1. Kiến thức: Giúp Hs
• Biết được tâm đối xứng của một hình.
• Ưng dụng của phép quay và phép đối xứng tâm vào bài tập.
2. Kỹ năng:
• Tìm được tâm đối xứng (nếu có) của một số hình đơn giản.
• Vận dụng phép quay và phép đối xứng tâm vào một số bài tập.
3. Tư duy và thái độ:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Hình học lớp 11 - Bài 4: Phép quay và phép đối xứng tâm - Tiết 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§4. PHÉP QUAY VÀ PHÉP ĐỐI XỨNG TÂM
Tiết 6
Ngày 04 tháng 10 năm 2008
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp Hs
Biết được tâm đối xứng của một hình.
Ưng dụng của phép quay và phép đối xứng tâm vào bài tập.
2. Kỹ năng:
Tìm được tâm đối xứng (nếu có) của một số hình đơn giản.
Vận dụng phép quay và phép đối xứng tâm vào một số bài tập.
3. Tư duy và thái độ:
Tư duy logic, trực quan hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của học sinh: bài cũ, xem trước bài mới.
2. Chuẩn bị của giáo viên: bài giảng, hình ảnh trực quan, dụng cụ dạy học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định tổ chức (1‘): kiểm tra vệ sinh, tác phong, sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (7‘):
Định nghĩa phép quay, phép đối xứng tâm.
Trả lời bài tập 16/19 SGK.
3. Bài mới:
tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
8’
Hoạt động 1: về tâm đối xứng của một hình
Cho Hs xem hình các chữ cái
Z S N giới thiệu tính chất “cân xứng”, tìm điểm O trên mỗi hình để có tính chất qua phép đối xứng ĐO, hình trên thành chính nó, từ đó dẫn đến khái niệm tâm đối xứng của một hình.
Cho Hs trả lời các câu hỏi ?2, ?3
Khắc sâu kiến thức, nhận xét rằng có những hình có tâm đối xứng, có những hình không có tâm đối xứng.
Xem hình, theo dõi nhận xét.
Tiếp cận khái niệm tâm đối xứng của một hình.
Trả lời các câu hỏi ?2, ?3
Chú ý khắc sâu.
Tâm đối xứng của một hình:
Điểm O gọi là tâm đối xứng của một hình H nếu phép đối xứng tâm ĐO biến hình H thành chính nó, tức là ĐO(H) = H.
27’
Hoạt động 2: ứng dụng của phép quay, phép đối xứng tâm
4. Ứng dụng của phép quay
HĐTP 1: bài toán 1
Cho Hs xét bài toán 1 trang 17 SGK, yêu cầu Hs đọc đề, suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV: phép quay tâm O với góc quay bằng góc lượng giác (OA, OB) biến A, A’ lần lượt thành các điểm nào? Biến đoạn thẳng A’A thành đoạn nào? Trung điểm C của A’A thành điểm nào? Từ đó có nhận xét gì về OC, OD và số đo góc ?
Cho Hs liên kết kiến thức, hoàn thành chứng minh tam giác OCD là tam giác đều.
HĐTP 2: bài toán 2
Giới thiệu bài toán 2, yêu cầu Hs đọc đề và phân tích.
Hd: gọi I là trung điểm AB (I cố định), theo tính chất trung điểm đoạn thẳng ta có , từ đẳng thức trên nhận xét gì về M và M’? quỹ tích của M’ khi M chạy trên (O) là gì?
Chính xác hóa kiến thức, hoàn thành bài toán.
HĐTP 3: bài toán 3
Giới thiệu bài toán 3, yêu cầu Hs đọc đề suy nghĩ.
Giảng giải: đây là bài toán dựng hình, giả sử đã dựng được đường thẳng d thỏa yêu cầu, xét phép đối xứng ĐA, khi đó M1=ĐA(M), suy ra là ảnh của (O) qua ĐA.. M’ thuộc vào hai đường tròn (O’) và (O1). Từ các phân tích trên, suy ra cách dựng d?
Cho Hs trả lời ?5 (bước chứng minh trong bài toán dựng hình)
Từ cách dựng xét xem có bao nhiêu đường thẳng d như vậy? (biện luận)
Nhắc lại các bước trong bài toán dựng hình và áp dụng trong trường hợp này.
Đọc đề bài toán 1, trả lời câu hỏi.
Liên kết các ý trong câu trả lời, hoàn thành chứng minh.
Đọc đề bài toán 2, phân tích tìm cách giải.
Trả lời câu hỏi của Gv.
Đọc đề bài toán 3, suy nghĩ tìm cách giải.
Theo dõi Gv, nêu cách dựng đường thẳng d.
Trả lời câu hỏi ?5
Dựa vào cách dựng nhận xét số đường thẳng d thỏa yêu cầu bài toán.
Bài toán 1: (SGK)
Bài toán 2: (SGK)
Bài toán 3: (SGK)
4. Củng cố và dặn dò (2’):
Tâm đối xứng một hình, ứng dụng phép quay và phép đối xứng tâm.
5. Bài tập về nhà: 12à 19 SGK
File đính kèm:
- Tiet 6.doc