Mục tiêu chung.
- Giúp các em có những kiến thức cơ bản khái quát về thiên nhiên, con người và các hoạt động kính tế-xã hội diễn ra trên địa phương mình.
- Các em sẽ có khả năng nhận biết, phân tích một số hiện tượng địa lý ở ngay nơi mình sống
- Có thêm những hiểu biết về thiên nhiên xung quanh mình.
- Thấy được nhiệm vụ của việc khai thác phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Từ những kiến thức nói trên các em có thể vận dụng vào lao động sx tại địa phương mình.
17 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 41: Địa lý tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
Bài 41. ĐỊA LÝ TỈNH BẮC KẠN
A/ Mục tiêu bài học.
* Mục tiêu chung.
- Giúp các em có những kiến thức cơ bản khái quát về thiên nhiên, con người và các hoạt động kính tế-xã hội diễn ra trên địa phương mình.
- Các em sẽ có khả năng nhận biết, phân tích một số hiện tượng địa lý ở ngay nơi mình sống
- Có thêm những hiểu biết về thiên nhiên xung quanh mình.
- Thấy được nhiệm vụ của việc khai thác phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Từ những kiến thức nói trên các em có thể vận dụng vào lao động sx tại địa phương mình.
* Mục tiêu cụ thể từng bài.
- Bài 41.
+ Nắm được những đặc điểm về Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và phân chia hành chính
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Bài 42.
Nắm được các đặc ddiemr dân cư, dân số, hoạt động về kinh tế, văn hóa
- Bài 43.
Các em thực hành về MQH giữa các thành phần tự nhiên nói trên. Phân tích biểu đồ cơ cấu KT
Tỉnh Bắc Kạn có diện tích 4857,21 km2,nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam;
- Phía bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An tỉnh Cao Bằng;
- Phía đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia tỉnh Lạng Sơn;
- Phía nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hoá tỉnh Thái Nguyên;
- Phía tây giáp 3 huyện: Nà Hang, Chiêm Hoá và Yên Sơn của tỉnh Tuyên Quang.
Như vậy Bắc Kạn hoàn toàn nằm trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á, gần chí tuyến bắc hơn xích đạo. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hoá khí hậu theo mùa rõ rệt (về nhiệt độ, lượng mưa, độ dài ngày và đêm giữa 2 mùa).Lãnh thổ Bắc Kạn lại nằm kẹp giữa 2 hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên chịu ảnh hướng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, nhất là thời tiết lạnh về mùa đông, đồng thời hạn chế ảnh hưởng mưa bão hàng năm về mùa hạ.
H. Nêu ý nghĩa của vị trí nói trên? (GT, KT XH..)
- Bắc Kạn được tái lập năm 1997. Bắc Kạn có 7 đơn vị hành chính: Thị xã Bắc Kạn, huyện Bạch Thông, Ba Bể, Ngân sơn, Na Rì, Chợ Đồn. Chợ Mới.
- Đến năm 2003 BK có thêm huyện Pác Nặm
- Vậy ngày nay BK có 8 ĐV hành chính.
H. Nêu những dạng địa hình chính của tỉnh BK?
Địa hình tỉnh BK bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau.
H. Nêu đặc điểm chính của địa hình?(56)
ĐH tỉnh BK là địa hình miền núi cao, cao hơn các tỉnh xung quanh và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ B-N ở 2 phía tây và đông của tỉnh.
H. Trong CT học địa lý 8,9 em biết tỉnh ta có những cánh cung nào?
a/ cánh cung Ngân Sơn nối liền 1 dải chạy suốt từ Nặm Quét (Cao Bằng) dọc theo phía đông tỉnh BK đến Lang Hít (phía Bắc T.Nguyên) uốn thình hình cánh cung rõ rệt.
Hướng chính là hướng B-N.
- Đây là CC đống vai trò quan trọng trong địa hình Vì:
+ Là dãy núi chia nước giữa các sông chảy sang phía đông và đông bắc như sông Na Rì, S Bắc Giang (chảy sang TQ) với các sông chảy xuống đồng bằng Bắc bộ như: S. Câu, S. Phố Đáy, S. Năng..
+ CC N Sơn còn là ranh giới khí hậu quan trọng.
