có nút cao su vào ống nghiệm .
-hơ nóng đều ống thuỷ tinh ( kẹp gỗ giữ ống nghiệm cắm vào đế sứ .
sau đó đun tập trung vào chỗ có chứa CuU .
nhận xét hiện tựơng xảy ra.
II: tường trình.
1:thí nghiệm1;
Zn +2Hcl=ZnCl2 + H2.
H2 cháy trong không khí với ngọn lửa xanh mờ
2H2 + O2 = 2H2O .
2:thí nghiệm 2:
-khí H2 cháy với ngọn lửa màu xanh mờ -ống nghiệm đã có khí H2 .
3:thí nghiệm 3:
CuO(màu đen) chuyển dần sang màu đỏ gạch Cu.khiH2 đi qua và được đun nóng
CuO+ H2 =Cu +H2=O
.
III: Cuối buổi thực hành :
-Rửa dụng cụ .Rửa ống chữ V trong H2SO4 đặc nóng
-sắp xếp lại hoá cụ ,hoá chất .
-hoàn thành bản tường trình .
GV: nhận xét, rút kinh nghiệm buổi thực hành .
-
File đính kèm:
- hoa8tuan 26.doc