Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tìm hiểu vị trí địa lí và các điều kiện tự nhiên, đặc điểm chung tự nhiên Việt Nam

I. Lý Thuyết

1. Vị trí địa lí.

a) Phần đất liền

Phần đất liền nước ta nằm trên bán đảo Trung Ấn, tiếp giáp với CHND Trung Hoa, CHDCND Lào và vương quốc Campuchia. Toạ độ địa lí của các điểm cực được thể hiện ở bảng .

Bảng 1. Toạ độ các điểm cực phần đất liền của lãnh thổ nước ta.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tìm hiểu vị trí địa lí và các điều kiện tự nhiên, đặc điểm chung tự nhiên Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM CHUNG TỰ NHIÊN VIỆT NAM I. Lý Thuyết 1. Vị trí địa lí. a) Phần đất liền Phần đất liền nước ta nằm trên bán đảo Trung Ấn, tiếp giáp với CHND Trung Hoa, CHDCND Lào và vương quốc Campuchia. Toạ độ địa lí của các điểm cực được thể hiện ở bảng . Bảng 1. Toạ độ các điểm cực phần đất liền của lãnh thổ nước ta. Điểm cực Địa danh hành chính vĩ độ kinh độ Bắc Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 23023’B 105020’Đ Nam Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau 8034’B 104040’Đ Tây Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 22022’B 102009’Đ Đông Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà 12040’B 109024’Đ b) Phần biển - Diện tích vùng biển rộng khoảng một triệu km2 có hàng nghìn đảo lớn, nhỏ và nhiều quần đảo lớn. - Đường bờ biển dài, chạy dọc theo lãnh thổ từ bắc xuống nam làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của biển. - Vùng biển rộng lớn tiếp giáp với vùng biển nhiều nước trong khu vực. c) Ý nghĩa của vị trí địa lí: Vị trí địa lí đã quy định thiên nhiên nước ta là thiên nhiên của vùng nhiệt đới gió mùa ẩm. Trong sự phát triển kinh tế - xã hội, ưu thế nổi bật của vị trí nước ta là vừa gắn với lục địa Á - Âu vừa trông ra Thái Bình Dương rộng lớn nên nước ta vừa có lợi thế của một quốc gia biển, vừa có lợi thế của một quốc gia trên đất liền 2. Điều kiện tự nhiên. a) Địa hình: Đặc điểm chung của địa hình nước ta: - Phần lớn là đồi núi thấp, có cấu trúc theo hướng tây bắc -đông nam, hướng vòng cung.- Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt. Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người. b) Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Tính chất nổi bật là nền nhiệt độ cao, nhiệt độ không khí trung bình năm vượt trên 210C, lượng mưa lớn (từ 1500 - 2000mm/ năm) tập trung theo mùa và phụ thuộc vào chế độ gió mùa. Bên cạnh đó khí hậu nước ta còn có sự phân hóa đa dạng giữa các vùng và diễn biến phức tạp. Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió: mùa gió đông bắc vàomùa đông (miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ cao áp lục địa Bắc Á; miềnNam chịu ảnh hưởng nhiều của Tín phong đông bắc) và mùa hạ với gió mùa tây nam. Trong năm, thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường và có nhiều thiên tai (bão, lốc, mưa lũ, hạn hán). - Miền Bắc ( từ vĩ tuyến 180B ra Bắc) có một mùa đông lạnh, nhiệt độ các tháng mùa đông xuống dưới 200C (biểu đồ hình 45). - Miền khí hậu đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn có mùa mưa lệch hẳn về thu đông và đầu mùa hạ bị khô hạn do ảnh hưởng của gió phơn tây nam (biểu đồ hình 47). - Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, mùa khô sâu sắc hơn miền khí hậu phía