1.2) Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động của 1 con lắc đồng hồ.
B. Chuyển động của 1 mắt xích xe đạp.
C. Chuyển động của cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.
D. Chuyển động của cái đầu van xe đạp đối với người đứng bên đường, xe chạy đều.
1.3) Câu nào đúng?
A. Tốc độ dài của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quĩ đạo.
B. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quĩ đạo.
C. Với v và cho trước, gia tốc hướng tâm phụ thuộc vào bán kính quĩ đạo.
D. Tốc độ dài, tốc độ góc và gia tốc hướng tâm không phụ thuộc bán kính quĩ đạo.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Ôn tập học kì I, năm học 2007 - 2008 (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2007 - 2008
I) ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
1.1) Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi?
A. Một cái lá cây rụng. B. Một sợi chỉ. C. Một chiếc khăn tay. D. Một mẩu phấn.
1.2) Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động của 1 con lắc đồng hồ.
B. Chuyển động của 1 mắt xích xe đạp.
C. Chuyển động của cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.
D. Chuyển động của cái đầu van xe đạp đối với người đứng bên đường, xe chạy đều.
1.3) Câu nào đúng?
A. Tốc độ dài của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quĩ đạo.
B. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quĩ đạo.
C. Với v và w cho trước, gia tốc hướng tâm phụ thuộc vào bán kính quĩ đạo.
D. Tốc độ dài, tốc độ góc và gia tốc hướng tâm không phụ thuộc bán kính quĩ đạo.
1.4) Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng x = 20 - 3t (x đo bằng mét, t đo bằng giây). Quãng đường vật chuyển động được sau 5 giây là
A. 10 m. B. 12 m. C. 5 m. D. 15 m.
1.5) Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông, sau 1h đi được 10km. Một khúc gỗ trôi theo dòng sông, sau 1 phút trôi được m. Vận tốc của thuyền buồm so với nước bằng
A. 12 km/h. B. 10 km/h. C. 8 km/h. D. – 12 km/h.
1.6) Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga chuyển động như nhau, hỏi toa tàu nào chạy?
A. Tàu H đứng yên, tàu N chạy. B. Tàu H chạy, tàu N đứng yên.
C. Cả 2 tàu đều chạy. D. Cả 2 tàu đều đứng yên.
1.7) Phương trình chuyển động của chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 4t - 10 (x đo bằng km, t đo bằng h). Độ dời của chất điểm trong thời gian từ 2h đến 4h là
A. -4 km. B. 8 km. C. 4 km. D. -8 km.
1.8) Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1 và h2 . Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất lớn gấp ba lần khoảng thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao là bao nhiêu?
A. . B. C. . D.
1.9) Một vật rơi tự do tại nơi có gia tốc g =10m/s2, thời gian rơi là 4 giây. Thời gian vật rơi 1 mét cuối cùng là
A. 0,3s. B. 0,1s. C. 0,01s. D. 0,025s.
1.10) Một vật đựơc ném lên thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc đầu v0 = 20m/s. Lấy g = 10m/s2. Độ cao lớn nhất vật lên đựơc là
A. 15m. B. 10m. C. 5m. D. 20m.
1.11) Đại lựơng đặc trưng cho sự biến thiên về hướng của vận tốc trong chuyển động tròn là
A. tần số của chuyển động. B. gia tốc hướng tâm.
C. chu kì của chuyển động. D. gia tốc tiếp tuyến.
1.12) Một vật chuyển động theo phuơng trình x = 4t2 + 10t (x đo bằng cm, t đo bằng s). Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t1= 2s đến t2 = 5s là
A. 48cm/s. B. 24cm/s. C. 38 cm/s. D. 62cm/s.
1.13) Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều và ngược chiều dương của trục Ox với vận tốc v0 = 20 m/s, quãng đường vật đi được là 100m. Gia tốc của chuyển động là
