I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
HS nắm vững các nội dung sau:
- Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hoá của nguyên tố với tính chất hoá học của oxi, lưu huỳnh.
- Dẫn ra các phản ứng hoá học để chứng minh cho những tính chất của các đơn chất oxi, lưu huỳnh.
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3073 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Luyện tập: oxi và lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/03/09
Ngày dạy: 12/03/09
LUYỆN TẬP: OXI VÀ LƯU HUỲNH
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
HS nắm vững các nội dung sau:
Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hoá của nguyên tố với tính chất hoá học của oxi, lưu huỳnh.
Dẫn ra các phản ứng hoá học để chứng minh cho những tính chất của các đơn chất oxi, lưu huỳnh.
2/ Rèn luyện các kĩ năng:
Lập các phương trình hoá học liên quan đến đơn chất và hợp chất của oxi, lưu huỳnh.
Giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến tính chất của oxi, lưu huỳnh.
Viết cấu hình e của nguyên tử oxi, lưu huỳnh.
3/ Thái độ: tích cực hoạt động tập thể, hoạt động theo nhóm.
II/ Chuẩn bị:
GV: máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tâp.
HS: kiến thức liên quan đến bài oxi- lưu huỳnh.
III/ Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, dẫn dắt.
IV/ Nội dung:
1/ Giới thệu, ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:Củng cố lí thuyết:
GV yêu cầu HS so sánh cấu tạo lớp e ngoài cùng, độ âm điện, số oxi hoá của O,S
OXI
LƯU HUỲNH
Cấu hình e
1s22s22p4
1s22s22p63s23p4
Độ âm điện
3,44
2,58
Giống nhau
Đều có 6e ngoài cùng, 2e độc thân,
Có độ âm điện tương đối lớn
Khác nhau
O chỉ có số oxi hóa là -2, 0 (+1 trong hợp chất F2O2 và -1 trong H2O2) .
S có các số oxi hóa
-2, 0, +4, +6
Hoạt động 2: Câu hỏi trắc nghiêm củng cố lí thuyết:
Câu 1:
Oxi không phản ứng trực tiếp với
A, Crom
B, Flo
C, Cacbon
D, Lưu huỳnh
Câu 2: S có cấu hình e: 1s22s22p63s23p4. Vị trí của S trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
A, ở chu kì 3, thuộc phân nhóm VIB
B, ở chu kì 2, thuộc phân nhóm VIA
C, ở chu kì 3, thuộc phân nhóm VIA
D, ở chu kì 2, thuộc phân nhóm VIB
GV gợi ý HS dựa vào số phân lớp và số e lớp ngoài cùng để trả lời
Câu 3: Trong các hợp chất( trừ hợp chất với flo và với peoxit), nguyên tố oxi có số oxi hoá là:
A, -2
B, -1
C, 0
D, 2
GV hướng dẫn HS dựa vào số e lớp ngoài cùng của oxi và độ âm điện để trả lời
Câu 4: Khí oxi điều chế được có lẫn hơi nước. Dẫn khí oxi ẩm đi qua chất nào sau đây để được khí oxi khô?
A, Al2O3
B, CaO
C, dd Ca(OH)2
D, dd HCl
GV hướng dẫn thêm cho HS kiến thức về chất hút ẩm.
Câu 5: Tính chất hoá học đặc trưng của S là:
A, Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
B, Tính oxi hoá mạnh.
C, Tính khử mạnh
D, Không có tính khử và tính oxi hoá
GV hướng dẫn HS dựa vào các số oxi hoá có thể có của nguyên tố S để trả lời
Câu 6: Khi tham gia phản ứng với kim loại hoặc hiđro, số oxi hoá của S sẽ:
A, tăng từ 0 lên +4
B, tăng từ 0 lên +6
C, giảm từ 0 xuống -1
D, giảm từ 0 xuống -2
GV hướng dẫn HS cho 1 VD và xác định số oxi hoá của các chất trước và sau phản ứng.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng:
A, Oxi là chất có tính oxi hoá mạnh hơn lưu huỳnh.
