Bài giảng Chương 4: phản ứng hoá học bài 25: phản ứng oxi hoá khử

I. Mục tiêu

 Học sinh biết: Lập phương trình phản ứng oxi hoá khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

 Học sinh hiểu:

 - Cách xác định chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá và sự khử.

 - Thế nào là phản ứng oxi hoá khử. Phân biệt phản ứng oxi hoá – khử với phản ứng không oxi hoá – khử.

 

doc13 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 4: phản ứng hoá học bài 25: phản ứng oxi hoá khử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25/11/2008 Tuần 14 Tiết 40 Chương 4: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC Bài 25: PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ I. Mục tiêu Học sinh biết: Lập phương trình phản ứng oxi hoá khử bằng phương pháp thăng bằng electron. Học sinh hiểu: - Cách xác định chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá và sự khử. - Thế nào là phản ứng oxi hoá khử. Phân biệt phản ứng oxi hoá – khử với phản ứng không oxi hoá – khử. II. Chuẩn bị Bảng so sánh phản ứng oxi hoá khử theo quan niệm cho nhân Oxi với quan niệm cho nhận số oxi hoá. III. Phương pháp Dùng phương pháp tạo tình huống, do sự xuất hiện của kiến thức mới mà kiến thức cũ không thể giải quyết được. IV. Các bước lên lớp 1. Oån định 2. Kiểm tra bài cũ: - Viết phương trình mô tả sự hình thành ion: Na+, Mg2+, S2-, Cl- - Xác định số oxi hoá của các nguyên tố: KCl, MnO2, KMnO4, H2SO4 và NO3- 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: phản ứng của Natri với Oxi Gv: phát phiếu học tập. a. Hãy viết phương trình phản ứng giữa Na và Oxi và chỉ chất khử chất oxi hoá, sự khử và sự oxi hoá? b. Hãy tìm trong phản ứng trên chất nào nhường electron? Chất nào nhận electron? c. Xác định sự tăng giảm số oxi hoá của các nguyênt ố trước và sau phản ứng? Gv: dẩn dắt học sinh đi đến kết luận đúng. Hoạt động 2: Phản ứng của Fe với dd muối đồng sunfsat Gv: phát phiếu học tập 2: a. Viết phương trình phản ứng hoá học xãy ra giữa sắt với dd muối sunfat? b. Có thể dựa vào sự kết hợp với oxi và chất cung cấp oxi để xác định chất oxi hoá và chất khử và phản ứng oxi hoá khử được không? c. Hãy xác định số oxi hoá của các nguyêntố trong phản ứng và nhận xét sự thay đổi của chúng và kết luận chất nào là chát khử, chất oxi hoá? d. Phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hoá khử không? Tai sao? Hoạt động 3: Phản ứng của Hidro với Clo Gv: Phát phiếu học tập: a. Hãy viết phương trình phản ứng hoá học của phản ứng giữa Hidro và Clo? b. Xác định số oxi hoá của các nguyên tố và cho biết chất nào nhận, chất nào nhường electron? Gv: yêu cầu học sinh dựa vào sự thay đổi số oxi hoá cho biết chất oxi hoá và chất khử Hoạt động 4: Định nghĩa Gv: Chất nhường e khi nào? Gọi tên Gv: Chất nhận e khi nào? Gọi tên Gv: quá trình nhường e gọi là gì? Gv: quá trình nhận e là gì? Hoạt động 5: củng cố và dặn dò làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 sgk. Về nhà xem trước phần lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử. Chương 4: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC Bài 25: PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ I. Phản ứng oxi hoá khư û 1. Phản ứng của Natri với Oxi a. Phương trình phản