A. a = - 2 m/s2. B. a = - 4 m/s2. C. a = 2 m/s2. D. a = 4 m/s2.
1.14) Chất điểm chuyển động trên trục Ox, bắt đầu chuyển động lúc t = 0 và có phương trình x = - t2 + 10t + 8 (x đo bằng m, t đo bằng s). Tính chất của chuyển động là
A. nhanh dần đều theo chiều âm, rồi chậm dần đều theo chiều dương.
B. chậm dần đều theo chiều âm, rồi nhanh dần đều theo chiều dương.
C. chậm dần đều theo chiều dương, rồi nhanh dần đều theo chiều âm.
D. nhanh dần đều theo chiều dương, rồi chậm dần đều theo chiều âm.
1.15) Một xe ô tô đua bắt đầu khởi hành và sau 2 giây đạt được vận tốc 360 km/h. Quãng đường xe đi được trong thời gian ấy là
A. 100 m. B. 180 m. C. 50 m. D. 200 m.
1.16) Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu bằng 0, trong giây thứ hai vật đi được quãng đường dài 1,5m. Tính quãng đường vật đi dược trong giây thứ 100?
A. 199m. B. 250m. C. 99,5m. D. 200m.
1.17) Từ mặt đất ném một vật thẳng đứng lên cao với vận tốc 10m/s. Lấy g = 10m/s2. Quãng đường vật đi được sau 2 giây là
A. 0 m. B. 20m. C. 15m. D. 10 m.
1.18) Tung một hòn sỏi theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Thời gian hòn sỏi rơi về chỗ ban đầu là
A. 1,8 s. B. 2,4 s. C. 3,4 s. D. 2 s.
1.19) Một xe đang nằm yên thì mở máy chuyển động nhanh dần đều với gia tốc không đổi . Sau khoảng thời gian t, vận tốc tăng một lượng là , sau thời gian t kế tiếp vận tốc xe tăng thêm . So sánh , ?
A. .
1.20) Một ca nô chạy từ bến A (thượng lưu) tới bến B (hạ lưu) hết 2 gời và phải mất 3 giờ khi chạy ngược lại từ bến B về đến bến A. Cho rằng vận tốc của ca nô đối với nước lúc không chảy là 40 km/h.Tính khoảng cách giữa hai bến A và B.
A. 96km. B. 64km. C. 27km. D. 48km.
1.21) Hai xe máy chuyển động ngược chiều, có phương trình chuyển động lần lượt là: x1 = 20t và x2 = 70 - 20t; trong đó x đo bằng km, t đo bằng h. Vị trí 2 xe gặp nhau cách gốc tọa độ là
A. 70km. B. 17,5km. C. 350m. D. 35km.
1.22) Một vật rơi tự do, trong giây cuối cùng rơi được ba phần tư độ cao rơi. Thời gian rơi là
A. s. B. s. C. 2s. D. không thể tính được.
1.23) Đặc điểm nào sau đây là sai. Với chuyển động thẳng nhanh dần đều thì
A. hiệu quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian liên tiếp luôn là hằng số. B. vận tốc của vật luôn dương. C. quãng đường đi biến đổi theo hàm bậc hai của thời gian. D. vận tốc biến đổi theo hàm số bậc nhất của thời gian.
1.24) Một ôtô có vận tốc 30 (m/s), vượt qua một đoàn tàu đang chuyển động cùng chiều với vận tốc 10 (m/s). Thời gian vượt qua là 20 (s). Chiều dài đoàn tàu là
A. 320 (m). B. 520 (m). C. 400 (m). D. 120 (m).
1.25) Chọn câu sai: Trong chuyển động tròn đều
A. vận tốc của vật có độ lớn không đổi. B. quỹ đạo của vật là đường tròn. C. gia tốc hướng tâm tỉ lệ nghịch với bán kính. D. vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
1.26) Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 36 km/h, tài xế tắt máy và hãm phanh, xe chuyển động chậm dần đều, sau 50m nữa thì dừng lại. Quãng đường xe đi trong 4s kể từ lúc hãm là
A. 32m. B. 20m. C. 18m. D. 2,5m.
1.27) Một chất điểm chuyển động tròn đều có bán kính quỹ đạo 0,5 (m). Biết rằng trong 10 giây, chất điểm đi được 5 vòng. Tốc độ dài và gia tốc hướng tâm là
A. v =1,57 (m/s); a = 4,93 (m/s2). B. v =15,7 (m/s); a = 493 (m/s2). C. v = 12,5 (m/s); a = 399,4 (m/s2). D. v = 25,6 (m/s); a = 390,4 (m/s2).