B, Oxi là chất có tính oxi hoá yếu hơn S.
C, Oxi là chất có tính oxi hoá mạnh như S
D, Oxi là chất có tính khử mạnh hơn S
GV hướng dẫn HS dựa vào độ âm điện của nguyên tố oxi và lưu huỳnh để trả lời
Câu 1: B Câu 1:
Oxi không phản ứng trực tiếp với
A, Crom
B, Flo
C, Cacbon
D, Lưu huỳnh
Câu 2: C
HS dựa vào cấu hình e xác định số e ngoài cùng và số lớp e để trả lời
Câu 3: A
Câu 4:B
HS dựa vào lời hướng dẫn của GV đó là trong số 4 chất trên, chỉ có CaO là chất hút ẩm vì nó có khả năng phản ứng được với nước và hút nước ra khỏi khí oxi
Câu 5: A
S có thể có các số oxi hoá: -2, 0, +4, +6, do đó S đơn chất có số oxi hoá là 0 nên nó có thể nhận e và nhường e để tạo số oxi hoá thấp hơn hoặc cao hơn, nên vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
Câu 6: D
Câu 7: A
HS trả lời: vì độ âm điện của oxi lớn hơn S nên nó có tính oxi hoá mạnh hơn S.
Hoạt động 3: BT
Bài 1: Người ta điều chế oxi trong PTN bằng phản ứng phân huỷ muối KClO3 với chất xúc tác là MnO2. Tính thể tích khí oxi thoát ra ở đktc biêt khối lượng muối kali clorat ban đầu là 2,45 g
GV gợi ý HS viết PT
GV gợi ý cách làm: trước tiên tính được số mol KClO3, từ đó suy ra số mol oxi tạo thành và tìm được thể tích dựa vào công thức: V=n.22,4
Bài 2: Cho 3,07 g hh bột Fe va Zn tác dụng vừa đủ với 1,6 g bột S.
A,Tính khối lượng hỗn hợp các chất tạo thành?
B, Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với axit HCl dư.Tính thể tích khí thoát ra ở đktc
GV gợi ý cách làm:
Viết PTPƯ
Gọi 2 ẩn x, y là số mol của Fe và Zn ban đầu.
Lập hệ PT
Giải hệ và tìm ra đáp số
Bài 1:
MnO2
PTPƯ:
2KClO3 2KCl + 3O2
nKClO3 =2,45/122,5=0,02 mol
Từ PƯ suy ra: nO2=3/2 nKClO3
=3/2. 0,02
=0,03 (mol)
Vậy VO2= 0,03.22,4= 0,672 (l)
Bài 2:
A, Gọi x, y là số mol của Fe và Zn trong hỗn hợp ban đầu.
PT: Fe + S FeS
x x x
Zn + S ZnS
y y y
Ta có hệ:
56x + 65y = 3,07
x + y = 1,6/32= 0,05
giải hệ ta được x= 0,02
y= 0,03
Vậy khối lượng hỗn hợp các chất tạo thành:
m= 88x + 97y=4,67g
B, FeS+ 2HCl FeCl2 + H2S
x x
ZnS + 2HCl ZnCl2 + H2S
y y
VH2S= (x +y ).22,4 = 0,05.22,4=1,12(l)
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Nắm được số thứ tự, vị trí của nguyên tố oxi và lưu huỳnh trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Nắm được tính chất hoá học đặc trưng của oxi và lưu huỳnh.
Làm BT trong SGK
V/ Rút kinh nghiệm:
-
-
Đà Nẵng, ngày 12/03/09
BCĐTT GVHD SVTT
LÊ PHƯỚC DŨNG NGUYỄN VŨ ANH DUY TRẦN THỊ LIÊN HƯƠNG
File đính kèm:
- Bai luyen tap oxi luu huynh cb.doc