Na Là chất khử O2 là chất oxi hoá b. Xác định chất oxi hoá chất khử - Nguyên tử Na nhường electron là chất khử. - Nguyên tử O nhận electron là chất oxi hoá. c. Chất oxi hoa,ù chất khử Số oxi hoá của Na tăng từ 0 lên +1 Natri là chất khử. Sự làm tăng số oxi hoá của Na là sự oxi hoá nguyên tử Natri. Số oxi hoá của nguyên tử O giảm từ 0 xuống -2: Oxi là chất oxi hoá . Sự làm giảm số oxi hoá của Oxi là sự khử nguyên tử oxi. d. Phản ứng trên là phản ứng oxi hoá – khử vì có sự thay đổi số oxi hoá. 2. Phản ứng của sắt với dd đồng sunfat. a. Phương trình phản ứng Fe + Cu SO4 -> CuSO4 + Fe b. Không thể dựa vào sự kết hợp với oxi để xđ số oxi hoá c. Chất oxi hoa,ù chất khử - Fe -> Fe+2 số oxi hoá tăng : chất khử - Cu+2 -> Cu số oxi hoá giảm: chất oxi hoá d. Phản ứng trên là phản ứng oxi hoá – khử vì có sự thay đổi số oxi hoá 3. Phản ứng của Hidro với Clo a. Phương trình phản ứng H2 + Cl2 -> 2HCl b. Không thể dựa vào sự kết hợp với oxi để xđ số oxi hoá c. Xác định chất khử chất oxi hoá dựa vào sự thay đổi số oxi hoa. Sự khử – sự oxi hoá H0 -> H+ số oxi hoá tăng: Chất khử Cl0 -> Cl- số oxi hoá giảm: chất oxi hoá 4. Định nghĩa Chất khử là chất nhường electron hay là chất có số oxi hoá tăng sau phản ứng. Chất khử còn gọi là chất bị oxi hoá. Chất oxi hoá là chất nhận electron hay là chất có số oxi hoá giảm sau phản ứng. Chất oxi hoá còn gọi là chất bị khử. Sự oxi hoá (quá trình oxi hoá) một chất là làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hoá chất đó. Sự khử (quá trình khử) một chất là làm cho chất đó bị nhận electron hay làm giảm số oxi hoá chất đó. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng; hay phản ứng oxi hoá khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố. Ngày soạn:25/11/2008 Tuần 14 Tiết 41 Chương 4: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC Bài 25: PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ I. Mục tiêu Học sinh biết: Lập phương trình phản ứng oxi hoá khử bằng phương pháp thăng bằng electron. Học sinh hiểu: - Cách xác định chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá và sự khử. - Thế nào là phản ứng oxi hoá khử. Phân biệt phản ứng oxi hoá – khử với phản ứng không oxi hoá – khử. II. Chuẩn bị Bảng so sánh phản ứng oxi hoá khử theo quan niệm cho nhân Oxi với quan niệm cho nhận số oxi hoá. III. Phương pháp Dùng phương pháp tạo tình huống, do sự xuất hiện của kiến thức mới mà kiến thức cũ không thể giải quyết được. IV. Các bước lên lớp 1. Oån định 2. Kiểm tra bài cũ: - Viết phương trình mô tả sự hình thành ion: Na+, Mg2+, S2-, Cl- - Xác định số oxi hoá của các nguyên tố: KCl, MnO2, KMnO4, H2SO4 và NO3- 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Lập phương trìnhphản ứng oxi hoá khử Gv: nêu vấn đề: phản ứng Na + O2 -> Na2O muốn cân bằng phương trình thì tổng số e nhường phải bằng tổng số e thu. Gv: gợi ý giúp học sinh làm bước 1 và 2 hướng dẩn bước 3 và 4 Gv: Xác định số oxi hoá của các nguyênt ố có số oxi hoá thay đổi Gv: viết các quá trình cho biết quá trình nào là qt oxi hoá và quá trình khử? Gv: tìm bội số chung nhỏ nhất, cho biết hệ số của chất oxi hoá và chất khử? Gv: đặt hệ số vào sơ đồ phản ứng cho biết phương trình đã cân bằng chưa? Lí do tại sao? Hoạt động 