Bài giảng môn học Toán học lớp 11 - Tiết 1: Chương 1: Một số khái niệm cơ bản về tin học tin học là một ngành khoa học

 Kiến thức:

Giúp HS hiểu biết về sự ra đời và phát triển của Tin học. Đặc tính, vai trò của máy tính điện tử. Qua đó học sinh ý thức được tầm quan trọng của môn học và có thái độ học tập đúng.

 Mức độ cần đạt được của học sinh:

-Biết tin học là một ngành khoa học có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng. Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.

-Biết được sự phát triển mạnh mẽ của Tin học do nhu cầu của xã hội.

-Biết các đặt tính ưu việt của MTĐT.

-Biết được một sô ứng dụng của Tin học và MTĐT trong các hoạt động của đời sống.

 

doc51 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Toán học lớp 11 - Tiết 1: Chương 1: Một số khái niệm cơ bản về tin học tin học là một ngành khoa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: CHƯƠNG 1:MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TIN HỌC TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Kiến thức: Giúp HS hiểu biết về sự ra đời và phát triển của Tin học. Đặc tính, vai trò của máy tính điện tử. Qua đó học sinh ý thức được tầm quan trọng của môn học và có thái độ học tập đúng. Mức độ cần đạt được của học sinh: -Biết tin học là một ngành khoa học có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng. Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ. -Biết được sự phát triển mạnh mẽ của Tin học do nhu cầu của xã hội. -Biết các đặt tính ưu việt của MTĐT. -Biết được một sô ứng dụng của Tin học và MTĐT trong các hoạt động của đời sống. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Phương pháp dạy học: Diễn giải 2.Sự chuẩn bị ở nhà: Đọc trước bài “Tin học là một ngành khoa học” và trả lưòi phần câu hỏi và bài tập cuối bài III.TIẾN HÀNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp:(2’) Vắng: Trể: 2.Dạy bài mới:(30 - 37’) Kiến thức cơ bản Hoạt động của Thầy và Trò I.SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIN HỌC: -Trong khoảng từ năm 1890 đến 1920 điện năng. điện thoại, radio... ra đời. Tiếp theo đó là máy tính điện tử. -Xã hội loài người đang có sự bùng nổ về thông tin, thông tin được xem như một nguồn tài nguyên mới. -Lịch sử phát triển của XH đang ở nền văn minh thứ 3, đó là nền văn minh thông tin. Công cụ lao động mới là MTĐT. -Để đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin, con người tập trung trí tuệ từng bước xây dựng nghành khoa học tương ứng. Ngành Tin học đưựơc hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập với nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. -một trong những đặt thù của ngành KH Tin hoc đó là việc nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không tách rời với việc sử dụng MTĐT II. ĐẶC TÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA MTĐT: -Có thể làm việc không biết mệt mỏi suốt 24h/ngày. -Tốc độ xử lý thông tin rất nhanh. -Có độ chính xác cao. -Có thể lưu trữ một khối lượng lớn thông tin trong một không gian hạn chế. -Giá thành máy tính ngày càng hạ. -Máy tính ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng. -Các máy tính có thể liên kết với nhau thành một hệ thống lớn. III.THUẬT NGỮ TIN HỌC: Tin học là ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, các phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Câu hỏi:Vì sao bây giờ người ta đang nói nhiều về tin học ở mội lĩnh vực của đời sống xã hội? Trả lời: HS trả lời, GV rút ra ý chính. Câu hỏi:Tốc độ phát triển của Tin học trên thế giới, khu vực và ở Việt Nam như thế nào? Trả lời: Phát triển nhanh. Học sinh có thể cho một vài ví dụ để làm rõ ý trên Câu hỏi: Máy tính điện tử có những đặc tính và vai trò gì? Trả lời: -Làm việc không biết mệt mỏi. -Tính toán nhanh. Xử lý được hàng triệu phép tính trong vòng một giây. Kết quả tính toán đạt được độ chính xác cao -Lưu trữ được một lượng lớn thông tin trong một không gan hạn chế. Thông tin lưu trong máy tính dễ sao chép và gửi đi. -Có thể liên kết được với nhau. Câu hỏi: Tin học là gì? Trả lời: Tin học là ngành khoa học nghiên cứu về thông tin 4.Hoạt động củng cố:(1-3’): Gọi học sinh trả lời các câu hỏi sau đây: 1.Hãy nói về một đặc điểm nổi bật của sự phát triển trong xã hội hiện nay? 2.Vì sao Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học? 3.Hãy nêu những đặc tính ưu việt của MTĐT? 4.Hãy cho biết việc nghiên cứu chế tạo máy tính có thuộc lĩnh vực Tin học hay không? 5.Hãy nêu một ví dụ mà máy tính không thể thay thế con người trong việc xử lý thông tin? 5.Hướng dẫn học sinh về nhà:(2-3’) Học các nội dung: Sự hình thành và phát triển của Tin học, đặc tính và vai trò của MTĐT, Thuật ngữ Tin học Bài tập: 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5/Sách bài tập Chuẩn bị bài mới: Thông tin là gì? Dữ liệu là gì? Có bao nhiêu dạng thông tin? Tiết 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (Tiết 1) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Kiến thức: Giới thiệu cho học sinh biết các khái niệm thông tin, lượng thông tin mã hoá thông tin và dữ liệu, giúp học sinh hình thành rõ hơn về hoạt động của máy tính điện tử. Mức độ cần đạt được của học sinh: -Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính. -Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính. -Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit. -Biết các hệ đếm cơ số 2, 8, 16 trong biểu diễn thông tin. Kỹ năng: -Bước đầu mã hoá thông tin đơn giản thành dãy II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Phương pháp dạy học: Diễn giải 2.Sự chuẩn bị ở nhà: Các kiến thức học sinh đã học trong bài Tin học là một ngành khoa học III.TIẾN HÀNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp:(2’) Vắng: Trể: 2.Kiểm tra bài củ: (3 - 6’) 1.Vì sao Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học? 2.Nêu những đặc tính ưu việt của máy tính điện tử? 3.Dạy bài mới:(30 - 37’) Kiến thức cơ bản Hoạt động của Thầy và Trò I.KHÁI NIỆM THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU: -Thông tin là nguồn gốc của nhận thức. Nó mang lại sự hiểu biết cho con người. -Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính điện tử. II. ĐƠN VỊ ĐO LƯỢNG THÔNG TIN: -Đơn vị cơ bản nhất đo lượng thông tin là Bit. Đó là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn một trạng thái của một sự kiện có hai trạng thái và khả năng xuất hiện là như nhau 1byte = 8 bit 1KB = 1024 byte 1MB = 1024 KB 1GB = 1024 MB 1TB = 1024 GB 1PB = 1024 TB III.CÁC DẠNG THÔNG TIN: -Dạng văn bản -Dạng âm thanh -Dạng