Bắc (biểu đồ hình 46). Tuy nhiên, chế độ gió mùa, độ cao và hướng một số dãy núi lớn đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng, thất thường. Giữa các vùng, khí hậu có sự khác biệt rõ rệt. - Sông ngòi: + Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú, phân bố rộng khắp trên cả nước, song phần lớn là các sông nhỏ, ngắn và dốc. + Sông ngòi nước ta phần lớn chảy theo hướng tây bắc - đông nam. + Chế độ nước theo mùa (hình 48) và có nhiều phù sa. - Đất trồng: Nước ta có hai nhóm đất chính là đất feralit và đất phù sa. Nhóm đất feralit có nhiều ở vùng đồi núi với nhiều loại đất khác nhau. Trong đó, loại đất feralit trên đá bazan là loại đất tốt và có giá trị kinh tế nhất chỉ có khoảng 2 triệu ha. Nhóm đất phù sa có ở đồng bằng, tập trung ở các đồng bằng lớn như đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các đồng bằng Duyên hải miền Trung. Trong nhóm đất này, loại đất tốt có giá trị kinh tế nhất là đất phù sa trong đê ở đồng bằng sông Hồng, và đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu. Đất chua, mặn có diện tích lớn, phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long đang được cải tạo phục vụ sản xuất. Đất phù sa loại tốt có khoảng 3,12 triệu ha chiếm 9,5% diện tích tự nhiên. - Sinh vật: Nước ta có giới sinh vật rất phong phú và đa dạng. Về thực vật, nước ta có 14 600 loài thực vật tự nhiên; về động vật có trên 11200 loài và phân loài. Trong đó, có 365 loài động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam”. Các vùng sinh thái đa dạng, nhưng tiêu biểu nhất là sinh vật của vùng nhiệt đới ẩm. Các kiểu rừng nhiệt đới gió mùa là kiểu rừng tiêu biểu nhất. Trong kiểu rừng nhiệt đới gió mùa có rừng rậm nhiệt đới gió mùa thường xanh và rừng gió mùa rụng lá. Tuy nhiên, giới sinh vật nguyên sinh ở nước ta bị tàn phá, huỷ diệt nặng nề. Sự giảm sút tài nguyên rừng tự nhiên đã làm cho môi trường sống của sinh vật và con người bị đe doạ. - Tài nguyên khoáng sản: Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trong đó nhiều loại có giá trị đối với sản xuất công nghiệp (trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao) gồm: than, dầu khí, một số khoảng sản kim loại (sắt, crôm, bôxit, đồng) và phi kim loại (apatit, đá quý, đá vôi). II. Bài tập Câu 1: Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta đối tự nhiên và với phát triển kinh tế xã hội? Gợi ý: 1. Những thuận lợi: - Lãnh thổ nước ta gồm 2 bộ phận rõ rệt: phần đất liền hình chữ S với diện tích 330.991 km2 và phần biển rộng gấp nhiều lần so với đất liền. Tạo điều kiện để phát triển những ngành kinh tế có liên quan đến biển (dầu khí, hải sản....). - Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có nguồn nhiệt lớn và nước dồi dào nên thực vật nhiệt đới phát triển, cây xanh tốt quanh năm. - Nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, nước ta vừa gắn với lục địa, vừa thông với đại dương, có thềm lục địa rộng lớn, thuận lợi phát triển giao thông đường bộ và đường biển với thế giới. - Nằm ở vùng kinh tế phát triển năng động, đó là khu vực châu Á – Thái Bình Dương, giúp chúng ta nhiều kinh nghiệm phát triển. 