Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 42 - Tuần 27: Ôn tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

 Đặc điểm dân cư, xã hội vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

 Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế của 2 vùng trên.

2. Kĩ năng:

 Phân tích, so sánh bản đồ tự nhiên và kinh tế vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

 Khái quát, hệ thống hóa kiến thức đã học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 42 - Tuần 27: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 42 Tuần dạy: 27 Ngày dạy: 04/3/2013 ÔN TẬP MỤC TIÊU: Kiến thức: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc điểm dân cư, xã hội vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế của 2 vùng trên. Kĩ năng: Phân tích, so sánh bản đồ tự nhiên và kinh tế vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Khái quát, hệ thống hóa kiến thức đã học. Thái độ: Ý thức bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội. NỘI DUNG HỌC TẬP: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ, đặc điểm dân cư, xã hội vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế của 2 vùng trên. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Bản đồ tự nhiên và kinh tế vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Học sinh: Xác định vị trí, giới hạn và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long trên bản đồ tự nhiên ? Dựa vào kiến thức đã học, hãy lập bảng so sánh 2 vùng kinh tế Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long theo các chủ đề: Đặc điểm dân cư và xã hội, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ; tình hình phát triển kinh tế. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. Kiểm tra miệng: Kiểm tra trong quá trình ôn tập. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1 (10 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. b. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định vị trí địa lí. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: a. Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. b. Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: Dựa vào bản đồ tự nhiên, xác định vị trí địa lí và giới hạn 2 vùng kinh tế Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long ? Bước 2: Ý nghĩa của vị trí địa lí và giới hạn đó ? (Đông Nam Bộ nổi bật là đường bộ, Đồng bằng sông Cửu Long là đường thủy). I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội trong và ngoài nước. HOẠT ĐỘNG 2 (30 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: Đặc điểm dân cư, xã hội vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế của 2 vùng trên. b. Kĩ năng: Phân tích, so sánh bản đồ tự nhiên và kinh tế vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Khái quát, hệ thống hóa kiến thức đã học. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: a. Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. b. Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên và kinh tế vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: GV đặt câu hỏi và hướng dẫn thảo luận: Dựa vào kiến thức đã học, lập bảng so sánh điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long ? Nhóm 1 và 2: So sánh điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Nhóm 3 và 4: So sánh đặc điểm kinh tế Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Nhóm 5 và 6: So sánh đặc điểm dân cư và xã hội của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Bước 2: Học sinh các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn xác và ghi bảng theo mẫu: II. Đặc điểm kinh tế, dân cư và xã hội: Yếu tố Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Địa hình Vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên và đồng bằng. Đồng bằng phù sa thấp. Đất Đất xám và badan. Đất phù sa ngọt, phèn, mặn. Khí hậu Cận xích đạo nóng ẩm. Cận xích đạo nóng ẩm. Sông ngòi Sông Đồng Nai, Sài Gòn, Bé. - Sông Tiền, Hậu cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt. - Nguồn nước phong phú hơn. Sinh vật - Rừng có độ che phủ thấp. - Sinh vật biển phong phú. - Rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất nước. - Ngư trường rộng lớn với nhiều hải sản. Khoáng sản Dầu mỏ, khí đốt, bô xít, sét, cao lanh, nước khoáng. Đá vôi, than bùn. Đặc điểm kinh tế Nông nghiệp - Vùng trọng điểm cây công nghiệp (cao su nhiều nhất nước). - Trình độ thâm canh cao. - Thế mạnh phát triển kinh tế biển. - Vựa lúa số 1 cả nước (80% gạo xuất khẩu). - Sản xuất, xuất khẩu hoa quả nhất nước. - Thủy sản hơn 50% cả nước. - Vịt đàn: 25% cả nước. Công nghiệp - Cơ cấu đa dạng, nhiều ngành hiện đại. - Chiếm tỉ trọng lớn. - Chủ yếu là chế biến lương thực – thực phẩm. - Tỉ trọng nhỏ. Dịch vụ - Đa dạng gồm thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông phát triển năng động. - Dẫn đầu cả nước về xuất nhập khẩu. - Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu. - Gồm xuất nhập khẩu nông sản lớn nhất nước, vận tải thủy, du lịch sinh thái. - Long An: Trung tâm dịch vụ. Đặc điểm dân cư, xã hội - Trình độ phát triển dân cư, xã hội cao. - Đông dân, lao động dồi dào, lành nghề, năng dộng, sáng tạo. - Trình độ thấp. - Đông dân thứ 2 cả nước. - Có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: Tổng kết: 1.1. Giáo viên tóm tắt, nhấn mạnh các vấn đề chính về 2 vùng kinh tế: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. 1.2. Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, hoạt động của học sinh trong giờ ôn tập. Hướng dẫn học tập: Đối với bài học ở tiết học này: Học bài và hoàn thành tất cả các bài tập trong tập bản đồ Địa lí 9 đầu học kì II đến nay. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị “Kiểm tra viết”: Bài 32, 33, 35, 36. PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docPeriod 42.doc