- Đá hình thành CCNS chủ yếu là đá phiến, sét kết màu đen hoặc sám, sẫm, đa vôi, cát kết thạch anh
- Dãy có nhiều đỉnh núi cao như: Đỉnh Cốc Xô(Na Rì) 1131m, đỉnh Phja Khau 1061m, Khau Xiểm 1147m, Pu Len 1046m, Khau con, Phja Ngần, Khuổi Còn.. trên 1000m
b/ Cánh cung Sông Gâm.
- Kéo dài dọc theo phía tây của tỉnh. Cấu tạo chủ yếu = đá phiến thạch anh, đá vôi, có lớp dày là đá kết tinh rất cổ.
- Có nhiều đỉnh núi cao thấp khác nhau, có đỉnh trên 1000m, đặc điểm; đỉnh tương đối bằng, sườn tương đối thoải, thỉnh thoảng lại gặp những dãy núi đá vôi(ĐH Casttơ)
- Ở CC SG có nhiều dãy có đỉnh trên 100m như dayc Phja Boóc (dãy núi cứu quốc) giáp 3 huyên BB, BT, CĐ; Đỉnh Phja Boóc 1502m, Khuổi Tàng 1359, Phja Iêng 1527.
- Một số đỉnh thuộc Ba Bể cao trên 1000m: Khuổi Tàng 1359, Khau Vay 1098m, Đồn Đèn 1019
c/ Hướng dốc chính của địa hình.
- Đông Bắc – Tây nam; thuộc phần lớn vùng đất huyện BB, CĐ phù hợp hướng chảy sông Năng BB, S. Tiểu Đáy Chợ Đồn
- Tây Nam lên Đông Bắc phù hợp hướng chảy sông Na Rì
- Bắc – Nam phù hợp hướng chảy Cầu.
H- Với đ2 vị trí, địa hình nói trên BK Có khí hậy ntn?
GV phân tích tính chất nhiết đới GM cho học sinh thấy, và phân tích hoàn cảnh địa hình tạo ra tính chất khí hậu địa phương, đặc biệt những huyện xa trung tâm TX BK cố địa hình núi cao số giờ nắng ít hơn
- Gió Tr 67
- Nhiệt độ T 67
- Mưa T 68
- Độ ẩm t 71
Sông T 75
H- Kể tên n sông chính ở BK ma em biết?
a. Sông Cầu:
- Tổng chiều dài 288km. phần qua BK 103km
- S lưu vực 510Km2.
- Bắt nguồn từ con suối ở xã Ngọc Phái và Phương Viên Chợ Đồn, nơi có những đỉnh cao trên 100m
- Hướng chảy CĐ- TXBK là hướng T- Đ
Từ TXBK – TN hướng B-N
- Đến Phả Lại S Câu hội với sông Thương Và sông Lục Nam tạo thành hệ thống sông Thái Bình.
Sông có nhiều suối đổ vào.SGK t76
- Sông Năng.
- Bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Bảo Lạc CB,
Chảy vào tỉnh BK ở xã Bằng Thành H. Pác Nặm.
- Tổng chiều dài 113km, phần qua BK 87km
- Tổng lưu vực rộng 2270km2 BK 890km2
- Hướng chảy:
Từ CB-BT- Xla-AThắng- B Trạch. Hướng TB-ĐN
Từ B Trạch- C Thượng- TQ hường Đ-T
Sông qua núi Lũng Nham tạo thành động Puông dài 300m rộng và cao 30- 40m.
Hết địa phận BK sông bị chặn bởi nhiều tảng đá to là chia thành các dòng nhỏ và tạo thành thác Đầu Đẳng hùng vĩ dài hơn 1000m, chảy sát hồ nên sông có cửa thông với hồ là cửa Bế Cam (N Mẫu)
Sông có tiềm năng thủy điện lớn hiện đang XD nhà máy TĐ Na Hang.
Sông Năng đổ vào sông Gâm ở TQuang
S Năng có nhiều sông, suối nhỏ đổ vào vào sông như sông Bộc Bố, S Ha Hiệu.