2. Những khó khăn: - Đường biên giới trên đất liền và trên biển dài, khó bảo vệ chủ quyền đất nước. - Đất nước kéo dài Bắc - Nam , nên giao thông xuyên Việt tốn kém và khó khăn. - Nước ta nằm ở khu vực hay có thiên tai, đặc biệt là bão lụt, gió Lào.... - Sự phát triển kinh tế năng động của khu vực đòi hỏi nước ta vừa hợp tác, lại vừa cạnh tranh quyết liệt. Câu 2: Nước ta có nguồn khoáng sản đa dạng và phong phú. Em hãy chứng minh nhận định trên. Nguồn tài nguyên khoáng sản là cơ cở để nước ta phát triển các ngành cơng nghiệp nào? a. Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, đa dạng về loại hình nhng lại phức tạp khi khai thác và chế biến: - Cả nước đã phát hiện ra 3500 mỏ khoáng sản của hơn 80 loại khoáng sản khác nhau, các khoáng sản đĩ đợc xếp vào 4 nhĩm chính: + TNKS năng lợng: Than đá ở Đông Bắc trữ lợng trên 3 tỉ tấn chiếm 80% cả nước, chất lượng tốt, khả năng sinh nhiệt cao. Ngoài ra còn có than mỡ, than nâu, than bùn... Dầu – khí ở các bể trầm tích thềm lục địa và ĐB Châu thổ. đặc biệt là thềm lục điạ phía nam với các mỏ dầu: Rồng, Bạch Hổ, Đại Hùng; các mỏ khí: Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải. + TNKS kim loại: Kim loại đen: Đáng kể có các mỏ sắt ở Thạch Khê (Hà Tĩnh), Trại Cau (Thái Nguyên), dọc thung lũng sơng Hồng Kim loại màu: đa dạng với nhiều loại như Bôxit ở Miền Bắc, Tây Nguyên với trữ lượng lớn. Mangan: Cao Bằng, thiếc ở Tĩnh Túc (CB), Quỳ Hợp (NA), ngoài ra còn có đồng, chì kẽm, vàng bạc, đá quý + TNKS phi kim loại: Apatit ở Lào Cai -> sản xuất phân bón + TNKS VLXD: Đá vôi, cao lanh ở Miền Bắc -> sản xuất xi măng. Sét, cát thuỷ tinh để sản xuất VLXD - TNKS nước ta có quy mô, trữ lượng không đều: một số mỏ có trữ lượng khá lớn là dầu khí, than, Bôxit, đá vôi, apatit... còn lại là các mỏ khoáng sản phần lớn là mỏ nhỏ và trung bình không thuận lợi về điều kiện khai thác, phức tạp về chế biến nên nước ta mới chỉ khai thác đợc 300 mỏ của hơn 30 loại khoáng sản. - TNKS nước ta phân bố khơng đều: ở Miền Bắc tập trung nhiều loại khoáng sản như than, sắt, đá vôi, apatit... còn Miền Nam ít kim loại song lại nhiều dầu khí và bôxit... - Sở dĩ nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng như vậy là do vị trí địa lí nớc ta nằm ở nơi gặp gỡ của 2 vành đai sinh khoáng lớn của thế giới là TBD và ĐTH. Mặt khác nớc ta có lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ lâu dài và phức tạp... b. TNKS là cơ cở để nước ta phát trỉên nhiều ngành công nghiệp khác nhau: xây dựng cơ cấu ngành cơng nghiệp đa dạng, phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, có thế mạnh lâu dài về tài nguyên. - Khai thác than ở Đông Bắc phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, khai thác và chế biến dầu khí, phát triển công nghiệp hoá lọc dầu, hiện nay dầu khí là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. - Khai thác kim loại xuất khẩu và hình thành các khu luyện kim đen và luyện kim màu ở Miền Bắc - Sản xuất phân bón phục vụ ngành nông nghiệp - Phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, TNKS VLXD là cơ sở xây dựng các nhà máy xi măng lớn ở Miền Bắc, làm gạch, ngói, gốm, sứ... => TNKS là cơ sở để nước ta xây dựng cơ cấu cơng nghiệp đa dạng, các ngành công nghiệp nặng có vai trị, tỉ trọng ngày càng lớn có vai trò thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nước. Tuy nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng từi nguyên khoáng sản cũng gặp một số khĩ khăn: một số mỏ có trữ lợng nhỏ, khó khai thác làm hạn chế hiệu quả