I - KHÁI NIỆM CHUNG:
MÔI TRƯỜNG: là tập hợp tất cả các thành phần vật chất bao quanh sự vật có khả
năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật, vật thể hay sự kiện.
Môi trường sống của con người là tổng hợp các yếu tố vật lý hóa học, kinh tế, xã
hội bao quanh có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và của từng cộng
đồng. Môi trường sống của loài người là tất cả những gì có và đang diễn ra trong vũ trụ và
thái dương hệ.
Môi trường sống của con người được chia theo mục đích và nội dung nghiên cứu
thành:
-Môi trường thiên nhiên: bao gồm các yếu tố thiên nhiên như: vật lý, hóa học
(được gọi chung là môi trường vật lý) và sinh học tồn tại khách quan, ít chịu sự chi phối
của con người.
-Môi trường xã hội: gồm các mối quan hệ tương tác giữa con người và con người.
-Môi trường nhân tạo: gồm các yếu tố vật lý, hóa học, xã hội do con người tạo ra
và chịu sự chi phối của con người.
Các thành phần của môi trường luôn tồn tại ở dạng vận động, chuyển hóa trong tự
nhiên, diễn ra theo chu trình và thường ở dạng cân bằng. Sự cân bằng này đã đảm bảo cho
sự sống phát triển ổn định. Khi bị mất cân bằng do xảy ra các sự cố ,môi trường sống sẽ
vận động và tạo lập sự cân bằng mới.Điều đó sẽ tác động tới con người và sinh vật ở phạm
vi toàn cầu hay từng khu vực.
10 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1BÀI GIẢNG
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
BIÊN SOẠN : TS PHẠM TIẾN DŨNG
Tp. HCM 02 - 2008
2CHƯƠNG 1: KHÔNG KHÍ VÀ MÔI TRƯỜNG.
I - KHÁI NIỆM CHUNG:
MÔI TRƯỜNG : là tập hợp tất cả các thành phần vật chất bao quanh sự vật có khả
năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật, vật thể hay sự kiện.
Môi trường sống của con người là tổng hợp các yếu tố vật lý hóa học, kinh tế, xã
hội bao quanh có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và của từng cộng
đồng. Môi trường sống của loài người là tất cả những gì có và đang diễn ra trong vũ trụ và
thái dương hệ.
Môi trường sống của con người được chia theo mục đích và nội dung nghiên cứu
thành:
-Môi trường thiên nhiên: bao gồm các yếu tố thiên nhiên như: vật lý, hóa học
(được gọi chung là môi trường vật lý) và sinh học tồn tại khách quan, ít chịu sự chi phối
của con người.
-Môi trường xã hội: gồm các mối quan hệ tương tác giữa con người và con người.
-Môi trường nhân tạo: gồm các yếu tố vật lý, hóa học, xã hội do con người tạo ra
và chịu sự chi phối của con người.
Các thành phần của môi trường luôn tồn tại ở dạng vận động, chuyển hóa trong tự
nhiên, diễn ra theo chu trình và thường ở dạng cân bằng. Sự cân bằng này đã đảm bảo cho
sự sống phát triển ổn định. Khi bị mất cân bằng do xảy ra các sự cố ,môi trường sống sẽ
vận động và tạo lập sự cân bằng mới.Điều đó sẽ tác động tới con người và sinh vật ở phạm
vi toàn cầu hay từng khu vực.
Trong môi trường thiên nhiên, trái đất là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất
tới con người. Về mặt vật lý trái đất được phân chia thành:
-Môi trường đất (Thạch quyển) bao gồm lớp đất sâu chừng 60 80 km trên lục địa
và 2 8 km trên đáy đại dương. Thành phần hóa học và tính chất vật lý của nó tương đối
ổn định và có ảnh hưởng lớn đến sự sống.
-Môi trường nước (Thủy quyển) là phần nước của vỏ trái đất bao gồm biển - hồ -
sông - suối - nước ngầm và băng tuyết.
-Khí quyển (môi trường khí) là lớp không khí trên bề mặt trái đất.
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG là các tai biến hay rủi ro do biến đổi bất thường của thiên
nhiên hay do quá trình hoạt động của con người làm suy thoái môi trường nghiêm trọng.