2: Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá khử Học sinh nghiên cứu sgk cho biết ý nghĩa của các phản ứng oxi hoá khử đối với đời sống của chúng ta? Hoạt động 3: củng cố dặn dò - lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử sau: + Fe2O3 + CO -> Fe + CO2 + NH3 + O2 -> N2 + H2O + Cu + HNO3 -> Cu(NO3)2 + NO + H2O - Về nhà làm các bài tập 6, 7 sgk - Đọc trước bài Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ Bài 25: PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ (TT) I. Phản ứng oxi hoá – khử. II. Lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử. Vd 1: Na + O2 -> Na2O - Xác định số oxi hoá của các nguyên tố có số oxi hoá thay đổi Na0 + O20 -> - Viết 2 quá trình oxi và khử, cân bằng mỗi quá trình. Na0 -> Na+1 + e + 2.2e -> 2O-2 - Tìm hệ số (thăng bằng electron trao đổi đã bằng nhau thì thôi. Nếu số electron trao đổi chưa bằng nhau thì thăng bằng theo cách tìm bội số chung nhỏ nhất và nhân thên hệ so)á. BSCNN = 4 (Na0 -> Na+1 + e).4 + 2.2e -> 2O-2 - Đặt hệ số của chất oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hoá học. 4Na + O2 -> 2Na2O Vd 2: MnO2 + HCl -> MnCl2 + Cl2 + H2O - Xác định số oxi hoá của các nguyên tố có số oxi hoá thay đổi - Viết 2 quá trình oxi và khử, cân bằng mỗi quá trình. Cl-1 -> Cl0+ e Mn+4 + 2e -> Mn+2 - Tìm hệ số (thăng bằng electron trao đổi đã bằng nhau thì thôi. Nếu số electron trao đổi chưa bằng nhau thì thăng bằng theo cách tìm bội số chung nhỏ nhất và nhân thên hệ số. BSCNN = 2 2.(Cl-1 -> Cl0+ e) Mn+4 + 2e -> Mn+2 - Đặt hệ số của chất oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hoá học. MnO2 + 2HCl -> MnCl2 + Cl2 + H2O Nhận thấy có 2 phân tử HCl có số oxi hoá không đổi, chúng đóng vai trò là chất tạo môi trường. Phương trình được viết như sau: MnO2 + 4HCl -> MnCl2 + Cl2 + 2H2O Trong phản ứng này một số HCl là chất khử và một số chất là chất tạo mội trường. III. Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá khử (sgk) Ngày soạn: 25/11/2006 Tuần 14 Tiết 42 Bài 26: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HOÁ HỌC VÔ CƠ I. Mục tiêu Học sinh biết: - Phân loại phản ứng trong hoá học dựa vào những kiến thức có sẵn và dựa vào số oxi hoá. - Nhiệt phản ứng, phản ứng thu nhiệt và toả nhiệt. Học sinh vận dụng: - Dựa vào quy tắc để tính số oxi hoá và dựa vào số oxi hoá để phân loại phản ứng. - Biểu diển phương trình nhiệt hoá học. II. Chuẩn bị - Tranh vẽ sơ đồ đốt cháy Hidro. - Sơ đồ phản ứng khử đồng oxit bằng Hidro. - Các dung dịch CuSO4, NaOH III. Phương pháp Đàm thoại gợi mở và mô tả thí nghiệm IV. Các bước lên lớp 1. Oån định 2. Kiểm tra bài cũ: Lập phương trình phản ứng hoá học của phản ứng oxi hoá sau: - MnO2 + HCl -> MnCl2 + Cl2 + H2O - Cu + HNO3 -> Cu(NO3)2 + NO + H2O - Fe + H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Phản ứng hoá hợp Hs dựa theo sơ đồ đốt cháy khí Hidro mô tả và viết phương trình phản ứng Gv: Viết phương trình hoá học và xác định số oxi hoá các nguyêntố trong phản ứng? Gv: Viết phương trình hoá học và xác định số oxi hoá các nguyêntố trong phản ứng? Gv: dựa vào các phản ứng hoá học trên, HS đưa ra nhận xétvề số oxi hoá và kết luận. Hoạt động 2: phản ứng phân huỹ Gv: xác định số oxi hoá của các nguyên tố? Gv: thí nghiệm đun nóng Cu(OH)2, học