và thường đi đôi với quy mô cơ sở công nghiệp nhỏ. Nhiều KS đòi hỏi công nghệ hiện đại do đó nước ta chưa thể khai thác hoặc phải liên doanh với nước ngoài để khai thác. - Biện pháp khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản: + KS là TN có hạn không thể phục hồi + Khai thác tiết kiệm, khai thác đi đôi với báo vệ, quản lý tránh lãng phí tài nguyên + Đầu tư vốn, công nghệ khai thác đi đôi với chế biến để tăng giá trị khoáng sản Câu 3: Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú * Sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên nước ta: 1. Tài nguyên đất Khoảng 8 triệu ha đất nông nghiệp gồm: - Đất phù sa: Ở đồng bằng thích hợp với việc trồng các cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Nước ta có 2 đồng bằng lớn: đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng và một loạt các đồng bằng duyên hải miền Trung. - Đất Feralit: ở trung du và miền núi, vàng đỏ ở vành đai thấp, vàng nâu ở vành đai cao, đất xám trên phù sa cổ, thích hợp cho các cây công nghiệp dài ngày cây ăn quả và trồng rừng. - Đất đỏ Badan: Ở Đông Nam Bộ và đất xám ở Đông Nam Bộ thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung quy mô lớn. 2. Tài nguyên khí hậu: - Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nước ta có nhiệt độ trung bình năm trên 230c, với trọng lượng mưa trên 1500mm/năm, rất thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. - Khí hậu nước ta lại có sự phân hoá theo hướng Bắc – Nam, theo độ cao và theo mùa, nên một số vùng còn có cả những cây trồng cận xích đạo, cận chí tuyến; ngay ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh về mùa đông vẫn có thể trồng được những cây rau ôn đới như: su hào, bắp cải, cà chua... 3. Tài nguyên nước: - Mật độ sông suối dày đặc, trung bình dọc bờ biển cứ 20km lại có một cửa sông, nên tổng lượng nước sông của chúng ta rất lớn (900 tỉ m3). - Phân bố lượng mưa không đồng đều trong năm, lượng nước mùa lũ chiếm 70 – 90% cả năm, mùa cạn lượng nước chỉ còn có 10 – 30% cả năm. - Trữ lượng thuỷ năng rất lớn (trên 30 triệu kw) 4. Tài nguyên sinh vật: - Phong phú về số lượng và số loài, có cả động vật thực vật trên cạn, ven biển và ngoài khơi. - Có 12.000 loài thực vật bậc cao, 650 loài rong biển, 300 loài thú, 200 loài cá nước ngọt, 2000 loài cá biển, 70 loài tôm.... - Rừng có 9,3 triệu ha, nhiều loại: rừng rậm nhiệt đới, rừng cận nhiệt đới, rừng ngập mặn, rừng tràm.... có giá trị kinh tế nhiều mặt. 5. Tài nguyên khoáng sản: - Nhiều loại (năng lượng, kim loại đen, kim loại màu, khoáng sản phi kim loại....) nhưng phân tán theo không gian và không đồng đều vè trữ lượng. - Một số có trữ lượng và giá trị kinh tế lớn (bôxit, than, dầu khí, vật liệu xây dựng). a. Khoáng sản năng lượng: - Than đá: ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nông Sơn; Than nâu: ở Thái Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Than bùn: ở Cà Mau, Than mỡ: Thái Nguyên, Nghệ An, Lai Châu, Dầu mỏ: Mỏ Rồng, Đại Hùng, Bạch Hổ ở Vũng Tàu. - Khí đốt: ở Thái Bình và Bạch Hổ, Lan Đỏ, Lan Tây (thềm lục địa Nam Bộ). b. Khoáng sản kim loại: - Kim loại đen: Sắt: Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh... Crôm: Cổ Định – Thanh Hoá. Mangan: Nghệ An, Cao Bằng. Titan: Thái Nguyên, ven biển miền Trung - Kim loại màu: Đồng: Lào Cai, Sơn La. Vàng: Bồng