MỤC TIÊU:
Học xong bài này HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Củng cố lại các kiến thức về địa lý dân cư và địa lý kinh tế Việt Nam.
1.2. Kĩ năng:
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học.
- Có kĩ năng phân tích lược đồ, biểu đồ và vẽ biểu đồ.
- Phân tích các hình ảnh địa lí.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 17 - Tiết 33 - Ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17
Tiết: 33
NS: 10/11/2012
OÂN TAÄP HOÏC KÌ I
1. MỤC TIÊU:
Học xong bài này HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Củng cố lại các kiến thức về địa lý dân cư và địa lý kinh tế Việt Nam.
1.2. Kĩ năng:
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học.
- Có kĩ năng phân tích lược đồ, biểu đồ và vẽ biểu đồ.
- Phân tích các hình ảnh địa lí.
1.3. Thái độ:
- Nâng cao ý thức học tập bộ môn.
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ ôn tập
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ kinh tế chung Việt Nam.
- Câu hỏi ôn tập.
- Dàn ý hướng dẫn ôn tập.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tập, bút.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
3.1. Ổn định: (1’) Điểm danh lớp.
3.2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp câu hỏi ôn tập để kiểm tra bài cũ của học sinh.
3.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: ( 20’ ) Ôn tập về địa lý dân cư Việt Nam.
a) Phương pháp giảng dạy:
- Trực quan.
- Vấn đáp.
b) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Yêu cầu hs đọc và quan sát H1.1.
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc.
- Dân tộc nào có số dân đông nhất? phân bố chủ yếu ở đâu?
- Các dân tộc ít người phân bố ở đâu?
GV nhận xét.
GV: Hs đọc biểu đồ gia tăng dân số H2.1
- Dân cư nước ta tăng nhanh nhất trong giai đoạn nào?
- Dân cư tăng nhanh gây lên những hậu quả gì? Nêu hậu quả gia tăng dân số.
- Trên thế giới nước ta có mật độ dân số cao hay thấp?
- Nước ta có cơ cấu dân số thuộc loại nào? ( già, trẻ )
- Em có nhận xét gì về tỉ lệ 2 nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999?
- Hiện nay cơ cấu dân số theo tuổi và giới như thế nào?
- Em có nhận xét gì về mật độ dân số của Việt Nam?
- Vì sao mật độ dân số nước ta ngày càng tăng?
- Quan sát hình 3.1 và lược đồ cho biết dân cư nước ta phân bố như thế nào?
- Cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Tại sao?
- Ở nông thôn, người ta thường tổ chức các điểm dân cư dưới những hình thức nào?
- Ở nông thôn, hoạt động kinh tế chủ yếu là gì?
- Hãy cho biết đặc điểm của quần cư đô thị.
- Hoạt động kinh tế của người dân ở các đô thị là gì?
- Em có nhận xét gì về nguồn lao động của nước ta?
- Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta?
- Về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta hiện nay đang gặp phải những khó khăn gì?
- Cho biết vấn đề việc làm ở nông thôn ra sao?
- Cho biết vấn đề việc làm ở thành thị.
[ Hoạt động cá nhân]
- Học sinh dựa vào H1.1 SGK:
- Có 54 dân tộc.
- Người Kinh (Việt) sống ở đồng bằng...
- Miền núi....
HS quan sát H2.1
- Từ năm 50 của thế kỷ XX.
- Bùng nổ dân số.
- Cao, không đều.
- Cơ cấu dân số trẻ.
- Học sinh đọc các nhóm tuổi ở nước ta thời kì 1979 – 1999.
- Nữ nhiều hơn nam.
- Mật độ dân số nước ta cao:
- Do dân số nước ta tăng nhanh.
- 329.247 km
- Phân bố không đều theo lãnh thổ.
- Đông đúc: Ở các đồng bằng, ven biển và các đô thị
- Thưa thớt: Ở miền núi.
- Sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau.
- Nông nghiệp.
- Mật dộ dân số cao.
- Sản xuất công nghiệp và làm dịch vụ.
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh.
- Cơ cấu đang có sự thay đổi
( lao động trong N-L-N giảm, lao động trong CN-XD và DV tăng ).
- Nguồn LĐ dồi dào trong khi kinh tế chưa phát triển. - Tình trạng thiếu việc làm khá phổ biến
- Thiếu việc làm khá phổ biến
- Tỉ lệ thất nghiệp còn tương đối cao.
I. Địa lí dân cư:
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Dân tộc Việt có số dân đông nhất.Tập trung ở đồng bằng, trung du và duyên hải.
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đồi núi và trung du.
- Dân số nước ta tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1960 (Giữa thế kỉ 20).