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG là sụ biến đối môi trường theo hướng bất lợi cho cuộc
sống của con người và hệ sinh quyển. Mà sự ô nhiễm đó chính do hoạt động của con
người gây ra với quy mô, phương thức và mức độ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp tác
động làm thay đổi mô hình, thành phần hóa học, tính chất vật lý và sinh học của môi
trường.
Bụi: là tổng các phần tử chất rắn khuếch tán trong không khí do bị cuốn vào, bị
tung vào ( ví dụ như do mài, đổ đất cát)
Tùy theo bản chất hóa học và kích thước mà hạt bụi có thể tồn tại lâu trong không
khí hay bị hắt ra khỏi dòng không khí. Thông thường, các hạt bụi có kích thước 10 m
khuếch tán trong không khí theo chuyển động Brao hay lắng với vận tốc đều xuống đất
nên được gọi là bụi bay, bụi lơ lửng những hạt có kích thước > 10 m lắng có gia tốc
trong không khí nên còn gọi là bụi lắng.
Những hạt bụi cực nhỏ bắt nguồn từ sự ngưng kết hơi vật liệu hay bay lên từ các
phán ửng hóa học còn được gọi là fumes (mù).
-SƯƠNG: là tổng hợp các giọt chất lỏng phân tán trong không khí khi ngưng hơi
chất lỏng hay chất lỏng bị phun, bị cuốn vào không khí.
-KHÓI: bao gồm các hạt vô cùng nhỏ cácbon hay mồ hóng, hình thành do quá
trình cháy không hết nhiên liệu như dầu mỏ, than cốc khói chứa các giọt cũng như các
3hạt khô.
-HƠI: là dạng khí từ các chất mà bình thường chúng ở dạng rắn hay lỏng. Chúng
hòa trôn hoàn toàn với không khí và có thể trở thành hỗn hợp gây nổ.
-KHÍ: lànhững chất dạng khí hòa trộn vào không khí. Chúng có thể trở về trạng
thái rắn hay lỏng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất nào đó.
-Phần tử sống: là tổng hợp các cơ thể sống phân tán trong không khí như vi khuẩn,
bào tử nấm
II. KHÔNG KHÍ:
Nhân loại hàng ngày sống và làm việc trong bầu không khí bao quanh mình. Do
vậy luôn luôn có một tác động qua lại giữa bầu không khí và con người ví dụ như: trao đổi
Oxy và Cacbonic; trao đổi nhiệt; làm phát sinh bụi và hơi độc
1. Thành phần hóa học:
Không khí trong tự nhiên là một hỗn hợp bao gồm các thành phần hóa học sau:
Bảng 1-1: Thành phần hóa học của không khí khô:
Ni tơ 78,09% Ô xy 20,94% Agon 0,93%
Cac bô nic 0.032% Nê ông 18 ppm Hê li 5,2 ppm
Mê tan 1,3 ppm Kripton 1,0 ppm Hyđro 0,5 ppm
CO 0,1 ppm Hơi nước.
Hỗn hợp của không khí khô và hơi nước tạo thành không khí ẩm.
2. Thông số vật lý của không khí ẩm:
a. Nhiệt độ: là thông số chỉ mức độ nóng lạnh của không khí. Nó được đo trên
nhiệt kế và biểu thị trên 2 đơn vị đo thường gặp là độ bách phân và độ 0F. trong tính toán
kỹ thuật, nó còn được tính bằng độ tuyệt đối 0K.
Nhiệt độ không khí xung quanh biến thiên liên tục theo thời gian do sự thay đổi
của các yếu tố khí hậu và sự hoạt động của con người. Đây cũng là thông số được đo và
ghi nhận liên tục ở các trạm quan trắc khí tượng.
Cần nhận biết một vài loại nhiệt độ sau:
-Nhiệt độ khô của không khí là nhiệt độ đo được bằng nhiệt kế đặt trực tiếp trong
không khí có được che chắn kỹ khỏi các nguồn bức xạ.
-Nhiệt độ ướt của không khí ẩm là nhiệt độ đo được bằng nhiệt kế có bầu được bao
quanh một lớp gạc mỏng tẩm ướt nước.
-Nhiệt độ bức xạ là nhiệt độ đo bằng nhiệt kế mà bầu của nó đặt trong tâm của quả
cầu kín bằng đồng được nhuộm đen mặt ngoài. Còn gọi là nhiệt kế cầu đen.
b. Độ ẩm:
-Độ ẩm tuyệt đối: là thông số chỉ lượng hơi nước trong 1 m3 không khí. Nó là một
đại lượng phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và phân áp suất hơi nước Pn (mm Hg)
Trong đó : f – Độ ẩm tuyệt đối g/m3
t- nhiệt độ khối không khí 0C.
