I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học viên:
1. Về kiến thức:
- Nêu được sự rơi tự do là gì? Viết đc các công thức tính vận tốc và đường đi của chuyển động rơi tự do. Nêu đc đặc điểm về gia tốc rơi tự do.
2. Về kĩ năng:
- Giải được một số bài tập đơn giản về sự rơi tự do.
3. Về thái độ:
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 7 – Bài 4: Sự rơi tự do, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /06/2012
Ngày dạy: Tiết, Lớp 10BT, ...., Ngày..Tháng..Năm 2012
Tiết 7 – Bài 4:
Sự rơi tự do
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học viên:
1. Về kiến thức:
- Nêu được sự rơi tự do là gì? Viết đc các công thức tính vận tốc và đường đi của chuyển động rơi tự do. Nêu đc đặc điểm về gia tốc rơi tự do.
2. Về kĩ năng:
- Giải được một số bài tập đơn giản về sự rơi tự do.
3. Về thái độ:
- Có hứng thú học tập và có niềm tin vào khoa học.
- Rèn luyện đức tính kiên trì trong liên hệ tư duy lô gíc và vận dụng vào ứng dụng cuộc sống thực tiễn.
II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Về phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề, nếu có điều kiện sử dụng bài giảng điện tử trình chiếu trên máy chiếu.
- Sử dụng phương pháp thí nghiệm biểu diễn.
2. Về phương tiện dạy học – chuẩn bị của GV – chuẩn bị của HV:
a. Về phương tiện dạy học:
- Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học,
b. Chuẩn bị của GV:
- Chuẩn bị những dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong 4 thí nghiệm mục I.1 gồm:
+ Một vài hòn sỏi
+ Một vài tờ giấy phẳng nhỏ
+ Một vài viên bi xe đạp (hoặc hòn sỏi nhỏ) và một vài miếng bìa phẳng trọng lượng lớn hơn trọng lượng của các viên bi.
c. Chuẩn bị của HV:
- Ôn bài chuyển động thẳng biến đổi đều.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số của hv & ổn định trật tự lớp, ghi tên những hv vắng mặt vào SĐB:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
a. Vào bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
ĐVĐ: Chúng ta đã biết, ở cùng một độ cao một hòn đá sẽ rơi xuống đất nhanh hơn một chiếc lá. Vì sao như vậy? Có phải vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ hay không? Chúng ta cùng nhau nghiên cứu.
Lắng nghe gv đặt vấn đề.
b. Tiến trình tổ chức bài học và nội dung cần đạt:
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự rơi trong không khí:
Hoạt động của HV
Trợ giúp của GV
Nội dung cần đạt
HV: Chú ý quan sát TN từ đó rút ra kết luận.
+ Sỏi rơi xuống đất trước.
+ Rơi xuống đất cùng một lúc.
+ Tờ giấy vo tròn rơi xuống đất trước.
+ Bi rơi xuống đất trước.
HV:Thảo luận nhóm.
+ TN 1
+ TN 2
+ TN 3
+ TN 4
- Trong không khí thì không phải lúc nào vật nặng cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
HV: thảo luận (nếu bỏ qua ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi nhanh như nhau).
GVTB: Thả một vật từ một độ cao nào đó, nó sẽ chuyển động không vận tốc đầu, vật sẽ chuyển động xuống dưới. Đó là sự rơi của vật.
GVTB: Chúng ta tiến hành một số TN để xem trong không khí vật năng luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ hay không?
GV: Biểu diễn TN cho hs quan sát.
TN1: Thả một tờ giấy & một viên sỏi (nặng hơn giấy)
TN2: Như TN 1 nhưng vo tờ giấy lại và nén chặt.
TN3: Thả 2 tờ giấy cùng kích thước, nhưng 1 tờ để thẳng & một tờ vo tròn, nén chặt.
TN4: Thả một hòn bi nhỏ & một tấm bìa đặt nằm ngang (cùng khối lượng).
CH 2.1 Qua 4 TN các em hãy TL rồi cho biết:
+ Trong TN nào vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ ?
+ Trong TN nào vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng?
+ Trong TN nào 2 vật nặng như nhau lại rơi nhanh chậm khác nhau?
+ Trong TN nào 2 vật nặng, nhẹ khác nhau lại rơi nhanh như nhau?
CH2.2: Vậy qua đó chúng ta kết luận được gì?
CH2.3: Vậy theo em yếu tố nào ảnh hưởng đến sự rơi nhanh hay chậm của các vật trong không khí. Có phải do ảnh hưởng của không khí không ? Chúng ta cùng nhau kiểm tra đều đó thông qua TN Niu-tơn & Galilê.
I. Sự rơi trong không khí & sự rơi tự do
1. Sự rơi của các vật trong không khí.
- Trong không khí không phải lúc nào vật nặng cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
- Không khí là yếu tố ảnh hưởng đến sự rơi của các vật trong không khí.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự rơi trong chân không:
Hoạt động của HV
Trợ giúp của GV
Nội dung cần đạt
- Hv nghiên cứu SGK.