Các sông khác xem SGK t80
b/ Hồ Ba Bể
Là hồ TN lớn của cả nước. H. nằm trên độ cao 145m rộng khoảng 5 triệu km2 gồm 3 hồ nối vói nhau. (Pé lầm, pé lù, pé lèng)
Ni rộng nhất 2km, sâu 30-40m. trên hồ có 3 đảo nhỏ.(An Mã,
Hồ BB có nhiều sông đổ vào như S Chợ Lèng, sông Tả Han từ Xuân Lạc sang (Cốc Tộc), Suối Khuổi Vào, từ Đồng Lạc- N Cường- ua động Na Phòng(Pó Lù) vòa hồ)
H- Nêu vai trò và ý nghĩa của sông và Hồ Ba Bể ?
Thủy điện, Du lịch, Cùng VQG bảo tồn SV quý
H Nêu N y/tố hình thành đất? Đá mẹ, sv, Đh, KH
H- Kể tên những loại đất chính của tỉnh?
H- kể tên nh TV mà em biết? Tỉnh ta có VQG nào?
TV BK có sự khác biệt giữa TV vùng núi đá vôi và núi đá phiến.
- Trên núi đá phiến là TV lá cứng, đanh, nhẫn, bóng..như dẻ gai,dẻ đá, dẻ đen..kháo, cà lồ dổi, trám..xen với n loài cây rụng lá..
Những khu vực rùng bị phá nhiều được thay thế bằng rừng tre nứa, những cây lá rộng và gỗ khẳng khiu
- Trên núi đá vôi rừng thường có nhiều tầng, tv chiếm ưu thế ở tầng trên là nghiến có cây đến 25m, trai..
Ở tầng dưới có nhiều loại như mạy, tèo, ổi, đa và nhiều cây thuộc họ gai
B Bể cò có nhiều loài TV đặc hữu như Trúc dây
- VQG ba Bể có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen quý hiếm
H- Kể tên một số loài ĐV em biết?
H- Nêu Thực trạng của thực động vật tỉnh ta? Đưa ra biện pháp bảo vệ
6/ Khoáng sản t83
- Các loại KS chính
Loại KS
Phân Bố
Chì, kẽm
Chợ Điền( Chợ Đồn), N Sơn
Vàng
Pác Lạng (Ngân Sơn)
Khau Âu (Chợ Mới)
Vũ Muộn (Bạch Thông)
Và Ba Bể, Pác Nặm
Antimoan
Thiếc
C Đồn, Ngân Sơn
Sắt, Măngan
C Đồn, Ba Bể, NSơn, B Thông
Đá Vôi, đá quý..
Nhiều nơi trong tỉnh
H- Nêu ý nghĩa vai trò của khoáng sản trong PT công nghiệp của tỉnh?
I/ Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và phân chia hành chính
1/ Vị trí đại lý
- Diện tích:
- Vị trí, Tiếp giáp phạm vi lãnh thổ: BK nằm ở vùng đông bắc.
+ Bắc.
+ Nam.
+ Đông.
+ Tây
- Ý nghĩa của vị trí trên
2/ Sự phân chia hành chính.
BK gồm có 8 huyện thị
T80
T80
II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
1 Địa hình.(56)
Địa hình tỉnh BK bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung.
a/ Cánh cung ngân sơn
b/ Cánh cung Sông Gâm.
- Xen giữa 2 cánh cung là nếp lõm thuộc hệ thống thung lũng các con sông.
c/ Hướng dốc chính của địa hình.
Có 3 hướng dốc chính.
- Đông Bắc – Tây nam
- Tây Nam lên Đông Bắc
- Bắc – Nam
* Địa hình BK có nhiều dãy núi đá vôi. Thuộc huyên BB NR..
2 . Đặc điểm khí hậu
- Nhiệt đới gió mùa
- Các dạng thời tiết chính
+ Thời tiết giá rét-gió Mùa Đông bắc.
+ Thời tiết nồm.
+ Thời tiết Sương muối.
+ Thời tiết khô nóng
+ Thời tiết mây mù..
3/ Đặc điểm thủy văn
a, Mạng lưới sông suối.
- Sông Cầu:
- Sông Năng.
- Sông Bắc Giang T 80
- Sông Na Rì
- Sông Hiến. T 81
- Sông Bằng Khẩu
b/ Hồ Ba Bể.
Là hồ TN lớn của cả nước. H. nằm trên độ cao 145m rộng khoảng 5 triệu km2 gồm 3 hồ nối vói nhau. (Pé lầm, pé lù, pé lèng)
Ni rộng nhất 2km, sâu 30-40m. trên hồ có 3 đảo nhỏ.(An Mã, Pò gia mải và 1 đảo nhỏ
4/ Thổ nhưỡng
Đất chính của tỉnh là.