-Dung ẩm: là trọng lượng hơi nước chứa trong khối không khí có phần khô là 1
kg.
G = 1 kg. Trọng lượng khối khí khô = 1 kg.
( 2 )
1
273
1
1058
t
P
f n
kgg
PP
P
P
P
d
kgg
G
W
d
K
n
k
n /623623
/
4W- lượng hơi ẩm g.
Pn- Áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí ẩm.
Pk- Áp suất riêng phần của không khí khô trong không khí ẩm.
P = Pn + Pk - Áp suất khí quyển tại vị trí khảo sát.
-Độ ẩm tương đối:
Không khí ẩm trong một điều kiện nhất định về áp suất và nhiệt độ chỉ chứa được
tối đa một lượng hơi ẩm nhất định. Khi quá lượng đó, hơi nước sẽ ngưng tụ thành giọt. Đó
là trạng thái bảo hòa hơi nước của không khí ẩm. Trong cùng một áp suất, ứng với mỗi
nhiệt độ, ta có một áp suất riêng phần bão hòa của hơi nước trong khối không khí ẩm.
Độ ẩm tương đối của không khí ẩm là tỷ lệ giữa áp suất riêng phần của hơi nước
trong khí ẩm và áp suất riêng phần của hơi nước khi khối khí đã bão hòa ở cùng một nhiệt
độ.
% (3)
Ta có mối quan hệ giữa dung ẩm và độ ẩm tương đối.
g/kg (4)
c. Trọng lượng riêng của không khí ẩm: là trọng lượng của một khối khí ẩm có thể
tích là 1 đơn vị.
(5) Kg/m3
Trong đó : kk Trọng lượng riêng của không khí khô.
Qua đây ta thấy rằng: trong cùng một nhiệt độ và áp suất trọng lượng riêng của
không khí ẩm nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí khô.
(6) kg/m3
d. Nhiệt dung của không khí ẩm: là lượng nhiệt chứa trong một khối khí ẩm có
phần khô là 1 kg.
Kcal/kg (7)
3. Biểu đồ I-d hay tk tu của không khí ẩm:
Trên H-1 là biểu đồ I-d của không khí ẩm ở áp suất khí quyển 760 mm Hg . Biểu
đồ biểu thị quan hệ của các thông số cơ bản của không khí ẩm như : t , d , I , Phn , . Trên
biểu đồ có các họ đường:
Đường đẳng nhiệt độ t=const
Đường đoạn nhiệt I=const
Đường đẳng dung ẩm d=const
Không khi trên đường bão hoà hơi nước =100%
bh
n
n
P
P
100
bh
n
bh
n
PP
P
x623d
t273
P
176,0
bh
n
kkka
t273
P
465,0kk
1000
)44,03,597(236,0
d
ttI
5Trên hình vẽ H-1 biểu diễn các quá trình biến đổi trạng thái không khí theo các
chiều hướng :
AB-làm mát đoạn nhiệt AC-Sấy nóng đoạn nhiệt
AD- làm lạnh đẳng dung ẩm AE-Sấy nóng đẳng dung ẩm
Góc I – Làm nóng+làm ẩm Góc II – Làm lạnh + làm ẩm
Góc III – Làm lạnh + làm khô Góc IV – Làm nóng + làm ẩm
ts – Nhiệt độ điểm sương tu – nhiệt độ đoạn nhiệt
III. KHÍ QUYỂN VÀ CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU:
A. Khí quyển:
Bầu không khí bao quanh trái đất được gọi là khí quyển. Nó có chiều dày ước
khỏang 120 140 km và càng lên cao không khí càng loãng.
Có thể chia khí quyển làm 4 tầng theo chiều cao:
-Sát mặt đất là tầng đối lưu có chiều cao khoảng 10 12 km là giới hạn phạm vi
của các hiện tượng thời tiết như mây, mưa, bão, gió
-Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu, có giới hạn ở độ cao khoảng 50 km.
-Tầng trung gian nằm trên tầng bình lưu và giới hạn ở độ cao khoảng 90 km.