1.28) Một con kiến bò dọc theo miệng chén có dạng là đường tròn bán kính R. Khi đi được nửa đường tròn, đường đi và độ dời của con kiến là
A. và R. B. và 2R. C. và 2R. D. và R.
1.29) Một vật chuyển động thẳng có phương trình v = 2 - 2t (m/s). Vận tốc trung bình của vật sau 4s kể từ lúc vật bắt đầu chuyển động là
A. -2 m/s. B. 12 m/s. C. -12 m/s. D. 2 m/s.
1.30) Hai đầu máy xe lửa chạy cùng chiều trên một đoạn đường sắt thẳng với vận tốc 50km/h và 60km/h. Vận tốc của đầu máy thứ nhất so với đầu máy thứ hai là
A. 3000km/h. B. 110km/h. C. 10km/h. D. -10km/h.
II) ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
2.1) Gia tốc của vật trượt trên mặt phẳng nghiêng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. gia tốc rơi tự do. B. góc nghiêng . C. khối lượng m. D. hệ số ma sát trượt m.
2.2) Một vật treo dưới lực kế, đầu trên của lực kế treo trên trần thang máy. Khi thang máy đi xuống nhanh dần đều thì số chỉ của lực kế
A. lớn hơn trọng lượng của vật. B. nhỏ hơn trọng lượng của vật.
C. bằng trọng lượng của vật. D. bằng không.
2.3) Vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng góc so với mặt phẳng ngang thì lực ma sát bằng
A. m.mg. B. mgsin. C. 0. D. m mgcos.
2.4) Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào ?
A. lớn hơn. B. nhỏ hơn. C. không thay đổi D. bằng 0
2.5) Một hợp lực 1,0 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2,0kg lúc đầu đứng yên,trong khoảng thời gian 2,0s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là
A. 0,5 m. B. 2,0 m. C. 1,0m. D. 4,0m.
2.6) Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 250N.Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,020 s , thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng bao nhiêu ?
A. 0,01 m/s. B. 2,5 m/s. C. 0,1 m/s. D. 10 m/s.
2.7) Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là
A. lực mà ngựa tác dụng vào xe. B. lực mà xe tác dụng vào ngựa.
C. lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất. D. lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.
2.8) Một vật có khối lượng 1 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10N. Khi chuyển động tới một điểm cách tâm trái đất 2R(R là bán kính trái đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu Newton ?
A. 1N. B. 2,5N. C. 5N. D. 10N.
2.9) Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm. Khi bị kéo, lò xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi bằng 10N, thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?
A. 28cm. B. 48cm. C. 40cm. D. 22cm.
2.10) Vật khối lượng m đặt trên một mặt phẳng nghiêng một góc a so với phương nằm ngang. Hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt phẳng nghiêng là mn. Khi được thả nhẹ nhàng, vật có thể trượt xuống hay không là do những yếu tố nào sau đây quyết định?