- Đất Felalít vàng nhạt trên núi trung bình(13,38%)
- Đất Felalít điển hình trên núi thấp(71,62%)
- Đất dốc tụ và phù sa (7,9%) ở ven sông, suối, thung lũng và các bãi chân núi.
- Đất Felalít trên đá vôi (7,43%)
- Đất ngập nước (0,08%)
5/ Động thực vật. t89
* TV
- TV núi đá phiến
- TV núi đá vôi
- VQG Ba Bể là nơi bảo tồn TN và nguồn gen quý hiếm..
* ĐV.
Do có VQG và địa hình hiểm trở nên BK có nhiều loài ĐV quý hiếm.
6/ Khoáng sản
Tương đối phong phú
Tiết. .. Bài 42
HĐ của thầy và trò
Nội dung
• Dân số
• Nông thôn
• Thành thị
296.200 người
61 người/km²
85%
15%
Sgk t96
1996: 2,21%
1997: 2,13%
1998: 2,05%
1999: 1,51%
H- Qua con số trên em có nhận xét gì về gia tăng TN ở tỉnh ta?
- đến 2005 tỉ lệ tăng TN đã xuống tới 1,4 % và giữ mức ổn định.
- Tăng cơ giới đông.
- Nguyên Nhân.
BK có s tích rộng ít người nên có sứ hút dân cư nơi khác đến làm ăn sinh sống.
Mang, dao Sán Chay, Sán Dìu từ CB, Hà Giang xuống. người kinh ở xuôi lên VD thôn Tiền Phong BB
Tuổi
Phân loại
Tỷ lệ
- 0-14
- 15- 59
- 60- 79
- 80 trở lên
Dưới tuổi LĐ
Độ tuổi LĐ
Trên tuổi LĐ
36,48%
56,25%
6,91%
0,36%
Kết câu giới nữ cao hơn nam gần giống với cả nước.
Đến nay 100% được phổ cập TH theo độ tuổi.
Không có tre em không biết chữ
- Phân bố dân cư t108
TX BK= 867,9n/km2
BB = 59,2 n/km2
Na rì = 43,6 n/km2
C Đồn = 50,7 n/km2..
- Vă hóa tinh thần:
+ Văn học dân gian của mỗi dt; như các sự tích, thần thoại..
+ Các loại hình ca hát,múa, võ thuật (Then, lượn, Pựt, thơ lẩu)
- Văn hóa vật chất: các di tích lịch sử, văn hóa
- Văn hóa trang phục
- Văn hóa kiến trúc
- Văn hóa âm thực
H- Nêu tình hình PT VH, GD, YT của tỉnh ta?
H- Nêu tình hình PT kinh tế của tỉnh ta?sự đổi mới?
H- Nêu thế mạnh PT kinh tế của tỉnh ta?
Nhận định chung về pt kt so với cả nước?( BB là 1 trong 61 huyện nghèo nhất nước)
Ngành
Cả nước
Vùng đông Bắc
Bắc cạn
NL NgN
27,20
36,20
69,29
CN-XD
30,70
24,70
8,00
TM-DL
20,10
39.10
22,71
Nguồn thống kê năm 97
ngành NN kết hợp với lâm nghiệp đang được đầu tư chuyển dịch cơ cấu cây trồng rất PT.
H- BK có điều kiện PT chăn nuôi ntn?
H- Kể tên n vật nuôi? Lên hệ gia dình?
H- Nêu vị trí ngành CN của tỉnh?
H CN tỉnh ta coa cơ cấu gồm những ngành nào?
Nêu những khu công nghiệp của tỉnh và nh sản phẩm chủ yếu?
H- Hướng PT công nghiệp của tỉnh?
H- Nêu vị trí ngành dịch vụ của tỉnh?
Hoạt động DV chủ yếu của tỉnh ta là gì?
h- Nêu n dấu hiệu suy giảm tn và ô nhiễm MT của tỉnh?
H- Biện pháp khắc phục?