-Tầng nhiệt nằm trên tầng điện ly và lớp ngoài cùng.
Hình H-2 cho thấy biến thiên nhiệt độ dọc theo chiều cao khí quyển.
Một đặc điểm của bầu khí quyển là khả năng ngăn cản và cho qua rất khác nhau
các loại tia bức xạ mặt trời. Trên hình H-3 cho thấy các tia bức xạ mặt trời có bước sóng
từ tia gamma 10-7 m tới bức xạ Radio 108 m thì chỉ có một nhóm nhỏ các tia tử ngoại,
toàn bộ ánh sáng nhìn thấy và 1 phần tia tử ngoại là tới được trái đất.
Trên vùng bức xạ Radio cũng chỉ có một khoảng hẹp các tia có thể xuyên qua
được tới mặt đất. Số lượng lớn các tia bức xạ mặt trời bị hấp thu, phản xạ trong tầng điện
ly và một phần trong tầng bình lưu.
H-1: Biểu đồ I-d của không khí ẩm và
quá trình biến đổi trang thái không khí.
t oC d g/kg
6B.Các yếu tố khí hậu:
1-Mặt trời và bức xạ mặt trời:
Mặt trời là một khối khí nóng khổng lồ có nhiệt độ khoảng 6.0000K luôn phát năng
lượng ra xung quanh dưới dạng các tia bức xạ ở các dải sóng khác nhau.
Trong thái dương hệ, mặt trời được xem là đứng yên và trái đất quay quanh mặt
trời với chu kỳ 1 vòng và 1 năm. Song song đó, trái đất tự quay quanh trục của mình với
chu kỳ 1 ngày 1 vòng. Trục của trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033'.
Điều này khiến cho lượng bức xạ mặt trời chiếu tới trái đất không đều theo các chu kỳ thời
gian ngày và năm.Gọi góc giữa tia mặt trời và mặt phẳng xích đạo là góc xích độ thì góc
thay đổi từ 2302 Bắc tới 2302 Nam theo chu kỳ 1 năm ứng với các vị trí của trái đất trên
đường hoàng đạo. Chúng ta coi ngày góc = 0 là ngày xuân phân và thu phân và ngày có
góc = 2302 Bắc là ngày hạ chí và = 2302 Nam là ngày đông chí. Từ một điểm ở nam
bán cầu thì hai ngày hạ chí và đông chí đổi vị trí cho nhau.
Do tại các thời điểm trong ngày và năm, góc của tia bức xạ mặt trời với mặt phẳng
ngang khác nhau và khoảng cách từ một điểm tới mặt trời khác nhau nên lượng bức xạ
mặt trời liên tục có sự thay đổi. Người ta thường đo bức xạ mặt trời thông qua đơn vị
cường độ bức xạ mặt trời.
Cường độ bức xạ mặt trời là lượng bức xạ gửi tới 1 đơn vị diện tích trong một đơn
vị thời gian. Thường được dùng là Kcal/cm2 hay Wat/m2.
Bức xạ mặt trời chiếu tới trái đất có bước sóng trong khoảng = 0,17 tới 4 m, tập
trung nhất trong khoảng từ 0,4 1 m. trong đó 50% năng lượng nằm trong phổ ánh sáng
nhìn thấy ( 0,38 0,76 m); 43% trong phổ hồng ngoại (< 0,76 m) và còn lại trong phổ
tử ngoại.
Trong quá trình xuyên qua khí quyển, 1 phần năng lượng các tia bức xạ mặt trời bị
các chất khí hấp thụ, một phần khác bị mây phản xạ. Phần năng lượng bị khí quyển hấp
thu sẽ phát ra bức xạ thứ cấp, bức xạ này cùng với phần phản xạ của mây chiếu xuống trái
H-2: Biến thiên nhiệt độ
theo độ cao khí quyển
H-3: Đặc tính của khí quyển
với sự xuyên suốt các tia vũ trụ.
7đất tạo thành tán xạ của bầu trời. Phần bức xạ mặt trời chiếu được xuống mặt đất được gọi
là trực xạ. Do vậy tổng lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất I là tổng của 2 thành
phần: trực xạ S và tán xạ D.
I = S + D ( 8 )
Tổng lượng bức xạ mặt trời là thông số được các trạm quan trắc khí tượng đo
thường xuyên và liên tục trên mặt phẳng ngang song song với mặt đất.