- Trên thế giới nước ta thuộc hàng nước có mật độ dân số cao, và phân bố không đều.
II. Cơ cấu dân số:
- Theo tuổi: Cơ cấu dân số trẻ
( từ 0 59 tuổi chiếm 91,9% vào năm 1999 ).
- Theo giới tính: Nữ nhiều hơn nam ( nữ chiếm 50, 8% vào năm 1999 ).
Hiện nay cơ cấu dân số theo tuổi và giới đang có sự thay đổi.
III. Mật độ dân số và phân bố dân cư:
- Mật độ dân số nước ta cao:
- Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ:
+ Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. + Miền núi dân cư thưa thớt.
IV. Các loại hình quần cư :
1. Quần cư nông thôn:
- Người dân thường sống tập trung thành các điểm dân cư với qui mô dân số khác nhau.
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
2. Quần cư thành thị:
- Mật độ dân số cao, kiểu “ nhà ống ” sát nhau khá phổ biến, những chung cư cao tầng được xây dựng ngày càng nhiều.
- Các đô thị, thành phố là những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và KHKT quan trọng.
V. Nguồn lao động và sử dụng lao động:
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh.
- Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:
VI. Vấn đề việc làm:
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rât lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
- Khu vực nông thôn: Tình trạng thiếu việc làm khá phổ biến.
- Khu vực thành thị: Tỉ lệ thất nghiệp còn tương đối cao.
Hoạt động 2: ( 19' ) Ôn tập về địa lý kinh tế Việt Nam.
a) Phương pháp giảng dạy:
- Thảo luận nhóm.
- Trực quan.
- Vấn đáp.
b) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV nêu câu hỏi:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành, cụ thể chuyển dịch như thế nào?
- Cho biết nội dung của sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ?
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế là gì?
GV: Treo bản đồ kinh tế.
Chia lớp học sinh thành 4 nhóm.
Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Hướng dẫn các nhóm hoạt động.
Nhóm 1:
- Dựa vào hiểu biết của mình và nội dung SGK em hãy cho biết ngành trồng trọt nước ta phát triển như thế nào?
- So với ngành trồng trọt ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng cao hay thấp?
Nhóm 2:
- Nêu các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.
- Phân bố của các ngành CN trọng điểm.
Nhóm 3:
- Ngành giao thông vận tải có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế ?
- Nêu những thuận lợi và khó khăn của hoạt động GTVT?
Nhóm 4:
- Cơ cấu ngành thương mại nước ta như thế nào?
- Ngành du lịch nước ta phát triển dựa trên những điều kiện
GV chuẩn kiến thức.
[ Hoạt động cá nhân]
- Học sinh dựa vào SGK để trả lời.
- Tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
- Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
- Học sinh dựa vào SGK để trả lời.
[ Hoạt động nhóm/cá nhân]
- Học sinh dựa vào SGK. Quan sát các bản đồ.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diên các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
VIII. Địa lí kinh tế:
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành:
+ Tăng tỉ trọng Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ
+ Giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
2. Nông nghiệp:
- Ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.
- Trong cơ cấu cây trồng:
+ cây công nghiệp tăng tỉ trọng.
+ cây lương thực và cây trồng khác giảm tỉ trọng.
- Chăn nuôi chiếm tỉ trọng chưa lớn trong nông nghiệp.
3. Công nghiệp:
Các ngành CN trọng điểm:
- Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh.
- Thai thác dầu khí: Chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam.
- Gồm nhiệt điện và thuỷ điện:
+ Các nhà máy thuỷ điện lớn: Hoà Bình, Yaly, Trị An..
+ Các nhà máy nhiệt điện: Phú Mỹ, Phả Lại.
- Các trung tâm: Tp HCM, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng..
- Các trung tâm: Tp HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định
4. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông:
- Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển
+ Tạo mối giao lưu văn hoá giữa các vùng trong nước và với nước ngoài.
- Đường bộ có khối lượng vận chuyển hành hoá lớn nhất.
- Là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ hai trên thế giới.
5. Thương mại và du lịch:
- Thương mại bao gồm hai ngành: Nội thương và ngoại thương.
- Du lịch phát triển dựa vào điều kiện tự nhiên và nhân văn.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP :
4.1. Tổng kết: (4’)
- GV củng cố lại toàn bài.
- Nhận xét tiết ôn tập.
4.2. Hướng dẫn học tập: (1’)
- Về nhà học bài theo câu hỏi ôn tập.
- Tiếp tục ôn tập phần phân hóa lãnh thổ.
4.3. Phụ lục:
File đính kèm:
- ÔN TẬP HỌC KÌ I TIẾT 33.doc