H- Đảng nhà nước đã có chính sách gì để PT kinh tế các tỉnh, huyện nghèo nói chung, tỉnh BK nói riêng>
III/ Dân cư, lao Động
- Số dân: 296.200 người
- Gia tăng dân số
+ Tự nhiên 1,4%
+ Cơ giới, tương đối đông.
- Nguyên Nhân
- TĐ của ds đến đời sống sx
2/ Kết câu dân số T99
- Theo tuổi
- Theo giới:
+ Nam 49,96%
+ Nữ 50,04%
- Theo trình độ VH
Số HS so với số dân.
Năm 97: 73.832=26,15%
Năm 99: 83,983=30,1%
- Theo lao động- nghề nghiệp
T103
- Theo Dân tộc.
Tày = 60,40%
Kinh= 19,36%
Dao = 9,45%
Nùng = 7,4%
S Chay = 0,26%
Khác =3,09% (Hoa, S Chí..)
3/ Phân bố dân cư.
- Mật độ TB: hơn 60n/km2
- Phân bố dân cư: không đều
- Loại hình cư trú:
+Nông thôn-Làng Bản 85,11%
+Đô thị. Thị xã, T Trấn..
4/ Văn hóa, giáo dục, y tế
- VH. Là nơi cư trú của nhiều dt anh em nên vh đa dạng, mang đậm bản sắc dt.
- Giáo dục, y tế (GV liên hệ)
IV/ Kính tế.
1/ Đặc điểm chung .T 123sgk
- Tình hình PT KT n năm gần đây.
BK là 1 trong những tỉnh nghèo nhất ca nước.
2/ Các ngành KT(Cơ cấu KT)
Cơ cấu k tế k cân đối, GDP còn thấp.
a. Nông nghiệp.
Đặc điểm ngành NN t131.
*Vị trí quan trọng
*Cơ cấu
- Ngành trồng trọt
+Lâm nghiệp
+ Trồng cây lương thực
- Ngành chăn nuôi..
+ Gia súc. Gia cầm
+ Thủy sản
2/ ngành công nghiệp.
Chue yếu là CN khai thác KS, sơ chế gỗ
3/ Ngành dịch vụ.
- Du lịch
- GT vận tải
- Bưu chính viễn thông.
- Thương mại (Nôi thương chủ yếu)
V/ Bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Thực trạng: Một số TN bị khai thác quá mức. Rừng, KS
- Biện pháp: Trồng rừng, thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác hợp lý
VI/ Phương hướng PT kinh tế.
Đầu tư phát triển du lịch.
Đảng NN đầu tư xây dựng và có kế hoach PT kinh tế của tỉnh tiến kịp vùng xuôi.
* CỦNG CỐ:
* DẶN DÒ:
Bài 44 THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH MQH GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TN VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KI TẾ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.
A/ Mục tiêu
B/ Đồ dùng dạy học.
C/ HĐ dạy học.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ;
HĐ của thầy và trò
Nội dung
1/ Địa hình ah gì tới khí hậu?(nhiệt độ, độ ẩm, mưa,)
2/ Địa hình ah gì tới sông ngòi?(hướng chảy, độ dốc, hạm lượng psa..)
3/ Khí hậu ah gì tới sông ngòi, ?( chế độ nước, chế độ dòng chảy, lượng nước..)
4/ Địa hình & KH ảnh hưởng gì tới thổ nhưỡng? (sự hình thành các loại đất, độ xói mòn đất..)
Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng ah gì đến phân bố sinh vật? (động vật, thực vật)
Cơ cấu kt 97-2005(%)
Ngành
1997
2005
Nông lâm ngư nghiệp
62,29
41
CN-XD
8,60
24
Thương mại d lịch
29,11
35
Rừng trồng của bắc Cạn (nghìn ha)
76
1997
1998
1999
2000
2001
2,5
2,8
4,8
5,3
6,1
6,6
a/Vẽ biểu đồ thích hợp với hai bảng số liệu trên?
b/ nhận xét cơ cấu kinh tế, sự phát triển kinh tế , sự thay đổi tỉ trong giữa CN, NLNN và DV
c/ Vẽ biểu đồ nhận xét diện tích rừng trồng qua các năm?
1/ Phân tích MQH giữa các thành phần tự nhiên.
2/ vẽ biểu đồ cơ câu kính tế . phân tích sự biến động trong cơ cấu kính tế của địa phương.