hình ảnh IV.MÃ HOÁ THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH: -Thông tin để máy tính xử lý được thì cần phải biến đổi thành một dãy bit. Biến đổi như vậy là một cách mã hoá thông tin. -Người ta sử dụng bộ mã ASCII để mã hoá ký tự. -Bảng mã ASCII gốc gồm 256 ký tự. Các ký tự được đánh số từ 0 đến 255. Số hiệu này đưựoc gọi là mã ASSCII thập phân của ký tự. Nếu ta đổi số thập phân này ra dưới dạng mã nhị phân đầu dùng 8 bit để biểu diễn thì dãy bit đó được gọi là mã ASCII nhị phân của ký tự Ví dụ: A có mã thập phân là 65, mã nhị phân của A là 010000012 Câu hỏi: Vai trò của thông tin là gì? Trả lời: Thông tin mang lại cho con người sự hiểu biết Câu hỏi: Thông tin muốn máy tính xử lý được thì phải làm gì? Trả lời: Phải được đưa vào MTĐT GV: Thiết bị chủ yếu cấu tạo nên bộ nhớ MTĐT là các vi mạch. Một mạch điện tại một thời điểm chỉ có một trong 2 trạng thái đó là: Đóng và mở Nếu quy định: Đóng: 1 Mở: 0 Thì các thông tin muốn lưu trữ được trong MTĐT phải quy định về một loạt các sự kiện có hai trạng thái và tại mỗi thời điểm nhất định chỉ thể hiện một trong 2 trạng thái đó. Ví dụ: Các thông tin trên báo, sách vở... ta có thể đọc được là dạng VB, ta có thể xem được lad dạng hình ảnh Ta có thể nghe nhạc, tiếng nói của con người... là dạng âm thanh Câu hỏi: Văn bản sử dụng những ký hiệu nào? Trả lời: Các chữu cái, chữ số, các dâu. GV: Tất cả những cái đó được tập hợp lại trong bảng mã ASCII và mỗi ký tự có một số thứ tự nhất định -Ta có thể đổi số TP ra số nhị phân bằng các bước sau: Bước 1: Chia nguyên liên tiếp số đó cho 2, được dãy 1 Bước 2: Viết dưới số lẽ của dãy 1 là số 1, dưới số chẵn là số 0 để đwocj dãy 2 Bước 3: Viết dãy 2 theo chiều ngược lại 4.Hoạt động củng cố:(1-3’) Nhắc lại khái niệm thông tin, dữ liệu, các đơn vị đo thông tin, các dạng dữ liệu, quá trình mã hoá thông tin dạng văn bản. 5.Hướng dẫn học sinh về nhà:(2-3’) Học các nội dung: Khái niệm thông tin và dữ liệu, đơn vị đo thông tin, các dạng thông tin và mã hoá thông tin trong MTĐT. Bài tập: Mã hoá dãy ký tự sau: ‘MON:TIN HOC, LOP: 10’ Chuẩn bị bài mới: Hệ đếm là gì? Cách biểu diễn thông tin dạng số nguyên và số thực trong MTĐT Tiết 3 THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (Tiết 2) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Kiến thức: Giới thiệu cho học sinh biết các khái niệm thông tin, lượng thông tin mã hoá thông tin và dữ liệu, giúp học sinh hình thành rõ hơn về hoạt động của máy tính điện tử. Mức độ cần đạt được của học sinh: -Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính. -Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính. -Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit. -Biết các hệ đếm cơ số 2, 8, 16 trong biểu diễn thông tin. Kỹ năng: -Bước đầu mã hoá thông tin đơn giản thành dãy II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Phương pháp dạy học: Diễn giải 2.Sự chuẩn bị ở nhà: Các dạng biểu diễn số đã học. Cách viết một số thập phân dưới dạng một đa thức. III.TIẾN HÀNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp:(2’) Vắng: Trể: 2.Kiểm tra bài củ: (3 - 6’) 1.Nêu khái niệm thông tin và dữ liệu? 2.Người ta dùng những đơn vị nào để đo lượng thông tin? 3.Hãy giới thiệu ngắn gọn về bảng mã ASCII? 