Sau bài học, học sinh cần nắm:
- Hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lý nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó.
- Hiểu rõ được hệ thống ký hiệu dùng để thể hiện các đối tượng.
- Nhận thấy được sự cần thiết của việc tìm hiểu bảng chú giải khi đọc bản đồ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ công nghiệp Việt Nam
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Bản đồ khí hậu Việt Nam
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Tiết 2 - Tuần 1 - Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 2-tiết 2-tuần 1 Đồng Huy Hùng
Ngày soạn:19/08/2008
BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, học sinh cần nắm:
- Hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lý nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó.
- Hiểu rõ được hệ thống ký hiệu dùng để thể hiện các đối tượng.
- Nhận thấy được sự cần thiết của việc tìm hiểu bảng chú giải khi đọc bản đồ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ công nghiệp Việt Nam
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Bản đồ khí hậu Việt Nam
- Bản đồ phân bố dân cư châu Á.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS lên bảng làm bài tập số 1 SGK trang 8
- Để tiến hành phép chiếu phương vị đứng, người ta tiến hành như thế nào?
3. Bài mới: GV giới thiệu cho HS biết về các bản đồ Việt Nam và yêu cầu HS cho biết bằng cách nào chúng ta thể hiện được nội dung bản đồ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
HĐ : Nhóm
Bước1:GV chia lớp thành 6 nhóm( mỗi nhóm gồm 2 bàn) và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm
Nhóm 1: Hãy quan sát hinh2.1, cho biết có những dạng ký hiệu nào?
Nhóm 2: Dựa vào hình 2.2, hãy chứng minh rằng phương pháp ký hiệu không chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ?
Nhóm 3: Quan sát hình 2.3, cho biết phương pháp ký hiệu đường chuyển động biểu hiện những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ?
Nhóm 4: Quan sát hình 2.4, hãy cho biết:
- Các đối tượng địa lý được biểu hiện bằng những phương pháp nào?
-Mỗi điểm chấm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu người?
Nhóm 5: Quan sát hình 2.5, hãy cho biết:
- Các đối tượng địa lý được biểu hiện bằng phương pháp nào?
- Mỗi mm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu ha và tấn?
Nhóm 6: Quan sát hình 2.6, hãy cho biết người ta dùng phương pháp gì để thể hiện đối thượng?
Để thể hiện phương pháp này, tiến hành như thế nào?
Bước 2: GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lện trình bày và nhận xét. GV đánh giá, chuẩn kiến thức.
1. Phương pháp ký hiệu:
a. Đối tượng biểu hiện:
- Biểu hiện các đối tượng phân bố theo điểm cụ thể như: điểm dân cư, trung tâm công nghiệp.
- Những ký hiệu thể hiện từng đối tượng được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng phân bố trên bản đồ.
b. Các dạng ký hiệu:
- Ký hiệu hình học
- Ký hiệu chữ
- Ký hiệu tượng hình
c. Khả năng biểu hiện:
- Vị trí phân bố của đối tượng
- Số lượng của đối tượng
- Chất lượng đối tượng
2. Phương pháp ký hiệu đường chuyển động:
a. Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội.
b. Khả năng biểu hiện:
- Hướng di chuyển của đối tượng
- Khối lượng của đối tượng di chuyển
- Chất lượng của đối tượng di chuyển.
3. Phương pháp chấm điểm:
a. Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau.
b. Khả năng biểu hiện:
- Sự phân bố của đối tượng
- Số lượng của đối tượng
4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ:
a. Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặc trưng các đơn vị lãnh thổ đó
b. Khả năng biểu hiện:
- Số lượng
- Chất lượng
- Cơ cấu
IV. ĐÁNH GIÁ:
GV cho HS so sánh các phương pháp biểu hiện
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Trả lời câu hỏi SGK
- Xem bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
File đính kèm:
- Bai 2.doc