Củng cố
Dặn dò
TƯ LIỆU THAM KHẢO
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Tỉnh Bắc Kạn có diện tích 4857,21 km2, dân số 276.718 người, nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam; phía bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An tỉnh Cao Bằng; phía đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia tỉnh Lạng Sơn; phía nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hoá tỉnh Thái Nguyên; phía tây giáp 3 huyện: Nà Hang, Chiêm Hoá và Yên Sơn của tỉnh Tuyên Quang. Như vậy Bắc Kạn hoàn toàn nằm trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á, gần chí tuyến bắc hơn xích đạo. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hoá khí hậu theo mùa rõ rệt (về nhiệt độ, lượng mưa, độ dài ngày và đêm giữa 2 mùa).Lãnh thổ Bắc Kạn lại nằm kẹp giữa 2 hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên chịu ảnh hướng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, nhất là thời tiết lạnh về mùa đông, đồng thời hạn chế ảnh hưởng mưa bão hàng năm về mùa hạ.
Bắc Kạn được tái lập năm 1997, với diện tích tự nhiên . Dân số là 285.000 người, bao gồm 7 dân tộc anh em: Tày, Kinh, Dao, Nùng, Mông, Hoa và Sán Chay. Bắc Kạn có 7 đơn vị hành chính: Thị xã Bắc Kạn, huyện Bạch Thông, huyện Ba Bể, huyện Chợ Mới, huyện Ngân Sơn, huyện Na Rì và huyện Chợ Đồn. Bắc Kạn là tỉnh nằm ở trung tâm chiến khu Việt Bắc nổi tiếng, có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng đã được xếp hạng. Bắc Kạn được thiên nhiên ưu đãi không chỉ có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như hồ Ba Bể, động Puông,... mà còn là tỉnh nhiều tiềm năng cho sự phát triển nển kinh tế, song đến nay vẫn chưa được khai thác, nhất là trong khai thác khoáng sản vẫn còn đang bị bỏ ngỏ đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Để bạn đọc xa gần, và các nhà đầu tư trong và ngoài nước có dịp tìm hiểu, thăm dò nhằm tìm ra cơ hội hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, ban biên tập chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách: "Bắc Kạn tiềm năng kinh tế và Hợp tác đầu tư”. Đây sẽ là tư liệu quý giúp cho các tổ chức, thành phần kinh tế trong nước và Quốc tế dễ dàng tiếp cận, đặt quan hệ hợp tác đầu tư nhằm đưa Bắc Kạn bắt kịp với tiến trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Bắc Kạn
Diện tích: 4868,4 km²
Dân số: 301,5 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thị xã Bắc Kạn
Các huyện: Ba Bể, Ngân Sơn, Chợ Đồn, Na Rì, Chợ Mới, Bạch Thông, Pác Nặm.
Dân tộc: (Kinh), Tày, H'Mông, Dao...
Hồ Ba Bể
Điều kiện tự nhiên
Bắc Kạn là tỉnh thuộc miền núi và trung du, phía bắc giáp Cao Bằng, phía đông nam giáp Lạng Sơn, phía tây giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Thái Nguyên. Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, trung du, hệ thống sông ngòi dày đặc.
Khí hậu của tỉnh chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25oC
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Vườn quốc gia Ba Bể
Bắc Kạn có tiềm năng khoáng sản đa dạng và tiềm năng về rừng, đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật rất phong phú. Thế mạnh kinh tế là lâm nghiệp và khoáng sản (chủ yếu là than ở Ngân Sơn).
Bắc Kạn là tỉnh được thiên nhiên ban tặng cho nhiều phong cảnh thơ mộng, hữu tình với tiềm năng để khai thác du lịch rất lớn. Trong đó hồ Ba Bể tập trung nhiều thế mạnh phát triển du lịch sinh thái, văn hoá, cảnh quan. Ba Bể đang trở thành một trung tâm du lịch của vùng trung du và miền núi phía bắc.
Dân tộc, tôn giáo
Biểu diễn văn nghệ
Bắc Kạn là một tỉnh có truyền thống cách mạng. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Bắc Kạn là một cái nôi của cách mạng Việt Nam. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có rất nhiều di tích cách mạng đã được Bộ Văn hoá công nhận. Bắc Kạn là một trong những tỉnh có nhiều dân tộc cư trú, vì vậy nền văn hoá cũng mang nhiều sắc thái, nhiều lễ hội truyền thống của cư dân địa phương thường được tổ chức vào sau tết Nguyên Đán với những trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc.