Nước việt nam nằm trải dài từ 22022' Bắc tới 8020' Bắc và đều nằm gọn trong nội
chí tuyến Bắc nên cả nước có số giờ nắng trong ngày cao; ngắn nhất là 10h30' và dài nhất
là 11h30'. Càng vào phía nam độ dài ngày càng kéo dài hơn. Trên mọi miền một năm có 2
lần mặt trời đi qua thiên đỉnh, khi đó tia nắng gần như chiếu thẳng góc với mặt đất.
Cường độ bức xạ mặt trời cao nhất đạt tới 1,6 1,8 Calo/cm2 phút. Lượng tán xạ
rất lớn, chiếm tới hơn 50% tổng xạ mặt trời. Nguyên nhân là do trời mây nhiều và độ ẩm
cao. Chỉ trong những ngày trời trong xanh lượng tán xạ mới giảm xuống 30 40 %.
2 - Gió:
Gió là hệ quả của hoạt động tương tác qua lại giữa các tâm cao áp và thấp áp trong
bầu khí quyển. Các khối không khí dịch chuyển từ tâm cao áp sang tâm thấp áp tạo thành
gió. Tùy thuộc vào địa hình và nhiệt độ vùng nó đi qua mà gió có mang hay không mang
theo mây, mưa và dông.
Gió được biểu thị bởi 3 đặc trưng cơ bản:
-Hướng gió: chia thành 16 hướng từ 4 hướng cơ bản: Đông, tây, Nam, Bắc.
-Tốc độ chuyển động: theo vận tốc chia thành các cấp.
-Tần suất là tỷ số giữa số lần xuất hiện gió trên hướng đó với số liệu toàn bộ quan
trắc được.
Bảng 1-1: Phân cấp gió.
Cấp gió Hiện tượng nhận biết Tốc độ
km/h
Tốc độ
m/s
Cấp 0 Lặng gió, các vật trên mặt đất đứng yên. < 1 < 0,3
Cấp 1 Gió rất nhẹ, lay động ngọn khói bốc lên. 1-5 0,3~1,4
Cấp 2 Gió nhẹ, lá cây xào xạc 6-11 1,4~3,1
Cấp 3 Gió nhỏ, lá và cành nhỏ hơi rung động. 12-19 3,1~5,3
Cấp 4 Gió vừa, cành cây con bị lay động. 20-28 5,3~7,8
Cấp 5 Gió khá mạnh, cây nhỏ đu đưa, mặt hồ ao gợn sóng. 29-38 7,8~10,6
Cấp 6 Gió mạnh, cành lớn lung lay 39-49 10,6~13,6
Cấp 7 Gió khá lớn, cây to rung chuyển. 50-61 13,6~16,9
Cấp 8 Gió lớn, cây nhỏ bị gãy, rất khó đi ngược gió. 62-74 16,9~20,6
Cấp 9 Gió rất lớn, làm hư hại nhà cửa. 75-88 20,6~24,4
Cấp 10 Gió bão làm gây bật rễ, đổ nhà. 89-102 14,4~28,3
Cấp 11 Gió bão lớn, sức phá hoại mạnh. 103-105 28,3~29,2
Cấp 12
Trở lên
Gió bão rất to, sức phá hoại mạnh. >105 >29,2
-Người ta quan trắc gió tại các trạm khí tượng và thể hiện trên Hoa Gió theo từng
thời kỳ hay theo mùa. Chữ số giữa vòng là tần suất lặng gió. Chiều dài mỗi hướng là tần
suất của hướng. Có thể có thêm cánh đuôi trên mỗi hướng với qui ước 1 đuôi = 1m/s chĩ
tốc độ trung bình trên hướng đó trong khoảng thời gian quan trắc.
-Thông thường gió đổi hường theo mùa và biến đổi tốc độ theo thời gian trong
ngày. Ban đêm, gió gần mặt đất có tốc độ rất nhỏ và tăng dần khi mặt trời mọc và lớn nhất
vào buổi trưa và sau đó giảm dần. Chỉ những ngày nhiều gió và ngày có trời mây u ám thì
gió ít biến đổi.