3.Dạy bài mới:(30 - 37’): Kiến thức cơ bản Hoạt động của Thầy và Trò V.BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH: 1.Thông tin dạng số: a)Hệ đếm: Là tập các ký hiệu và quy tắc sử dụng tập các ký hiệu để biểu diễn và xác định giá trị số -Bất kỳ một số tự nhiên b nào lớn hơn 1 đều có thể sử dụng làm cơ sốcủa hệ đếm. Trong hệ đếm cơ số b, giả sử số N có biểu diễn là: AnAn-1An-2... A2A1A0, D1D2...Dm-1Dm b Khi đó giá trị của N được tính theo công thức: N = An.bn + An-1.bn-1 +...+ A2.b2 + A1.b1 + A0. b0 + D1.b-1 +D2.b-2 +...+Dm-1.b-(m-1) + Dm.b-m b)Các hệ đếm dùng trong tin học: *Hệ thập phân (Hệ cơ số 10): Sử dụng tập ký hiệu gồm 10 chữ số: 0,1,2,...,9.Các giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn. -Mỗi đơn vị ở một hàng bất kỳ có giá trị bằng 10 đơn vị ở hàng kế cận bên phải. *Hệ nhị phân (Hệ cơ số 2):Sử dụng tập 2 ký hiệu: 0 và 1 *Hệ 8 (Hệ cơ số 8): Sử dụng 8 ký hiệu: 0,1,2..7 *Hệ 16(Hệ Hexa_Hệ cơ số 16:) Sử dụng 16 ký hiệu để biểu diễn: 0,1,2....,9, A(10), B(11), C(12), D(13), E(14), F(15) Chú ý: Để phân biệt số viết trong các hệ đếm khác hệ đếm thập phân ta ghi cơ số của hệ đếm ở góc bên phải phía dưới số đó. c)Biểu diễn số ngưyên: -Ta có thể chọn 1, 2 hoặc 4 byte để biểu diễn một số nguyên có dấu hoặc không dâu. -Xét việc biểu diễn số nguyên bằng1 byte = 8 bit. Các bit được đánh sốtừ phải qua trái bắt đầu là số 0 7 6 5 4 3 2 1 0 Các bit cao Các bit thấp -Dùng bit cao nhất để thể hiện dấu với quy ước: Dấu âm(số 1), dấu dương(số 0), bảy bit còn lại lưu 7 chữ số nhị phân. d)Biểu diễn số thực: -Dùng dấu chấm thập phân -Biểu diễn dưới dạng + Dấu phẩy tĩnh +Dấu phẩy động: + M x 10+k. Trong đó 0.1<=M<1 gọi là phần định trị, K là phần bậc 2.Thông tin dạng phi số: a)Văn bản: Máy tính dùng một dãy bit để biểu diễn một ký tự. Sử dụng bộ mã ASCII. b)Các dạng khác: Muốn biểu diễn ta cũng tìm cách mã hoá chúng thành một dãy bit Nguyên lý mã hoá nhị phân: Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,...Khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung - Dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn Câu hỏi: Hệ đếm là gì? Trả lời: HS trả lời, GV khái quát lại Câu hỏi: Ở những năm học cấp 2, các em đã được học những hệ đếm nào? Trả lời: Hệ La Mã và hệ thập phân. Câu hỏi: Em hãy nêu một số đặc điểm của hệ thập phân. Trả lời: -Có cơ số là 10, sử dụng 10 ký hiệu 0,1,2...,9 để biểu diễn. -Mỗi đơn vị ở hàng đứng trước lớn hơn đơn vị đứng liền sau 10 đơn vị Ví dụ: 1234 = 1.1000 + 2.100 + 3.10 + 4 = 1.103 + 2.102 + 3.101 + 1.100 Ví dụ: 10102 = 1.23 + 0.22 + 1.21 + 0.20 =10 Ví dụ: 1238 = 1.82 + 2.81 + 3.80 = 83 Ví dụ: AF1516 = A.163 +F.162 +1.161 +5.160 = 40960 + 3840 + 16 +5 = 44821 Ví dụ: Biểu diễn số ấm 5 thì |-5| = 5 = 00001012 1 0 0 0 0 1 0 1 Nếu biểu diễn số 5 thì: 0 0 0 0 0 1 0 1 Ví dụ: 3.255 Ví dụ: 3.255 = 0.3255.101 0.032145 = 0.32145.10-1 GV hướng dẫn HS đọc bảng mã ASCII Câu hỏi:Thông tin muốn biểu diễn trong máy tính thì phải đưa về dạng nào? Trả lời: Đưa về dạnh mã nhị phân 4.Hoạt động củng cố:(1-3’) Nêu cách viết các số trong hệ 2, 8, 16 dưới dạng một đa thức. Nhắc lại cách biểu diễn số nguyên và số thực. 5.Hướng dẫn học sinh về nhà:(2-3’) Học các nội dung: Biểu biễn thông tin trong MTĐT. Bài tập:1.5,1.6,1.7,1.8,1.9,1.10,1.11,1.12 /SBT Chuẩn bị bài mới: Làm các bài tập trong bài thực hành 1. Tìm cách mã hoá Họ tên của HS vào máy tính Tiết 4 BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 1 LÀM QUEN VỚI THÔNG TIN VÀ MÃ HOÁ THÔNG TIN I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Kiến thức: Củng cố kiến thức ban đầu về Tin học, máy tính Kỹ năng: Sử dụng bộ mã ASCII để mã hoá xâu ký tự, số nguyên. Viết được một số thực dưới dạng dấu phẩy động. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Phương pháp dạy học: Nêu câu hỏi gợi mở, diễn giải 2.Sự chuẩn bị ở nhà: Các kiến thức HS đã học trong 2 bài trước. III.TIẾN HÀNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp:(2’) Vắng: Trể: 2.Kiểm tra bài củ: (3 - 6’) 1.Nêu khái niệm hệ đếm và kể một số hệ đếm dùng trong Tin học 2.Nêu cách biểu diễn số nguyên và số thực? 3.Dạy bài mới:(30 - 37’) Kiến thức cơ bản Hoạt động của Thầy và Trò Bài tập a: Tin học và máy tính Câu a1:Chọn các câu c)Máy tính là sản phẩm trí tuệ của con người d)Một người phát triển toàn diện trong xã hội hiện đại không thể thiếu hiểu biết về Tin học Câu a2:Chọn câu B Câu a3: Quy ước: Nam: 1 Nữ : 0 Bài tập b:Sử dụng bảng mã ASCII để mã hoá và giải mã Câu b1: Mã nhị phân của xâu : ”VN” là :01010110 01001110 “Tin” là: 01010100 01101001 01101110 Câu b2: Đó là mã ASCII cảu dãy ký tự: “Hoa” Câu c: Biễu diễn số nguyên và số thực: Câu c1: Mã hoá số -27 trong 1 byte 1 0 0 1 1 0 1 1 Câu c2: 11005 = 0.11005 x 105 25,879 = 0.25879 x 102 0,000984 = 0.984 x 10-3 Qua BT này HS phải chỉ ra được: -Có những việc máy tính khổng thể thay thế con người trong lĩnh vực tính toán Ví dụ: Cách giải -Học Tin học không chỉ học để sử dụng máy tính điện tử -Tầm quan trọng của Tin học trong XH hiện đại. Câu hỏi: Hãy nêu các đơn vị đo thông tin và cách đổi giữa các đơn vị đó. Trả lời: HS trả lời và nêu ra câu trả lưòi đúng trong Câu a2. Ví dụ: 1011101000 Trong hàng đó có 5 bạn nam và 5 bạn nữ HS: Tự viết vào và xác định xem trong theo cách mã hoá đó thì trong hàng có bao nhiêu bạn nam và bao nhiêu bạn nữ ở những vị trí nào GV hướng dẫn học sinh sử dụng bảng mã ASCII. HS làm bài tập vào vở bài tập Gọi một số học sinh lên bảng sửa bài tập GV có thể gọi một số HS nhận xét và cho điểm. Đưa ra đáp án đúng 4.Hoạt động củng cố:(1-3’) 5.Hướng dẫn học sinh về nhà:(2-3’) Học các nội dung: Biểu diễn thông tin trong MTĐT Chuẩn bị bài mới: Nêu các thiết bị cấu tạo nên MTĐT? Tiết 5 GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (Tiết 1) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Kiến thức:Giới thiệu cho HS biết được cấu trúc chung của máy tính thông qua một máy tính và sơ lược về hoạt động của nó như một hệ thống. Qua đó HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác. Mức độ HS cần đạt được: -Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính. -Biết máy tính làm việc theo nguyên lý J.Von Neumann Kỹ năng: Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Đồ dùng dạy học: Máy tính điện tử 2.Phương pháp dạy học: Diễn giải, giải quyết vấn đề 3.Sự chuẩn bị ở nhà: Máy tính có những bộ phận nào?Nêu sơ lược về chức năng của từng bộ phận. III.TIẾN HÀNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp:(2’) Vắng: Trể: 2.Kiểm tra bài củ: (3 - 6’) 1.Trong hệ đếm cơ số 16 sử dụng những ký hiệu nào? 2.Hãy nêu cách biểu diễn số nguyên trong máy tính? 3.Cách viết số thực trong toán học khác tin học như thế nào? 3.Dạy bài mới:(30 - 37’) Kiến thức cơ bản Hoạt động của Thầy và Trò I.KHÁI NIỆM HỆ THỐNG TIN HỌC: Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lý, xuất, truyền và lưu trữ thông tin. Hệ thống tin học gồm có 3 thành phần -Phần cứng: Gồm máy tính và các thiết bị liên quan. -Phần mềm: Gồm các chương trình. Chương trình là một dãy lệnh, mỗi lệnh là một chỉ dẫn cho máy tính biết thao tác cần thực hiện. -Sự quản lý và điều khiển của con người. II.SƠ ĐỒ CẤU TRÚC MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ: Bộ nhớ ngoài Bộ xử lý trung tâm Bộ điều khiển Thiết bị vào Bộ nhớ trong III.BỘ XỬ LÝ TRUNG TÂM (CPU) *Chức năng:CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện các chương trình CPU gồm có 2 thành phần 1.Bộ điều khiển (CU): Hướng dẫn các bộ phận khác làm việc. 2.Bộ số học và lôgc (ALU): Xử lý các phép tính số học và logic. -Thanh ghi:Lưu trữ tạm thời các lệnh và dữ liệu trong thời gian xử lý. Việc truy cập đến các thanh ghi diễn ra với tốc độ nhanh. -Cache: Là vùng nhớ đặc biệt có tốc độ truy cập nhanh. Thiết bị ra Bộ số học/logic Câu hỏi: Theo em, hệ thống tin học gồm những thành phần nào? Trả lời: Hệ thống tin học gồm có 3 thành phần: -Phần cứng -Phần mềm -Con người Các mũi ký hiệu việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận của máy tính. Câu hỏi: Dựa vào sơ đồ cấu trúc của MT, Em hãy cho biết phần cứng gồm những thiết bị nào? Trả lời: -Bộ xử lý trung tâm -Bộ nhớ -Thiết bị vào -Thiết bị ra Để tăng tốc độ xử lý, trong bộ ALU có 2 thành phần quan trọng: Thanh ghi và Cache 4.Hoạt động củng cố:(1-3’): Nhắc lại các thành phần chính của hệ thông tin học, các bộ phận quan trọng trong CPU, chức năng chính của từng bộ phận 5.Hướng dẫn học sinh về nhà:(2-3’) Học các nội dung: Khái niệm hệ thống tin học, sơ đồ cấu trức máy tính, CPU và bộ nhớ trong Bài tập:1.13, 1.14, 1.15, 1.16, 1.17/SBT Chuẩn bị bài mới: Bộ nhớ ngoài có chức năng gì? Bao gồm những thiết bị nào? Các thiết bị vào ra dữ liệu là những thiết bị nào? Tiết 6 GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (Tiết 2) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Kiến thức:Giới thiệu cho HS biết được cấu trúc chung của máy tính thông qua một máy tính và sơ lược về hoạt động của nó như một hệ thống. Qua đó HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác. Mức độ HS cần đạt được: -Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính. -Biết máy tính làm việc theo nguyên lý J.Von Neumann Kỹ năng: Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Đồ dùng dạy học: Máy tính điện tử 2.Phương pháp dạy học: Diễn giải, giải quyết vấn đề 3.Sự chuẩn bị ở nhà: Máy tính có những bộ phận nào?Nêu sơ lược về chức năng của từng bộ phận. III.TIẾN HÀNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp:(2’) Vắng: Trể: 2.Kiểm tra bài củ: (3 - 6’) 1.Nêu khái niệm hệ thống tin học?Vẽ sơ đồ cấu trúc MTĐT? 2.Nêu chức năng và các thành phần trong bộ xử lý trung tâm? 3.Dạy bài mới:(30 - 37’) Kiến thức cơ bản Hoạt động của Thầy và Trò IV.BỘ NHỚ CHÍNH: *Chức năng: Lưu trữ chương trình được đưa vào để thực hiện và lưu trữ dữ liệu đang được xử lý. *Câu tạo: Gồm các ô nhớ được đánh số bắt đầu từ số 0 gọi là địa chỉ. Máy tính truy nhập nội dung thông qua địa chỉ. Mỗi ô nhớ có dung lượng 1 byte. Địa chỉ thường được viết trong hệ cơ số 16. Bộ nhớ trong gồm 2 thành phần: -ROM: là bộ nhớ chỉ đọc.Chứa một số chương trình hệ thống. Các chương trình trong ROM tạo sự giao tiếp ban đầu giữa máy tính với các chương trình mà người sử dụng đưa vào để khởi động. -RAM: Nơi có thể ghi xoá thông tin trong lúc làm việc. V.BỘ NHỚ NGOÀI: *Chức năng: Dùng để lưu trữ lâu dài các thông tin và hổ trợ cho bộ nhớ trong. 1.Đĩa mềm: Cấu tạo gồm: -Vỏ bảo vệ -Cửa đọc/ghi -Đĩa được chia làm các đường tròn đồng tâm gọi là các rãnh (track). Rãnh lại được chia làm các cung (Sector). Đây là thành phần chính để lưu thông tin, là một tấm nhựa mỏng được tráng từ. -Khe chống ghi. 2. Đĩa cứng: -Cách định vị thông tin giống đĩa mềm. -Có dung lượng rất lớn và tốc độ đọc/ghi rất nhanh. Ngoài ra còn có đĩa Compact (có mật độ ghi thông tin rất cao) Việc tổ chức trao đổi thông tin giữa bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong được thực hiện bởi hệ điều hành. VI.THIẾT BỊ VÀO: *Chức năng: Dùng để đưa thông tian vào 1.Bàn phím: -Khi gõ, mã tương ứng của phím đó được lưu vào máy tính. Bàn phím được chia làm 2 nhóm phím: -Nhóm phím chức năng. -Nhóm phím ký tự. 2.Con chuột: Dùng để chỉ định việc thực hiện một lựa chọn nào đó trong danh sách bảng chọn. 3.Máy quét: Đưa hình ảnh vào máy tính. 4.Webcam: Là một Camera kỹ thuật số.Nó có thể thu để truyền trực tuyến hình ảnh qua mạng. VII.THIẾT BỊ RA: *Chức năng: Dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính. 1.Màn hình: Chất lượng của màn hình phụ thuộc vào: -Độ phân giải: Số lượng điểm ảnh trên màn hình -Chế độ màu 2.Máy in: Dùng để đưa thông tin ra giấy. 3.Máy chiếu: Dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn ảnh rộng. 4.Loa và tai nghe: Dùng để đưa âm thanh ra môi trường ngoài 5.Môđem: Dùng để kết nối mạng Internet. Nó vừa là thiết bị vào, vừa là thiết bị ra. VIII.HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY TÍNH: 1.Nguyên lý điều khiển bằng chương trình: Máy tính hoạt động theo chương trình. Tại mỗi thời điểm máy tính chỉ thực hiện được một lệnh nhưng thực hiện rất nhanh. Thông tin về một lệnh bao gồm: -Địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ. -Mã của thao tác cần thực hiện. -Địa chỉ của các ô nhớ liên quan. 2.Nguyên lý lưu trữ chương trình: Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lý như những dữ liệu khác. 3.Nguyên lý truy cập theo địa chỉ: Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó. -Máy tính xử lý đồng thời một dãy bit.Một dãy bit như vậy gọi là một từ máy. -Các bộ phận của máy tính được nối với nhau bởi các dây dẫn gọi là bus 4.Nguyên lý Phôn Nôi Man:Mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ. Câu hỏi: Em hãy cho biết chức năng của bộ nhớ trong? Trả lời: Lưu trữ chương trình và dữ liệu tạm thời trong thời gian xử lý. Các thông tin tong ROM có được do nhà sản xuất khi sản xuất ra đã caid đặt sẵn ROM (Read only memory): Là bộ nhớ chỉ đọc RAM (Random Access Memory): Là bộ nhớ cập nhất ngẫu nhiên. Câu hỏi: Bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị nào? Trả lời: -Đĩa cứng -Đĩa mềm -Đĩa Compact -Thiết bị nhớ Flash GV giới thiệu cho học sinh các thành