A. m và mn. B. a và mn. C. a và m. D. a, m vàmn.
2.11) Treo một vật có khối lượng m vào một lò xo có chiều dài tự nhiên l0, độ cứng k tại một nơi có gia tốc trọng trường g. Độ dãn của lò xo phụ thuộc vào
A. m và k. B. m, l0 và k. C. m, k và g. D. m, k, l0 và g.
2.12) Chọn câu sai. Hệ số ma sát trượt
A. có thể nhỏ hơn 1. B. phụ thuộc vào tính chất của mặt tiếp xúc.
C. không có đơn vị. D. phụ thuộc vào áp lực của vật lên mặt phẳng giá đỡ.
2.13) Định luật II Niu-tơn cho biết
A. lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
B. mối liên hệ giữa khối lượng và gia tốc của vật.
C. lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.
D. mối liên hệ giữa lực tác dụng, khối lượng riêng và gia tốc của vật.
2.14) Lực tác dụng và phản lực luôn
A. khác nhau về bản chất. B. xuất hiện và mất đi đồng thời.
C. cùng hường với nhau. D. cân bằng nhau.
2.15) Lực hấp dẫn giữa hai vật phụ thuộc vào
A. thể tích các vật. B. khối lượng và khoảng cách giữa các vật.
C. môi trường giữa các vật. D. khối lượng riêng của các vật.
2.16) Khi vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm là
A. một trong các lực tác dụng lên vật.
B. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật.
C. thành phần của trọng lực theo phương hướng và tâm quỹ đạo.
D. nguyên nhân làm thay đổi độ lớn của vận tốc.
2.17) Để lực hút giữa hai vật tăng 3 lần, khoảng cách giữa hai vật phải
A. tăng 3 lần. B. tăng lần. C. giảm 3 lần. D. giảm lần.
2.18) Gọi R là bán kính trái đất. Gia tốc rơi tự do của vật tại mặt đất là g. Biết gia tốc rơi tự do ở độ cao h là gh = g/2. Giá trị của h là
A. h = ()R. B. h = . C. h = ()R. D. h = 2R.
2.19) Lò xo có độ cứng k1 khi treo vật 6kg thì dãn 12cm. Lò xo có độ cứng k2 khi treo vật 2kg thì dãn 4cm. Các độ cứng k1 và k2 thoả mãn hệ thức nào sau đây?
A. k1 = k2. B. k1 = 2k2. C. k1 = . D. k1 =k2.
2.20) Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khái niệm lực?
A. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi vận tốc.
C. Trong hệ SI, đơn vị của lực là Niu-tơn.
D. Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác, kết quả là truyền gia tốc cho vật hoặc làm vật bị biến dạng.
2.21) Hệ quy chiếu phi quán tính là hệ quy chiếu gắn trên vật
A. chuyển động. B. chuyển động thẳng đều.
C. chuyển động có gia tốc. D. đứng yên.
2.22) Gọi P và Pbk là trọng lượng và trọng lượng biểu kiến của một vật. Hiện tượng tăng trọng lượng ứng với trường hợp nào sau đây?
A. Pbk = P. B. Pbk P. D. Pbk P.
2.23) Lực F truyền cho vật khối lương m1 gia tốc a1, truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc a2. Lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 một gia tốc là
A. a = a1 + a2 B. . C. . D. .
2.24) Một vật được đặt ở đỉnh mặt phẳng nghiêng có hệ số ma sát . Để vật vẫn nằm yên thì góc nghiêng phải thoả mãn điều kiện nào sau đây ?
A. tan. B. tan. C. tang. D. tang.
2.25) Nguyên nhân xuất hiện ma sát là do
A. vật chuyển động có gia tốc. B. mặt tiếp xúc sần sùi, lồi lõm hoặc bị biến dạng.
C. vật đè mạnh lên giá đỡ. D. các vật có khối lượng.
2.26) Một vật có khối lượng m được ném ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu v0. Tầm bay xa của nó phụ thuộc vào
A. m và v0. B. v0 và h. C. m và h. D. m, v0 và h.
2.27) Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại một vị trí bất kì luôn có đặc điểm là hướng theo
A. phương ngang, cùng chiều chuyển động. B. phương ngang, ngược chiều chuyển động.
C. phương thẳng đứng, chiều lên trên. D. phương thẳng đứng, chiều xuống dưới.
------- b&a -------
File đính kèm:
- trac nghiem lop 10 ki 1.doc