8Bảng 1-2: Số liệu gió trạm TÂN SƠN NHẤT - trung bình năm:
B ĐB Đ ĐNTS lặng
gió % TS V TS V TS V TS V
11,2 12,8 2,6 9,6 2,2 11,7 2,6 17,4 2,2
N TN T TB
TS V TS V TS V TS V
12,6 3,8 13,2 3 16,7 3 5,9 2,8
TS- tần suất gió theo hướng % V – Tốc độ trung bình trên hướng m/s
CHƯƠNG II
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ - NGUỒN THẢI – CHẤT Ô NHIỄM
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
I- CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM MTKK VÀ TÁC HẠI:
1/- Ôxit lưu huỳnh:
Trong hai loại oxýt lưu huỳnh thì sunfurơ SO2 đáng được quan tâm hơn cả vì có số
lượng lớn hơn nhiều so với anhyđric sunfuric: SO3. Hai loại khí này sinh ra nhiều nhất là
do đốt than đá và sản phẩm dầu mỏ có chứa lưu huỳnh.
SO2 là chất khí không màu, có vị hăng cay khí nồng độ trên 1ppm Khi khuếch tán
trong khí quyển, SO2 bị oxi hóa thành SO3 hay muối sunfat, chúng sẽ tách khỏi không khí
rơi xuống mặt đất theo nước mưa. Đây là nguyên nhân gây ra các trận mưa acide phá hoại
thảm thực vật trên mặt đất gần các khu công nghiệp.
Khi con người hít phải khí có nồng độ SOx cao, SOx sẽ hòa tan trong các nước bọt
ở trong miệng, dịch ở màng phổi, tạo thành acide kích thích hệ hô hấp, gây tổn thương
niêm mạc ở cơ quan hô hấp, tạo ra các chứng bệnh ở đường hô hấp.
Các giọt nước mưa hòa tan SOx tạo các loại acide sẽ làm hư hỏng mùa màng, hư
hỏng các công trình xây dựng do hòa tan CaCO3 trong kết cấu xây dựng.
SOx là nguyên nhân chính gây ô nhiễm loại YOKKAICHI.( Tháng 6/1963 thành
phố YOKAICHI bị ô nhiễm nặng bởi bụi , khí SOx , H2S làm số bệnh nhân bị ngộp thở ,
đau nhói ngực tăng cao bất bình thường).
2/-Dioxit cacbon:
Cacbonic được sinh ra do sự hô hấp của động vật, do đốt nhiên liệu và do các hoạt
động của núi lửa. Khi khuếch tán trong khí quyển, một phần CO2 được thực vật và nước
biển hấp thu, một phần nhỏ theo nước mưa rơi xuống đất và phần còn lại sẽ tồn tại trong
khí quyển. Khi nồng độ cacbonic qua cao sẽ gây ảnh hưởng cho môi trường. Hiện nay
CO2 được xem là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ không khí
trên trái đất.
3/- Cacbon oxit CO:
CO sinh ra trong quá trình cháy không hoàn toàn nhiên liệu gốc cacbon như than,
củi, dầu, khí đốtCO là khí không màu, không mùi, trong không khí CO bị oxi hóa chậm
thành CO2. CO có khả năng hòa tan vào nước mưa và rơi xuống đất.
Sự nguy hại chủ yếu của CO cho con người và động vật là vì CO có ái lực rất
mạnh với hồng cầu trong máu dẫn tới các tai biến gây tử vong vì thiếu ô xy trong máu.
Hỗn hợp CO trong không khí ở nồng độ giới hạn sẽ trở thành hỗn hợp cháy nổ.CO
là loại khí đặc biệt nguy hiểm cho các thiết bị lọc bụi tĩnh điện khi lọc khói lò nung hay
khí thải lò đốt tích lũy trong không gian kín.
4/-NOx:
Oxýt Nitơ có nhiều loại nhưng thường gặp nhất là NO và NO2. Chất khí này được
hình thành khi Nitơ và oxy trong không khí kết hợp với nhau ở điều kiện nhiệt độ cao. Do
9vậy nó chỉ thường thấy ở các khu công nghiệp và đô thị lớn. Trong khí quyển, NO2 kết
hợp với các gốc OH trong không khí để tạo thành HNO3. Khi trời mưa NO2 và các phân tử
HNO3 theo nước mưa rơi xuống đất làm giảm độ PH của nước mưa.