- Khi hút hết không khí trong ống ra thì bi chì & lông chim rơi nhanh như nhau.
- Không mâu thuẫn.
- Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như nhau
- Loại bỏ không khí sự rơi của các vật trong trường hợp đó gọi là sự rơi tự do.
- Sự rơi của hòn sỏi, giấy nén chặt, hòn bi xe đạp được coi là sự rơi tự do.
- Các em đọc SGK phần 2.
TB: Đây là những TN mang tính kiểm tra tính đúng đắn của giả thiết trên.
CHKL3.1: Các em có nhận xét gì về kết quả thu được của TN Niu-tơn ? Vậy kết quả này có mâu thuẫn với giả thiết hay không?
KL: Vậy không khí ảnh hưởng đến sự rơi tự do của các vật.
GVGT: Khi không có không khí vật chỉ chịu tác dụng duy nhất của trọng lực và trường hợp đó vật rơi tự do.
CH3.2: Vậy rơi tự do là gì?
CH 3.3:Trong 4 TN trên, trong TN nào vật được coi là sự rơi tự do.
2. Sự rơi của các vật trong chân không (sự rơi tự do)
a. Ống Niu-tơn.
- Nhận xét: Khi không có lực cản của không khí, các vật có hình dạng và khối lượng khác nhau đều rơi như nhau, ta bảo chúng rơi tự do.
b.Định nghĩa sự rơi tự do:
Sự rơi tự do là sự rơi của một vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
Hoạt động 3: Nghiên cứu đặc điểm của chuyển động rơi tự do:
Hoạt động của HV
Trợ giúp của GV
Nội dung cần đạt
TB: Thực tế sự rơi tự do còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác.
CH: Yêu cầu, hướng dẫn hv làm bài tập dẫn vấn đề:
Làm thí nghiệm tìm đặc điểm của vật rơi tự do. Yêu cầu HV quan sát và đưa ra phương án chứng minh H4.3 vật rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
CH3.1: Hãy rút ra đặc điểm về phương, chiều, tính chất của vật rơi tự do?
CH3.2: Vận dụng các công thức của chuyển động thẳng nhanh dần đều. Em hãy nêu các công thức tính v, s của vật rơi tự do?
GVTB: Đặc điểm của gia tốc rơi tự do:
CH: Yêu cầu, hướng dẫn hv làm bài tập dẫn vấn đề:
Làm thí nghiệm tìm đặc điểm của vật rơi tự do. Yêu cầu HV quan sát và đưa ra phương án chứng minh H4.3 vật rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
CH3.1: Hãy rút ra đặc điểm về phương, chiều, tính chất của vật rơi tự do?
CH3.2: Vận dụng các công thức của chuyển động thẳng nhanh dần đều. Em hãy nêu các công thức tính v, s của vật rơi tự do?
GVTB: Đặc điểm của gia tốc rơi tự do:
- Quan sát GV làm TN
- Kết luận: phương, chiều, loại chuyển động, công thức tính v,s.
- g: gọi là gia tốc rơi tự do (m/s2)
- g và v cùng dấu.
II. Nghiên cứu sự rơi tự do của các vật.
1. Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do.
a) Phương: thẳng đứng.
b) Chiều: từ trên xuống.
c) Tính chất: sự rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
d) Công thức về sự rơi tự do:
- Gia tốc a = g: gia tốc rơi tự do
- CT vận tốc: v = gt (v0 = 0)
- CT quãng đường: s =
2. Gia tốc rơi tự do.
- Tại một nơi nhất định trên Trái Đất & ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.
- Tại những nơi khác nhau gia tốc đó sẽ khác nhau. Độ lớn của gia tốc rơi tự do giảm dần từ địa cực xuống xích đạo.
- Nếu không đòi hỏi độ chính xác cao chúng ta có thể lấy g = 9,8m/s2 hoặc g = 10 m/s2
4. Củng cố:
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HV
YC HV đọc phần ghi nhớ. Nêu khái quát những vấn đề cần nắm đc của bài này.
YC HV trả lời câu hỏi 7,8,9/27-SGK
- Cá nhân trả lời câu hỏi của GV và làm bài tập trong SGK
5. Dặn dò:
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HV
Yêu cầu hv về nhà làm bài 10, 11, 12/27 - SGK.
Đọc trước bài mới, giờ sau học bài mới, nội dung cần nắm được là đ/n cđ tròn đều, tốc độ tb trong cđ tròn đều, tốc dài và tốc độ góc của cđ tròn đều.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
- Làm theo dặn dò và đọc trước bài mới theo hướng dẫn của gv.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Phê duyệt của BGĐ
.
.
.
.
.
.
Hoàng Văn Tuyến
File đính kèm:
- Tiet 7 - Bai 4.docx