/ Về kiến thức :
Hiểu khá niệm BPT bậc nhất 1 ẩn .
2/ Về kỹ năng :
Biết giải và biện luận BPT bậc nhất 1 ẩn , thành thạo trong việc biểu diễn tập nghiệm của BPT bậc nhất 1 ẩn trên trục số .
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2772 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48,49 : Ngày soạn : 28/12/2006
Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn
I/ Mục tiêu :
1/ Về kiến thức :
Hiểu khá niệm BPT bậc nhất 1 ẩn .
2/ Về kỹ năng :
Biết giải và biện luận BPT bậc nhất 1 ẩn , thành thạo trong việc biểu diễn tập nghiệm của BPT bậc nhất 1 ẩn trên trục số .
3/ Về tư duy và thái độ :
- Cẩn thận, chính xác trong khai triển , tính toán .
- Biết quy lạ về quen .
II/ Chuẩn bị phương tiện dạy học :
HS đã biết PP giải BPT bậc nhất 1 ẩn
III/ Phương pháp :
Cơ bản dùng PP gợi mở vấn đáp thông qua các HĐ điều khiển tư duy , đan xen hoạt động nhóm
IV/ Tiến trình bài giảng :
1/ Kiểm tra bài cũ :
Ta biết các BPT dạng : ax + b 0 ; ax + b ≥ 0 , a,b là hằng số , a ≠ 0
Hoạt động 1: Cho BPT mx ≤ m(m + 1)
a/ Giải BPT khi m = 2
b/ Giải BPT khi m = -
Sau khi giải xong . GV nhận xét khi giải BPT bậc nhất 1 ẩn cần lưu ý tới dấu của hệ số a . Bây giờ nếu a, b không phải là hằng số mà là tham số thi tập nghiệm của BPT sẽ phụ thuộc tham số . Việc tìm nghiệm BPT tuỳ theo giá trị của tham số gọi là việc giải và biện luận BPT
Tiết 48 :
2/ Bài mới :
Hoạt động 2 : Hình thành cách giải BPT dạng ax+ b < 0
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
+ x < -b/a
+ x > -b/a
+ 0x < b
* b ≤ 0 thì tập nghiệm của BPT là
* b > 0 thì tập nghiệm của BPT là
- B1 : Nếu a > 0 nghiệm BPT là gì ?
- B2 : Nếu a < 0 nghiệm BPT là gì ?
- B3 : Nếu a = 0 thì 0x < b . Chia trường hợp theo b
- GV nêu nhận xét việc biện luận BPT trên tuân theo mấy bước ?
Hoạt động 3 : Từ kết quả biện luận trên hãy suy ra câu hỏi sau :
Tìm điều kiện để ax + b < 0 vô nghiệm ? Vô số nghiệm ?
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
a/ ax + b < 0 vô nghiệm
b/ BPT vô số nghiệm
- Tương tự hình thành cách biện luận trên đối với các dạng BPT còn lại . Và cũng tìm điều kiện để BPT trên vô nghiệm ? Vô số nghiệm ?
Hoạt động4 : Giải và biện luận BPT
mx + 1 > x + m2 .
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Nhận biết BPT thuộc dạng nào ?
Đưa BPT về dạng :
(m- 1) x > m2 – 1
- Thực hiện theo các bước đã nêu
- BPT trên thuộc dạng nào ? đã biết cácg làm chưa ? Có thể đưa về dạng đã làm bằng cách nào ? Các bước tiến hành ?
- Yêu cầu HS thực hiện theo 3 bước
- Yêu cầu HS biểu diễn nghiệm trên trục số .
Hoạt động 5 : Suy ra tập ngiệm của BPT : mx + 1 ≥ x + m 2
Hướng dẫn HS làm tương tự
Tương tự HS đưa ra kết quả
Tiết 49 :
Hoạt động 6 : Hình thành cách giải hệ BPT bậc nhất một ẩn :
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Nhận nhiệm vụ và tìm hiểu cách giải
- Độc lập tiến hành giải
- Đại diện lên bảng làm
- Nhớ lại kiến thức về giá trị tuyệt đối
- Tìm phương án trả lời
- Độc lập tiến hành làm và đại diện lên bảng làm
- Cho HS giải ví dụ 3 trong SGK
- Một giá trị x nào đó là nghiệm của hệ BPT khi nào ?
- Nêu cách giải hệ BPT
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- Nhận và chính xác kết quả
- Cho HS làm câu hỏi 3 SGK
- Gọi HS nêu điều kiện để đồng thời xảy ra 2 đẳng thức
- Nhận xét cách thực hiện tìm điều kiện đó
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- Nhận và chính xác kết quả
Hoạt động 7 : Làm ví dụ 4 SGK :
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Nhận nhiệm vụ và tìm hiểu cách giải
- Độc lập tiến hành giải
- Đại diện lên bảng làm
- Tập nghiệm của (9) là :
- Tập nghiệm của (10) là :
Suy ra : 3 < - m hay m < - 3
- Cho HS giải ví dụ 3 trong SGK
- Em hãy tìm tập nghiệm của từng BPT và xem khi nào thì giao của 2 tập nghiệm đó khác rỗng
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- Nhận và chính xác kết quả
- Hỏi : Khi nào thì hệ đã cho vô nghiệm ?
2. Củng cố bài giảng :
Nhắc lại cách giải và biện luận BPT bậc nhất : ax + b < 0
3. Luyện tập :
1/ Tìm m để BPT sau có tập nghiệm là
( m2 + 4m + 3 ) x + m2 + m < 0
2/ Giải hệ BPT sau :
3/ Tìm m để hệ BPT sau vô nghiệm :
File đính kèm:
- Tiet 48 , 49 BPT va HBPT bac nhat mot an.doc