Miêu (Quảng Nam), Cao Bằng. Thiếc: Cao Bằng, Tuyên Quang và Nghệ An. Chì, Kẽm: Tuyên Quang. Bôxit: Cao Bằng, Lạng Sơn và nhiều tỉnh ở Tây nguyên. c. Các mỏ vật liệu xây dựng: - Đá vôi: các tỉnh có trữ lượng lớn ở miền Bắc: Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An. miền Nam có ở Hà Tiên. - Đất sét, cao lanh: Hà Tiên, Tây Ninh, Quảng Bình,Thanh Hóa, Sơn La... d. Khoáng sản phi kim loại: - Apatit: trữ lượng lớn ở Lào Cai. - Phốt pho: trữ lượng lớn ở Hà Tĩnh. - Pirit: trữ lượng lớn ở Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình - Graphit: trữ lượng lớn ở Yên Bái, Quảng Nam. Câu 4. Phân tích đặc điểm địa hình nước ta và ẩnh hưởng của nó đến tự nhiên và phát triển kinh tế xã hôi: Hướng dẫn Đặc điểm địa hình đồi núi nước ta - Hệ thống núi nước ta trải dài từ biên giới Việt- Trung đến Đông Nam Bộ, các dãy núi theo hướng chủ yếu là TB - ĐN lan sát ra biển làm thu hẹp diện tích đồng bằng. - Đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất nước, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp chiếm ưu thế (độ cao 2000m chỉ có 1%. - Đặc điểm địa hình đồi núi là kết quả của lịch sử hình thành lãnh thổ nước ta sớm (cuối đại trung sinh), trải qua quá trình bào mòn lâu dài và trong tân kiến tạo lại được nâng lên. ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với cảnh quan tự nhiên. - Cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa và đất feralít phát triển trên địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế. (giải thích và nêu ví dụ) - Địa hình đồi núi đã tạo nên sự phân hoá cảnh quan theo đai cao và theo địa phương. (giải thích và nêu ví dụ) ðĐặc điểm nhiều đồi núi là nguyên nhân cơ bản tạo nên sự phân hoá đa dạng, phức tạp của cảnh quan thiên nhiên nước ta. ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Thuận lợi. - Tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú, các mỏ khoảng sản nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở phát triến công nghiệp hoá. Tài nguyên rừng giàu có về giới động thực vật. - Các cao nguyên bằng phẳng tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi. - Các dòng sông miền núi nước ta có tiềm năng to lớn về thuỷ điện. - Địa hình đồi núi tạo nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ hấp dẫn khách du lịch Khó khăn. - Giao thông đi lại khó khăn, gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế các vùng, làm chậm sự phát triển kinh tế vùng núi, vùng sâu xa. - Địa hình đồi núi dốc thường xẩy ra thiên tai mùa mưa bão như lũ quét, lũ nguồn, xói mòn, trượt lở đấtTại các đứt gãy sâu có nguy cơ về động đất. Hướng địa hình cũng tạo nên hiệu ứng phơn gió Tây Nam khô nóng và nguy cơ cao về cháy rừng cho các khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Miền núi đá vôi nước mặt khan hiếm, đất đai khô cằn cản trở trồng trọt. Địa hình đồi núi có quan hệ chặt chẽ với địa hình đồng bằng, do đó việc khai thác, sử dụng hợp miền đồi núi không chỉ giúp cho sự phát triển KTXH ở các vùng này mà còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái chung của cả nước. Câu 5. Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá đa dạng. Đặc điểm đó thuận lợi, khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? Hướng dẫn Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. - Nguyên nhân: Vị trí địa lí nước ta quy định đặc điểm điểm khí hậu nước ta. Tọa độ địa lí: Từ 8034’B đến 23023’B NCT Bắc bán cầu, quanh năm có góc nhập xạ lớn, Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần/năm Rìa phía đông bán đảo Đông Dương, lãnh thổ hẹp ngang kéo dài giáp biển do đó nhận được nguồn ẩm phong phú. Vị trí trung tâm ĐNA là khu vực hoạt động mạnh mẽ của gió mùa - Biểu hiện: Nền hiệt độ cao: Khí hậu mang tính chất nhiệt đới điển hình, đặc điểm biệt là Nam Bộ. (Nêu ra các chỉ số về nền nhiệt). Khí hậu chịu tác động mạnh của gió mùa + yếu tố vĩ độ và địa hình nên phân hoá đa dạng: Trình bày cơ chế và hệ quả của gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ và sự phân hoá khí hậu theo mùa nước ta. Chế độ mưa ẩm phong phú: Nêu số liệu về lượng mưa, độ ẩm, và cơ chế mưa của các vùng. Khí hậu diễn biến thất thường. Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển nông nghiệp. - Thuận lợi: phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới: Nhiệt ẩm cao nên năng suất sinh học cao, CT-VN phát triển quanh năm. Sản phẩm nông nghiệp đa dạng theo sự phân hoá khí hậu. Khả năng xen canh, tăng vụ lớn, Nước tưới đảm bảo. - Khó khăn: Khí hậu diễn biến thất thường tạo nên tính bấp bênh trong SXNN. Thiên tai: Bão, áp thấp nhiệt đới, gió lốc, mưa theo mùaxói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt, hạn hán, mất mùa Nhiệt ẩm cao nên nhiều sâu bệnh. Tính mùa vụ khắt khe. Cấu 6. Tài nguyên đất nước ta phong phú, phân hoá đa dang. Hãy chứng minh nhận định trên? Các biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất? Hướng dẫn 1. Đất trồng của nước ta phong phú, phân hoá đa dạng (3 điểm): - Đất trồng của nước ta phong phú phân hóa đa dạng thể hiên nước ta có 54 loại đất với 19 nhóm đất thuộc 2 hệ đất chính là hệ đất đồng bằng và hệ đất đồi núi. (0.25 điểm). - Hệ đất đồng bằng (1.25 điểm): Đất phù sa do sông ngòi bồi đắp là chủ yếu, tuỳ theo đặc điểm sông ngòi, miền đất sông chảy qua mà tính chất đất sẽ khác nhau: Ở đồng bằng Sông Hồng phần lớn là đất không được bồi đắp thường xuyên, có nhiều ô trũng, nhiều nơi có hiện tượng bạc màu.(0.25 điểm) Ở ĐBSCL phần lớn đất được bồi đắp thường xuyên nên màu mỡ, tuy nhiên vào mùa khô có diện tích lớn bị nhiễm phèn, mặn.(0.25 điểm) Ở các đồng bằng duyên hải Miền Trung đất kém màu mỡ.(0.25 điểm) Ở đồng bằng nước ta chia ra các loại đất : (0.5 điểm) Đất phù sa : 3.4 triệu ha Đất phèn: 1.85 triệu ha Đất mặn ven biển: 1 trệu ha Đất cát biển: 0.53 triệu ha Đất glây, đất than bùn, đất lúa nước - Hệ đất đồi núi (1.5 điểm): Đất feralit: tập trung chủ yếu vùng đồi núi thường có màu đỏ vàng, tầng đất khá dày, chua, nghèo mùn, có nhiều loại: Đất feralit hình thành trên đá ba dan. Đất feralit hình thành trên đá phiến. Đất feralit hình thành trên đá vôi Đất xám phù sa cổ. Trên đai khí hậu á nhiệt đới và ôn đới núi cao hình thành đất feralít có mùn núi cao và đất mùn alít núi cao. Nước ta còn có gần nửa triệu ha đất trơ sỏi đá. Ảnh hưởng của đắc điểm tài nguyên đất đến phát triển trồng trọt (2 điểm). Có điều kiện phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau. Đất phù sa thích hợp trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày. Đất feralit trên đá ba dan rất thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm. Những vùng trũng, đất chua, măn, đất bạc màu đều phải cải toạ mới trồng trọt đựơc, mới có năng suất cao. Đất feralit nhiều nơi bị thoái hoá. Biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất (1 điểm). Khai thác đi đôi với cải tạo, tăng độ phì cho đất. Bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với đặc điểm của đất Đồng bằng SCL cần thau chua, rửa mặn mở rộng diện tích trồng trọt, tăng hệ số sử dụng đất. Có các giống mới phù hợp với các loại đất chua, mặn làm ngọt hoá đất. Câu 7: Chứng minh: Nước ta có tiềm năng to lớn về tài nguyên biển để phát triển các ngành kinh tế: công nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải và du lịch. Hướng dẫn *) Khái quát: Nước ta có bờ biển dài 3260km, diện tích biển hơn 1 triệu km2 trong biển có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ là tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế. *) Công nghiệp: - Thềm lục địa nước ta có trữ lượng lớn dầu mỏ, khí đốt (dẫn chứng). Tập trung chủ yếu ở vùng trũng Cửu Long, Thổ Chu - Mã Lai, Nam Côn Sơn, nhiều mỏ đã và đang được thăm dò, khai thác: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Đại Hùng, mỏ khí Tiền Hải thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí - Với độ mặn nước biển khoảng 30‰ biển là kho tài nguyên muối vô tận, dọc bờ biển có nhiều vùng thuận lợi để sản xuất muối (dẫn chứng), đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ. - Biển có nhiều sa khoáng: ôxit ti tan, cát trắng; đá vôi, phát triển công nghiệp thủy tinh, pha lê, vật liệu xây dựng. *) Ngư nghiệp: - Vùng biển nước ta có nguồn lợi thuỷ sản phong phú, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, cho phép hàng năm khai thác 1,9 triệu tấn. Biển có nhiều ngư trường; trong đó có 4 ngư trường lớn cho đánh bắt thủy, hải sản(Hải Phòng - Quảng Ninh, Trường Sa - Hoàng Sa, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Minh Hải - Kiên Giang). - Ven bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn để phát triển nuôi trồng thủy sản.(dẫn chứng). - Biển nước ta có nhiều đặc sản quý hiếm : bào ngư, trai ngọc, sò huyết ... *) Du lịch: - Dọc bờ biển nước ta có nhiều bãi tắm đẹp: Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu. Khí hậu nhiệt đới nắng quanh năm, không khí trong lành thuận lợi cho các hoạt động văn hoá - thể thao, an dưỡng - Vùng biển nước ta có nhiều cảnh quan đẹp: Vịnh Hạ Long(di sản thiên nhiên thế giới), Vân Phong, Cửa Hội An, Đảo Phú Quốc, Côn Đảo ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển đảo. - Ven biển, nhất là vùng biển Nam Bộ có nhiều rừng ngập mặn trong rừng có nhiều động vật quý hiếm , có những sân chim nổi tiếng thuận lợi cho du lịch sinh thái. *) Giao thông vận tải: - Biển nước ta là một biển kín, một bộ phận của biển Đông, nằm gần tuyến hàng hải quốc tế từ ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương thuận lợi phát triển các tuyến giao thông trên biển nối nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.. - Bờ biển dài có nhiều vũng vịnh rộng, sâu; nhiều cửa sông lớn để xây dựng các hải cảng: Cái Lân, Hải Phòng, Nghi Sơn, Cửa Lò, Đà Nẵng, Cam Ranh, Sài Gònhầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng. Câu 8: Câu 2: Trình bày sự phân hoá các dạng địa hình nước ta? Hướng dẫn Địa hình nước ta phân hoá thành 2 khu vực chính là địa hình đồi núi và địa hình đồng bằng, ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên và đồi trung du chuyển tiếp. 1. Khu vực đồi núi: chiếm ¾ diện tích lãnh thổ trải dài trên 1400 km từ biên giới Việt – Trung đên Đông Nam Bộ. Do đặc điểm cấu trúc và độ cao khác nhau mà chia thành 4 khu vực địa hình đồi núi. 1.1. Vùng núi Đông Bắc: - Giới hạn: Nằm ở tả ngạn sông Hồng - Vùng núi ĐB có quan hệ với nền Hoa Nam nên hoạt động kiến tạo của toàn vùng núi này chịu ảnh hưởng của khối nền này. Do đó sự sắp xếp theo hình cánh cung của địa hình ĐB là sự tiếp nối các cánh cung ở Đông Nam Trung Hoa, các dãy núi hướng vòng cung ôm lấy khối nền, giai đoạn Tân Kiến Tạo nâng yếu nên địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, độ coa trung bình 500-1000m, ở phía Bắc là với những đỉnh núi cao trên 2000m ở thượng nguồn sông Chảy (N.Tây Côn Lĩnh: 2431m, Kiều Liêu Ti: 2403M ), trung tâm là vùng núi thấp 500-600m, giáp đồng bằng là đồi trung du 100m. Do đó, hướng nghiêng chung của địa hình là TB-ĐN. - Vùng núi ĐB bao đặc trưng với 4 cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và phía Đông, đó là các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều. Kẹp giữa là các thung lũng sông hướng vòng cung: Thương, S. Cầu, S. Lục Nam 1.2. Vùng núi Tây Bắc: - Từ Hữu ngạn sông Hồng đên sông Cả. - Hướng TB-ĐN của vùng núi TB là sự tiếp nối các mạnh núi từ Vân Nam – TQ. Vùng núi này được nâng mạnh nhất trong giai đoạn Tân Kiến Tạo nên có đại hình núi trung bình và núi cao chiếm ưu thế. Hướng nghiêng của địa hình vẫn là TB-ĐN - vùng núi TB chia làm 3 mạch núi lớn. Phía Đông là dãy HLS với đỉnh núi Phanxipan cao 3143m, phía tây là địa hình núi trung bình dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt – Lào, ở giữa thấp hơn là các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ - Tà Phình – Sơn La đến Mộc Châu tiếp đến là đồi núi đá vôi Ninh Bình – Thanh Hoá. Chạy giữa các dãy núi là các thung lũng sông hướng TB-ĐN: S. Mã, S. Đà, S. Chu 1.3. Vùng núi Trường Sơn Bắc - Từ Nam sông Cả đến Bạc Mã - Hướng của các dáy núi và các thung lũng sông chủ yếu theo hướng TB-ĐN, địa hình thấp chiếm ứu thế. TSB gồm các dãy núi chạy song song và so le với địa thế cao hai đầu thấp ở giữa. Phía Bắc là dãy núi Puxailaileng với đỉnh 2711m dọc biên giới Việt – Lào, đoạn giữa là vùng núi đá vôi ở QB, núi thấp ở Quảng Trị dưới 1000m, phía nam là vùng núi Thừa Thiên - Huế cao 1500m, cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển là ranh giới với TSN và là ranh giới khí hậu, cảnh quan 2 miền của nước ta. Vùng núi TSB có sườn không đối xứng, sườn Tây thoải dần về Sông MK, sườn đông dốc về ĐB ven biển, làm cho sông ngòi ngắn, dốc hướng Tây - Đông 1.4. Vùng núi Trường Sơn Nam - Từ phía nam Bạch Mã vào đến cực Nam Trung Bộ - Ảnh hưởng của khối nền cổ Kon Tum, các dãy núi tạo nên một cánh cung lớn theo hướng kinh tuyến lệch tây của khối Kon tum và ưu thế hướng núi chệch đông bắc của khối cực NTB. Địa hình gồm các khối núi và cao nguyên ba dan với độ cao trung bình 500-800-1000m như các cao nguyên KTum, Pleicu, ĐL, Mơ Nông, Di Linh - Tính bất đối xứng giữa hai sườn đông – tây ở địa hình NTB biểu hiện rõ hơn trường Sơn Bắc. Địa hình đổ xô về mạn đông tạo thếư chênh vênh của đường bờ biển với những sườn dốc đứng, phía tây sườn thoải về các ca

File đính kèm:

  • docBoi duong HSG chu de 1 VTDL.doc