Giao thông
Giao thông chủ yếu là đường bộ. Thị xã Bắc Kạn cách Hà Nội hơn 160km. Quốc lộ 3 từ Hà Nội qua Thái Nguyên, Bắc Kạn tới Cao Bằng.
Your browser does not support inline frames or is currently configured not to display inline frames.
Bắc kạn - tiềm năng và triển vọng hợp tác đầu tư
HÀ ĐỨC TOẠI
PBT Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh
I. Đặc điểm tình hình chung
Tỉnh Bắc Kạn được tái lập từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở chia tách 4 huyện, thị xã của tỉnh Bắc Thái và 2 huyện của tỉnh Cao Bằng. Đến nay tỉnh có 8 đơn vị hành chính, gồm 7 huyện và 1 thị xã tỉnh lỵ với 122 xã, phường, thị trấn; trong đó còn 74 xã đặc biệt khó khăn. Tổng diện tích tự nhiên 4.857,21 km2, dân số trung bình năm 2006 trên 30 vạn người, với 7 dân tộc anh em gồm Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông, Hoa, Sán Chay, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%.
Bắc Kạn là tỉnh nội địa, ở vị trí trung tâm các tỉnh thuộc khu Việt Bắc cũ, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; thị xã tỉnh lỵ cách Thủ đô Hà Nội 170 km theo đường Quốc lộ 3. Quốc lộ 3 qua tỉnh dài 123,5 km là đường giao thông quan trọng nhất tỉnh để giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh bạn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các tuyến đường: Quốc lộ 279 từ Lạng San - huyện Na Rì, qua huyện Ngân Sơn, huyện Ba Bể, sang tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Hà Giang; Quốc lộ 3B từ Xuất Hoá - thị xã Bắc Kạn, qua Na Rì, sang huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn.
II - Một số kết quả đạt được sau 10 năm tái thành lập tỉnh
Khi mới tái lập, nền kinh tế chủ yếu là thuần nông; toàn tỉnh có 16 xã chưa có đường ô tô, 16 xã khác ô tô chỉ đến được trong mùa khô; 2 huyện và 102 xã chưa có điện lưới quốc gia; 93 xã chưa có điện thoại; 71% số phòng học làm bằng tranh tre, nứa lá Lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, Y tế tụt hậu so với địa phương khác trong cả nước. Toàn tỉnh còn có 36% xã chưa đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Số người mắc bệnh bướu cổ chiếm gần 30% dân số. Các tệ nạn cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện các chất ma tuý nhiều bức xúc. Tỷ lệ đói nghèo trên 50% số hộ dân (theo tiêu chuẩn cũ).
Được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh bạn cùng với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sau 10 năm tái lập, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả khá toàn diện.
Nền kinh tế phát triển khá với tốc độ phát triển bình quân đạt 10,85%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỉ trọng nông - lâm nghiệp. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 9,6% lên 20,8%; khu vực dịch vụ tăng từ 22,8% lên 38,2% và khu vực nông, lâm nghiệp giảm từ 61,6 xuống còn 41%. GDP bình quân đầu người trên 4 triệu đồng/năm. Thu ngân sách 105 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống còn 41,42% (tiêu chí mới). Cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng, đến nay 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% số xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia; 100% số xã có điện thoại thông tin liên lạc. Các hoạt động văn hoá - xã hội ngày một phát triển. Năm 2005 tỉnh Bắc Kạn đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập Trung học cơ sở. Các chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ được triển khai có hiệu quả. Diện mạo nông thôn cũng như các trung tâm huyện lỵ, tỉnh lỵ đang từng ngày đổi thay theo chiều hướng văn minh, sạch đẹp. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố và giữ vững.
III - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn đến năm 2010
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đã đề ra, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn quyết tâm thực hiện để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 20%/năm, trong đó: Nông lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 6,5%/năm, Công nghiệp, XDCB tăng 33%/năm, Dịch vụ tăng 24%/năm; Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp, thuỷ sản 23%, Công nghiệp, XDCB 34%, Dịch vụ 43%; GDP bình quân đạt trên 9 triệu đồng/người/năm; Tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách bình quân đạt 10%/năm; Kim ngạch xuất khẩu đạt 16 triệu USD; Xoá căn bản hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 20%.