NOx và CO2 là nguyên nhân gây ra hiện tượng ô nhiễm kiểu los angeles: Là một
kiểu ô nhiễm đặc trưng do khói thải xe hơi gây ra với cường độ lớn gặp lúc thời tiết không
thuận lợi cho việc khuếch tán và rửa sạch chất ô nhiễm trong không khí.(Mùa hè năm
1951 . 400 người chết , nhiều ngàn người ngứa mắt do không khí ô nhiễm khói xe hơi thải
ra tích tụ trên đường phố gặp khi thời tiết không thuận lợi cho khuyếch tán chất ô nhiễm.)
Con người tiếp xúc lâu với NO2 ở 0.06 ppm sẽ gia tăng các bệnh về đường hô hấp.
Người ta nhận biết được mùi của NO2 khi trong không khí có chứa NO2 với nồng độ lớn
hơn hoặc bằng 0.12 ppm .Với nồng độ ở 5 ppm, NO2 gây tác hại cho bộ máy hô hấp sau
vài phút và ở nồng độ từ 1.5 đến 50 ppm. NO2 sẽ gây nguy hại cho tim phổI trong vài giờ.
5/-Clo và HCl:
Clo và HCl có nhiều ở xung quanh các nhà máy hóa chất đặc biệt là các phân
xưởng sản xuất NaOH bằng cách điện phân muối ăn NaCl. Clo còn thấy ở các nhà máy
sản xuất nhựa tái sinh , các lò đốt rác thải có chứa chất dẻo. Do Clo dễ hòa tan vào nước
nên thường gây kích thích cho vùng trên của đường hô hấp khi nồng độ Clo trong không
khí cao. Khi tiếp xúc với Clo ở nồng độ cao, người thường xanh xao, vàng vạch, nhiều
bệnh tật, cây cối chậm phát triển hay dễ chết.
Trên tầng cao khí quyển, gốc Clo trong hợp chất FREON được giải phóng sẽ làm
tan rã các phân tử khí ô-dôn O3 , làm thủng lớp vỏ ô-dôn bảo vệ trái đất khỏi bức xạ tử
ngoại.
6/-Chì:
Chì được dùng nhiều trong công nghiệp, người ta được biết tới 150 nghề và trên
400 quá trình công nghệ có sử dụng chì.
Chì rất độc cho người và động vật. Chỉ với nồng độ 0.182 mg/lít không khí, đã đủ
gây ngộ độc chì dẫn đến chết xúc vật sau 18h tiếp xúc.
Chì trong không khí dưới dạng bụi nhỏ do các quá trình sản xuất gây ra.
7/-Hyđrô cacbon:
Là tên gọi chung của các hợp chất hợp thành từ hyđrô và cacbon.
Hyđrô cacbon trong không khí có nguồn gốc từ thiên nhiên do quá trình phân hủy
yếm khí chất hữu cơ, như mêtan, etylen,
Trong không khí ở các thành phố và khu công nghiệp, hyđrô cacbon có trong
không khí do khí thải của các lò đốt sản phẩm dầu mỏ, khí thải động cơ nổ, và còn do bay
hơi của các sản phẩm dầu mỏ trong quá trình vận chuyển, tồn trữ và sử dụng. Các loại
thường gặp là etylen, benden, xilen, toluen
Tuỳ thuộc vào bản chất hoá học.HC tác hại khác nhau tới người , gia súc và thực
vật trong môi trường có chứa HC.
8/-Bụi:
Những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 0,1m không lưu lại trong hệ
thống hô hấp của con người. Loại từ 1 đến 5m sẽ bám dính vào phế nang phổi. Loại lớn
hơn 5m được đọng lại phần trên hệ hô hấp.
Tùy theo bản chất hóa học bụi có các tác hại gây bệnh khác nhau. Thường ta gặp
các nhóm:
+Bụi gây nhiễm độc (chì, thủy ngân)
+Bụi gây dị ứng (bụi bông gai, phấn hoa, lông thú vật,)
+Bụi gây nhiễm trùng.
+Bụi gây xơ phổi: bụi than, aniăng, silíc,
Bụi còn gây tác hại tới máy móc, thiết bị, tăng độ hao mòn, tăng tốc độ ăn mòn
kim loại trong không khí.