phần của bộ nhớ ngoài như: Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, đĩa USB và nêu một vài câu hỏi Câu hỏi: Nêu cấu tạo của đĩa mềm? Trả lời: -Ngoài cùng có lớp vỏ bảo vệ bằng nhựa. -Có một rãnh chống ghi, khe đọc ghi. -Có một trục của đĩa. -Đĩa hình tròn, làm bằng nhựa Câu hỏi: Đĩa cứng được cấu tạo như thế nào? Trả lời: Gồm nhiều đĩa xếp thành chồng, chung trục. -Khi quay thì tất cả các đĩa này đều quay. Câu hỏi: Nêu chức năng của các thiết bị vào và hãy kể tên một số thiết bị vào mà em biết? Trả lời: Chức năng: Dùng để đưa thông tin vào Có các thiết bị vào như: -Bàn phím -Con chuột -Máy quét -Webcam. Với MTĐT GV giới thiệu cho học sinh các thiết bị vào như: Bàn phím con chuột, máy quét... Câu hỏi: Nêu chức năng của các thiết bị ra và hãy kể tên một số thiết bị ra mà em biết? Trả lời: Chức năng: dùng để đưa thông tin ra. Có các thiết bị ra như: -Màn hình -Máy in -Máy chiếu -Loa và tai nghe -Môdem Với MTĐT GV giới thiệu cho HS biết các thiết bị ra như: màn hình, máy in, máy chiếu, loa... Câu hỏi: Trong các thiết bị trên. Hãy kể tên những thiết bị vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra? Trả lời: -Ổ đĩa -Môđem GV:Con người điều khiển máy tính thông qua các chương trình.Chương trình hướng dẫn cho máy tính phải làm gì và phải làm như thế nào GV: Địa chỉ trong bộ nhớ là cố định, nhưng nội dung lưu trữ thì có thể thay đổi. GV:Khi xử lý dữ liệu, máy tính xử lý đồng thời một dãy bit. Dãy bit như vậy gọi là từ máy. Độ dài của từ máy có thể là 8, 16, 32 bit phụ thuộc vào kiến trúc từng máy. Nguyên lý này do nhà Bác học J.Von Neumann phát biểu 4.Hoạt động củng cố:(1-3’): Nhắc lại các thành phần chính cấu tạo nên máy tính điện tử, Chức năng chính của từng bộ phận và hoạt động của máy tính 5.Hướng dẫn học sinh về nhà:(2-3’) Học các nội dung: Bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài. Bài tập:1.18,1.1.19,1.20,1.21,1.22,1.23,1.24/SBT Chuẩn bị bài mới: Nêu chức năng và các thành phần của thiết bị vào và thiết bị ra? Tiết 7(bỏ) GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (Tiết 3) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Kiến thức:Giới thiệu cho HS biết được cấu trúc chung của máy tính thông qua một máy tính và sơ lược về hoạt động của nó như một hệ thống. Qua đó HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác. Mức độ HS cần đạt được: -Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính. -Biết máy tính làm việc theo nguyên lý J.Von Neumann Kỹ năng: Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Đồ dùng dạy học: Máy tính điện tử 2.Phương pháp dạy học: Diễn giải, giải quyết vấn đề 3.Sự chuẩn bị ở nhà: Máy tính có những bộ phận nào?Nêu sơ lược về chức năng của từng bộ phận. III.TIẾN HÀNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp:(2’) Vắng: Trể: 2.Kiểm tra bài củ: (3 - 6’) 1.Nêu chức năng và các thành phần của bộ nhớ chính? 3.Nêu chức năng và các thành phần của bộ nhớ ngoài? 3.Dạy bài mới:(30 - 37’) Kiến thức cơ bản Hoạt động của Thầy và Trò 4.Hoạt động củng cố:(1-3’): Nhắc lại các thành phần chính cấu tạo nên máy tính điện tử, Chức năng chính của từng bộ phận và hoạt động của máy tính 5.Hướng dẫn học sinh về nhà:(2-3’) Học các nội dung: Bộ nhớ trong, t

File đính kèm:

  • docgiao an tin 10kh1.doc