Để đạt được các mục tiêu chủ yếu trên, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền các cấp cần tập trung chỉ đạo phát triển những lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng, phát huy tối đa mọi nguồn lực sẵn có của địa phương, tăng cường mở rộng hợp tác phát triển kinh tế, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài.
IV - Tiềm năng và lợi thế của tỉnh
1 - Về Công nghiệp:
Bắc Kạn có tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng. Trên địa bàn tỉnh có 165 mỏ và điểm quặng, các loại khoáng sản có trữ lượng lớn là: Chì kẽm 70 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn; sắt có 13 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng khoảng 22 triệu tấn; vàng có 17 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 39 tấn; đá vôi xi măng 150 triệu m3; đá trắng, thạch anh khoảng 460 triệu m3; sét xi măng trên 10 triệu m3, ngoài ra còn có antimon, titan, Kaolin, Silic....
Hiện nay đã có một số Doanh nghiệp đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến quặng chì kẽm ở quy mô nhỏ, sản phẩm mới chỉ đạt ở mức tinh quặng chì kẽm và chưa luyện được thành kẽm thỏi có hàm lượng cao. Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Silic tại huyện Ngân Sơn đã bắt đầu có sản phẩm và đang được một số khách hàng trong và ngoài nước quan tâm ký hợp đồng tiêu thụ.
Với trữ lượng khoáng sản của Bắc Kạn có triển vọng đầu tư chế biến sâu ở quy mô vừa và nhỏ để nâng giá trị các loại khoáng sản lên cao hơn và tốt hơn phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước và tiến đến xuất khẩu.
Đặc biệt là ngành sản xuất vật liệu xây dựng như: xi măng, đá ốp lát, bột đá công nghiệp,rất có triển vọng ở Bắc Kạn.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn có nhiều hệ suối là đầu nguồn sông Đáy, sông Gâm, sông Chu lưu vực nhỏ và độ dốc dòng chảy lớn, lòng hẹp và có nhiều thác ghềnh thuận tiện cho việc đầu tư các công trình thuỷ điện nhỏ.
Tỉnh Bắc Kạn có Khu công nghiệp Thanh Bình thuộc địa bàn xã Thanh Bình huyện Chợ Mới, nằm dọc trên trục đường QL3 cách trung tâm Hà Nội 130 km. Là nơi đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư đầu tư vào khu vực, tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp. Tổng diện tích chiếm đất của Khu công nghiệp là 153,8ha.
2 - Về Nông lâm nghiệp
Bắc Kạn có tổng diện tích rừng lâm nghiệp là 420.990,5 ha, trong đó:
Đất có rừng là 263.503,9 ha; rừng tự nhiên 224.151,4 ha, rừng trồng 39.352,5 ha, đất chưa có rừng là 157.484,6 ha.
Cơ cấu rừng so với tổng diện tích đất lâm nghiệp như sau: rừng sản xuất 276.557,3 ha, chiếm 65,69%; rừng phòng hộ 118.449,2 ha, chiếm 28,14%; rừng đặc dụng 25.984 ha, chiếm 6,17%.
Sản lượng gỗ khai thác hàng năm trên 63.000 m3.
Điều kiện tự nhiên của Bắc Kạn rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng như Ngô, Khoai, Sắn... tỉnh đang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng các loại cây cao sản như: Cà chua, dưa hấu, các loại rau sạch ở thị xã Bắc Kạn, huyện Bạch Thông và trồng hoa xuất khẩu ở Đồn Đèn - Hồ Ba Bể. Ngoài ra diện tích đất đồi rừng đã giao cho nông dân có thể trồng các loại cỏ làm thức ăn chăn nuôi.
Hiện nay tỉnh đang thực hiện đề án lớn về phát triển chăn nuôi trâu, bò giai đoạn 2006 - 2010. Việc thực hiện Đề án phát triển đàn trâu, bò đã được nhân dân nhiệt tình ủng hộ và đã hình thành Chợ mua bán gia súc (Chợ Bò xã Nghiên Loan h
File đính kèm:
- Dia ly Tinh Bac Kan.doc