10
II- CÁC LOẠI NGUỒN THẢI CHẤT GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÍ:
A.Nguồn thải công nghiệp:
Nền công nghiệp ở nước ta ngày ngày càng phát triển tạo ra nhiều sản phẩm hàng
hóa cho xã hội. Các khu công nghiệp, các nhà máy mọc lên với số lượng nhiều, qui mô
lớn làm thay đổi cả bộ mặt xã hội theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực, trong đó phải kể
đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Hoạt động của công nghiệp tăng cao sẽ kéo theo việc tăng
chất thải vào môi trường khí. Khi lượng chất thải đủ nhiều để phá vỡ chu trình cân bằng
vật chất của môi trường, làm cho môi trường bị ô nhiễm.
Nguồn thải gây ô nhiễm của các ngành công nghiệp gồm:
a.Công nghiệp năng lượng:
Công nghiệp năng lượng gồm 3 ngành chính: Điện - Than - Dầu khí
1. Ngành điện: ngành điện của nước ta có cơ cấu các nhà máy phát điện là:
- Thủy điện 66% là ngành không gây ô nhiễm môi trường khí nhưng tiềm ẩn khả
năng biến đổi môi trường - sinh thái vùng hồ chứa nước và thủy vực vùng hạ lưu.
-Nhiệt điện: 21%
-Tuabin khí và điezen: 13%
Các nhà máy nhiệt điện dùng than làm nhiên liệu có lượng tiêu hao than từ 0,4
0,8 kg/kwh. Nguồn cung cấp than là các mỏ than vùng đông bắc. Theo TS Phạm Ngọc
Đăng: năm 1993 các nhà máy tiêu thụ gần 480.000 tấn than và thải ra khí quyển 6.713 tấn
khí SO2; 2.724 tấn NOx; 277,9 103 tấn CO2 và 1491 tấn bụi. Đây là nguồn gây ô nhiễm
rất lớn nhưng việc khắc phục còn rất khó khăn và tốn kém.
Các nhà máy dùng dầu F.O làm nhiên liệu chủ yếu tập trung ở phía nam như Thủ
đức - Cần thơ - Hiệp phước. Nguồn khí thải chủ yếu là CO và SOx do trong dầu F.O hàm
lượng lưu huỳnh rất cao (tới 3%).
Với các nhà máy dùng khí làm nhiên liệu thì nguồn gây ô nhiễm không khí chỉ là
CO2, NO2.
2. Ngành khai thác than:
Ngành khai thác than ít có nguy cơ trực tiếp gây ô nhiễm không khí, có chăng chỉ
có nguồn phát sinh bụi từ các tuyến vận chuyển, phân loại than mà thôi. Ngành này tiềm
ẩn khả năng làm biến đổi môi trường - sinh thái vùng khai thác do cây cối bị triệt phá, đất
đá bị đào xới
3. Ngành khai thác dầu khí:
Nguồn phát thải chất ô nhiễm là việc đốt bỏ khí đồng hành và những sự cố dò rỉ
khí đốt trên các tuyến vận chuyển, sử dụng.
b.Công nghiệp hóa chất:
1.Hóa chất cơ bản: chúng ta ít có nhà máy sản xuất hóa chất cơ bản lớn , nhất là ở
khu vực phía nam. Nhưng có một số nhà máy công nghiệp khác có theo dây chuyền sản
xuất hóa chất xút - clo trên cơ sở điện phân muối ăn. Tại những cơ sở này, hơi Clo được
thải bỏ tự do vào không khí là một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Tùy theo các dạng sản phẩm làm ra mà các cơ sở sản xuất hóa chất cơ bản có chất
thải làm ô nhiễm môi trường khí. Ví dụ: SO2 từ công nghệ sản xuất acide sunfuric; clo từ
công nghệ điện phân muối ăn.
2. Phân hóa học: nguồn ô nhiễm lớn nhất tại các nhà máy phân hóa học là bụi, sau
đó là hơi SO2 và fluo nếu là dây chuyền sản xuất super lân, hay NH3, CO2 nếu là sản xuất
phân đạm.
3. Thuốc trừ sâu: các nhà máy thuốc trừ sâu ở nước ta có hai dạng chính là thuốc
trừ sâu dạng lỏng và rắn. Ở các nhóm clo hữu cơ và lân hữu cơ là loại có độc tính cao.
Trong quá trình pha chế, đóng gói thành phẩm, có hơi thuốc trừ sâu bay hơi vào không khí
gây ô nhiễm môi trường khí. Ngoài ra phải kể tới bụi ở các dây chuyền sản xuất thuốc bột
File đính kèm:
- khi thai.pdf