sinh nhật xét về sự thay đổi màu sắt của phản ứng? Gv: Vietá phương trình và xác định số oxi hoá của các nguyên tố Gv: dựa vào các phản ứng hoá học trên, HS đưa ra nhận xétvề số oxi hoá và kết luận. Hoạt động 3: Phản ứng thế Gv: Vietá phương trình và xác định số oxi hoá của các nguyên tố? Nhân xét sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố? Gv: Vietá phương trình và xác định số oxi hoá của các nguyên tố? Nhân xét sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố? Gv: dựa vào các phản ứng hoá học trên, HS đưa ra nhận xétvề số oxi hoá và kết luận. Hoạt động 4: Phản ứng trao đổi Gv: Vietá phương trình và xác định số oxi hoá của các nguyên tố? Nhân xét sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố? Gv: dựa vào các phản ứng hoá học trên, HS đưa ra nhận xétvề số oxi hoá và kết luận. Hoạt động 5: Kết luận Gv: Cho biết các loại phản ứng nào là phản ứng oxi hoá khử? Hoạt động 6: dặn dò và củng cố - Loại phản ứng nào có thể là phản ứng oxi hoá khử? - Loại phản ứng nào luôn là phản ứng oxi hoá khử? - Làm các bài tập trong sgk + đọc trước ph/ứng toả nhiệt và pứ thu nhiệt. Bài 26: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HOÁ HỌC VÔ CƠ I. Sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố trong phản ứng hoá học: 1. Phản ứng hoá hợp a. Thí dụ 1: - Số oxi hoá của Hidro tăng từ 0 lên +1 - Số oxi hoá của oxi giảm từ 0 xuống -2 b. Thí dụ 2: - Số oxi hoá của các nguyên tố không có sự thay đổi. Nhận xét: Trong phản ứng hoá hợp, số oxi hoá của các nguyên tố có sự thay đổi hoặc không thay đổi. 2. Phản ứng phân huỷ a. Thí dụ 1: - Số oxi hoá của oxi tăng từ -2 lên 0 - Số oxi hoá của Cl giảm từ +5 xuống -1 b. Thí dụ 2: Số oxihoá của các nguyên tố không đổi. Nhận xét: Trong phản ứng phân huỷ, số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi. 3. Phản ứng thế: a. Thí dụ 1: - Số oxihoá của Cu tăng từ 0 lên +2 - Số oxi hoá của Ag giảm từ +1 xuống 0 b. Thí dụ 2: - Số oxi hoá của Zn tăng từ 0 đến +2. - Số oxi hoá của H giảm từ +1 xuống 0 Nhân xét: Trong phản ứng thế, bao giờ củng có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố. 4. Phản ứng trao đổi a. Thí dụ 1: Số oxi hoá của các nguyên tố không thay đổi b. Thí dụ 2: Số oxi hoá của các nguyêntố không thay đổi Nhận xét: Trong phản ứng trao đổi số oxi hoá của các nguyên tố không thay đổi. 5. Kết luận Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá có thể chia phản ứng hoá học làm hai loại: - Phản ứng oxi hoá – khử (Phản ứng hoá học có sự thay đổi số oxi hoá) - Phản ứng không phải oxi hoá – khư û(Phản ứng hoá học không có sự thay đổi số oxi hoá) Ngày soạn: 2/12/2006 Tuần 15 Tiết 43 Bài 26: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HOÁ HỌC VÔ CƠ I. Mục tiêu Học sinh biết: - Phân loại phản ứng trong hoá học dựa vào những kiến thức có sẵn và dựa vào số oxi hoá. - Nhiệt phản ứng, phản ứng thu nhiệt và toả nhiệt. Học sinh vận dụng: - Dựa vào quy tắc để tính số oxi hoá và dựa vào số oxi hoá để phân loại phản ứng. - Biểu diển phương trình nhiệt hoá học. II. Chuẩn bị - Tranh vẽ sơ đồ đốt cháy Hidro. - Sơ đồ phản ứng khử đồng oxit bằng Hidro. - Các dung dịch CuSO4, NaOH III. Phương pháp Đàm thoại gợi mở và mô tả thí nghiệm IV. Các bước lên lớp 1. Oån định 2. Kiểm tra bài cũ: Lập phương trình phản ứng hoá học của phản ứng oxi hoá sau: - MnO2 + HCl -> MnCl2 + Cl2 + H2O - Fe + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + H2O - Cu + H2SO4 -> CuSO4 + SO2 + H2O 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Định nghĩa Gv: làm thí nghiệm đốt cháy Magie trong không khí và đun nóng đường trắng? Hs: quan sát thí nghiệm rồi nhận xét - Thí nghiệm một cung cấp nhiệt ban đầu, sau đó nhiệt của phản ứng toả ra làm cho Magie tiếp tục cháy. - Thí nghiệm hai là phản ứng thu nhiệt nên phải cung cấp nhiệt liên tục. Gv: nêu định nghĩa các phản ứng toả nhiệt và thu nhiệt. Hoạt động 2: Phương trình nhiệt hoá học Gv: thong báo để biểu diễn một phản ứng thu nhiệt hay toả nhiệt người ta dùng phương trình nhiệt hoá học. Để biểu diễn nhiệt kèm theo phản ứng người ta dùng nhiệt phản ứng. Kí hiệu H học sinh nhận xét phản ứng và rút ra kết luận. Hoạt động 3: củng cố và dặn dò - Thế nào là phản ứng toả nhiệt viết một phương trình phản ứng toả nhiệt. - Thế nào là phản ứng thu nhiệt viết một phương trình phản ứng thu nhiệt. - Về nhà làm các bài tập 4, 5, 6, 7, 8 trang 113 sgk. Chuẩn bị bài luyện tập. Bài 26: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HOÁ HỌC VÔ CƠ I. Sự thay đổi số oxi hoá của các nguyênt ố trong phản ứng hoá học. II. Phản ứng toả nhiệt và phản ứng thu nhiệt. 1. Định nghĩa - Phản ứng toả nhiệt là phản ứng hoá học giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. - Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hoá học hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. 2. Phương trình nhiệt hoá học 2Na(r) + Cl2(k) -> 2NaCl(r) H = -822,2kj/mol * Kết luận: Phương trình phản ứng có ghi thêm giá trị H và trạng thái các chất được gọi là phương trình nhiệt hoá học. H > 0: phản ứng thu nhiệt H < 0: phản ứng toả nhiêt% Ngày soạn: 2/12/2006 Tuần 15 tiết 44 Bài 27: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4 I. Mục tiêu: 1. Củng cố kiến thức: - Phân loại phản ứng hoá học. - Nhiệt của phản ứng hoá học, phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt. - Phản ứng oxi hoá – khử, chất khử, chất oxi hoá, sự oxi hoá, sự khử. 2. Rèn luyện kĩ năng: Lập phương trình của phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron. II. Chuẩn bị: Bài tập lập phương trình phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron. III. Phương pháp: Đàm thoại nêu vấn đề IV. Bài mới 1. Oån định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Lấy 4 vd về phản ứng hoá hợp và phân huỷ trong đó có 2 phàn ứng thuộc loại oxi hoá khư.û - Định nghĩa phản ứng toả nhiệt và phản ứng thu nhiệt, thế nào là phương trình nhiệt hoá học. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1: phản ứng oxi hoá – khử Gv: Thế nào là phản ứng oxi hoá khử? Gv: thế nào là chất oxi hoá, chất khử? Gv: thế nào là sự oxi hoá, sự khử? Gv: nêu các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử? Gv: nêu các quy tắc xác định số oxi hoá? Hoạt động 2: Phân loại phản ứng hoá học Gv: có thể phân chia phản ứng hoá học thành mấy loại? Cho ví dụ. Nhận xét sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố trong mỗi loại phản ứng đó. Gv: Thế nào là nhiệt của phản ứng hoá học? Gv: thế nào là phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt? Gv: có thể biễu diễn phương trình hiệt hoá học như thế nào? Hoạt động 3: Bài tập Bài 1: Tính số oxi hoá của các nguyên tố Lưu hhuỳnh: SO2, H2SO3, HSO4-, HS- Clo: ClO4-, ClO-, Cl2, NaClO Cacbon: CH4, HCO3-, CO2, CO Bài 2: Trong phản ứng hoá học sau: 3K2MnO4 + 2H2O -> 2KMnO4 + MnO2 + 4KOH Nguyên tố Mangan: a/ Chỉ bị oxi hoá b/ Chỉ bị khử c/ Vừa bị oxi hoá vừa bị khử d/ Không bị oxi hoá, không bị khử. Bài 3: Hãy nêu phản ứng hoá hợp tạo ra hai đơn chất hai hợp chất một đơn chất và một hợp chất Bài 4: Nêu thí dụ về phản ứng hoá hợp của: Hai đơn chất Hai hợp chất Đơn chất và hợp chất Bài 5: Nêu thí dụ về phản ứng tạo muối từ: hai đơn chất hai hợp chất Từ một đơn chất và từ một hợp chất Bài 6: NaOH có thể điều chấ bằng cách: Phản ứng hoá hợp Phản ứng thế Phản ứng trao đổi Hoạt động 4: dặn dò - về nhà chuẩn bị làm các bài tập lập phương trình oxi hoá khữ bằng phương pháp thăng bằng e. học bốn bước lập phương trình oxi hoá khử Bài 27: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4 A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG. 1. Phản ứng oxi hoá – khử. (học sinh trả lời các câu hỏi của gv) 2. Phân loại phản ứng hoá học (học sinh trả lời các câu hỏi của gv) B. BÀI TẬP Bài 1: số oxi hoá của các nguyên tố - lưu huỳnh: - Clo : - Cacbon : Bài 2: Học sinh trả lời: c đúng. Bài 3: 2HgO -> 2Hg + O2 2Al(OH)3 -> Al2O3 + 3H2O 2KNO3 -> 2KCl + O2 Bài 4: H2 + Cl2 -> 2HCl CO2 + H2O -> H2CO3 O2 + 2SO2 _-> 2SO2 Bài 5: 2Fe + 3Cl2 -> FeCl3 CuO + H2SO4 -> CuSO4 + H2O Cl2 + 2NaOH -> NaCl + NaClO + H2O Bài 6: Na2O + H2O -> 2NaOH Na + H2O -> NaOH + ½ H2 Na2CO3 + Ba(OH)2 -> BaCO3 + 2NaOH Ngày soạn: 2/12/2006 Tuần 15 tiết 45 Bài 27: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4 I. Mục tiêu: 1. Củng cố kiến thức: - Phân loại phản ứng hoá học. - Nhiệt của phản ứng hoá học, phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt. - Phản ứng oxi hoá – khử, chất khử, chất oxi hoá, sự oxi hoá, sự khử. 2. Rèn luyện kĩ năng: Lập phương trình của phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron. II. Chuẩn bị: Bài tập lập phương trình phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron. III. Phương pháp: Đàm thoại nêu vấn đề IV. Bài mới 1. Oån định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Lấy 4 vd về phản ứng hoá hợp và phân huỷ trong đó có 2 phảøn ứng thuộc loại oxi hoá khư.û - Định nghĩa phản ứng toả nhiệt và phản ứng thu nhiệt, thế nào là phương trình nhiệt hoá học. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1: Bài tập Bài 1: Lập phương trình các phản ứng oxi hoá khử dưới đây a.NaClO + KI + H2SO4 ->I2 + NaCl +K2SO4+H2O b.Cr2O3 + KNO3 +KOH-> K2CrO4 + KNO2 + H2O c.Al + Fe2O3 -> Al2O3 + Fe d. FeS2 + O2 -> Fe2O3 + SO2 e. Mg + HNO3 -> Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O gv: yêu cầu học sinh nhắc lại 4 quy tắc xác định số oxi hoá gv: cho biết 4 bước lập một phương trình oxi hoá khử bằng phương pháp thăng bằng electron? Gv: gọi học sinh lên bảng lập phương trình các học sinh bên dưới thảo luận cùng làm bài chuẩn bị nhận xét. Bài 2: Hoàn thành các phương trình hoá học dưới đây a. KMnO4 + HCl -> Cl2 + MnCl2 + … b. SO2 + HNO3 + H2O -> NO + … c. As2S3 + HNO3 + H2O -> H2AsO4 + NO+ H2SO4 Bài 3: Cho KI tác dụng với KMnO4 trong dd H2SO4, người ta thu được 1,2g MnSO4 Tính số gam iot tạo thành. Tính khối lượng KI tham gia phản ứng Hoạt động 2: dặn dò Oân lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử, khái niệm độ âm điện, số oxi hoá. Viết cấu hình electron. Bài 27: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4 BÀI TẬP Bài 1: Bài 2: a. 2KMnO4 + 16HCl -> 5Cl2 + 2KCl +MnCl2 + 8H2O b. 3SO2 + 2HNO3 + 2H2O -> 2NO + 3H2SO4 c. 3As2S3 + 28HNO3 + 4H2O -> 6H2AsO4 + 28NO+ 9H2SO4 10KI + 2KMnO4 + 8H2SO4 -> 5I2 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O Theo đề bài ta có: = 1,2/151 = 0,008 Theo phương trình phản ứng ta có = 5x0,008 x 254 = 5,08g b. Theo phương trình phản ứng ta MKI = 0,008 x 5 x 166 = 6,64g Ngày soạn: 7/12/2006 Tuần 16 Tiết 46 Bài 28: BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ I. Mục tiêu Luyện tập các kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát, nhận xét và giải thích các hiện tượng xãy ra khi làm thí nghiệm Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng xảy ra trong các phản ứng oxi hoá khử. II. Chuẩn bị - Dụng cụ: Oáng nghiệm = 4, bát sứ = 1, kẹp lấy hoá chất = 1, kẹp ống nghiệm = 1, ống hút nhỏ gịot = 6, thìa xúc hoá chất = 1, đèn cồn = 1. - Hoá chất: Zn, dd HCl, H2SO4, dd KMnO4 loãng, Fe, băng Mg, dd FeSO4, lọ chứa khí CO2 III. Phương pháp thí nghhiệm IV. Các bước lên lớp 1. Oån định 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất của kim loại lấy phương trình phản ứng chứng minh. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1: Phản ứng giữa kim loại và dd axit Gv: cho vào ống nghiệm 2ml dd axit sunfuric loãng, bỏ vào ống nghiệm 1 viên Zn nhỏ Gv: Học sinh làm thí nghiệm quan sát hiện tượng giải thích, viết phương trình phản ứng Hoạt động 2: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối. Gv: Cho vào ống nghiệm 2ml dd CuSO4 loãng. Thả vào ống nghiệm một đinh sắt đã làm sạch bề mặt. Đ63 yên ống nghiệm trong 10 phút. Gv: Học sinh làm thí nghiệm quan sát hiện tượng giải thích, viết phương trình phản ứng Hoạt động 3: : Phản ứng giữa CO2 và Mg Lấy 1 băng Mg châm lửa trong không khí rồi đưa vào bình chứa khí CO2 Gv: Học sinh làm thí nghiệm quan sát hiện tượng giải thích, viết phương trình phản ứng Gv: Cho biết có thể dập tắc đám cháy Mg bằng bình phun khí CO2 không? Hoạt độ 4: Phản ứng giữa FeSO4 với dd KMnO4 trong dd H2SO4 Rót vào ống nghiệm 2ml FeSO4, thêm 1ml dd H2SO4. nhỏ vào ống nghiệm từng giọt KMnO4, lắc nhẹ ống nghiệm sau mỗi lần thêm. Gv: Học sinh làm thí nghiệm quan sát hiện tượng giải thích, viết phương trình phản ứng Hoạt động 5: củng cố và dặn dò Về nhà viết bản tường trình Chuẩn bị chương halogen Oân lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử, khái niệm độ âm điện, số oxi hoá. Viết cấu hình electron. Thí nghiệm 1: Phản ứng giữa kim loại và dd axit. 1. học sinh làm thí nghiệm 2. Quan sát hiện tượng và giải thích Trong ống nghiệm có bọt khí H2 nổi lên, Zn tan dần trong dd axit. Zn nhường electron, H+ thu electron 3. Phương trình phản ứng Zn + H2SO4 + ZnSO4 + H2 Thí nghiệm 2: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối. 1. Học làm thí nghiệm 2. Quan sát hiện tượ

File đính kèm:

  • docGA 10 NC THAN KHAO.doc
Giáo án liên quan