1. Điều nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo chất?
A. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng, các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
C. Các nguyên tử, phân tử đồng thời hút nhau và đẩy nhau.
D. cà A,B,C đều đúng.
2. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí?
A. Lực tương tác giữa các nguyên tư, phân tử là rất yếu
B. Các phân tử khí ở rất gần nhau.
C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.
D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng.
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Trắc nghiệm phần Các trạng thái cấu tạo chất. Khí lí tưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC TRẠNG THÁI CẤU TẠO CHẤT. KHÍ LÍ TƯỞNG.
1. Điều nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo chất?
A. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng, các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
C. Các nguyên tử, phân tử đồng thời hút nhau và đẩy nhau.
D. cà A,B,C đều đúng.
2. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí?
A. Lực tương tác giữa các nguyên tư, phân tử là rất yếu
B. Các phân tử khí ở rất gần nhau.
C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.
D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng.
3. Nguyên nhân cơ bản nào sau đây gây ra áp suất của chất khí?
A. Do chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ.
B. Do chất khí thường có thể tích lớn.
C. Do trong khi chuyển động, các phân tử khí va chạm với nahu và va chạm vào thành bình.
D. Do chất khí thường được đựng trong bình kín.
4. Điều nào sau đây là đúng khi nói về thể rắn?
A. Cá phân tử chất rắn ở rất gân nhau.
B. lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử rất mạnh.
C. chất rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định.
D. Cả A,B,C đều đúng.
5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vị trí của các nguyên tử, phân tử trong chất rắn?
A. Các nguyên tử, phân tử nằm ở vị trí xác định và chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cn6 bằng xác định này.
B. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí cố định.
C. Các nguyên tử, phân tử không có vị trí cố định mà luôn thay đổi.
D Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí cố định, sau một thời gian nào đó chúng lại chuyển sang một vị trí khác.
6. Điều nào sau đây là sai hki nói về thể lỏng?
A. chất lỏng không có thể tích riêng xác định.
B. Các nguyên tử, phân tử cũng dao động quanh những vị trí cân bằngnhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển.
C. lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất khí và nhỏ hơn lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất rắn.
D. chất lỏng không có hình dạng riêng, mà có hình dạng của phần bình chúa nó.
Chọn cụm từ thích hợp trong các cụm từ sau để điền vào chỗ trống của các câu 7, 8, 9, 10,11,12 và 13 cho đúng ý nghĩa vật lí nhất.
A. Thể rắn B. Thể lỏng
C. Thể khí D. Thể rắn, lỏngvà khí
7. Các chất ở đều có cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
8. trong cả ba thể, lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử ở. Là yếu
9. Các vật ởcó thể tích và hình dạng riêng xác định.
10. Ở. Khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử gấp hàng chục lần kích thước của chúng.
11. Các nguyên tử, phân tử ở dao động xung quanh vị trí cân bằng, nhưng nhữgn vị trí này không cố định mà di chuyển.
12. Các chất ở có thể tích xác địng nhưng không có hình dạng riêng.
13. Ở. Lực liên kết giữa các nguyên tử, phân tử là rất mạnh.
14. Điều nào sau đây là sai hki nói về lượng chất và mol?
A. Lượng chất chứa trong một vật đựơc xác định theo số phân tử hay nguyên tử chứa trong vật ấy.
B. Lượng chất đo bằng mol.
C. Mol là lượng chất trong đó số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử chứa trong 12g cacbon 12.
D. Lượng chất và mol là hai khái niệm có ý nghĩa giống nhau.
15. Thông tin nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng mol và thể tích mol của một chất?
A. khối lượng lượng mol của một chất được đo bằng khối lượng của 1 mol chất ấy.
B. Thể tích mol của một chất đo bằng thể tích của một mol chất ấy.
C. Ở điều kiện tiêu chuẩn (0o, 1 atm) thể tích mol của mọi chất khí đều bằng 22,4 lít.
D. các thông tin A,B,C đều đúng.
16. Đối với một chất nào đó, gọi là khối lượng mol, NA là số Avôgađrô, m là khối lượng. Biểu thức nào sau đây cho phép xác định số phân tử ( hay nguyên tử) chứa trong khối lượng m chất đó?
A. N = mNA B. N = C. N = D. N =
Theo các qui ước sau: (I) và(II) là các mệnh đề.
(I) đúng, (II) đúng, hai mệnh đề có tương quan.
(I) đúng, (II) đúng, hai mệnh đề không tương quan.
. mệnh đề (I) đúng, mệnh đề(II) sai
mệnh đề (I) sai, mệnh đề(II) đúng
trả lời các câu 17,18,19 và 20.
17. (I) chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.
Vì(II) lực tương tác giữa các phân tử, nguyên tử khí là rất lớn.
18. (I)chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được đễ dàng.
Vì(II) chất khí được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
19. (I) chất lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phân bình chứa nó.
Vì (II) các nguyên tử, phân tử chất lỏng cũng dao động quanh vị trí cân bằng, nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển.
20. (I) chất lỏng không có thể tích riêng xác định.
Vì (II) lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn so với chất khí và nhỏ hơn so với chất chất rắn.
21. Điều nào sau đây là đúng khi nói về khí lí tưởng?
A. Các phân tử được coi là các chất điểm.
B. Các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
C.Ở áp suất thấp, phần lớn các chất khí có thể coi gần đúng là khí lí tưởng.
D. các phát biểu A,B,C đều đúng.
CÁC ĐỊNH LUẬT CHẤT KHÍ
22. Trạng thái của một lượng khí xác định được đặc trưng đầy đủ bằng thông số nào sau đây?
A. Thể tích B. Aùp suất
C. Nhiệt độ D. Cả thể tích, áp suất và nhiệt độ.
23. Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung định luật Bôilơ – Mariốt?
A. Trong quá trình đẳng áp, ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số.
B. Trong quá trình đẳng tích, ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số.
C. Trong quá trình đẳng nhiệt, ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số.
D. Trong mọi quá trình, ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số.
24. Trên hình 43 là hai đường đẳng nhiệt của cùng
một lượng khí lí tưởng, thôn tin nào sau đây là đúng?
A. T2 > T1 B. T2 = T1
C. T2 < T1 D. T2 T1
25. Phát biểui nào sau đây là đúng khi nói về mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ trong quá trình đẳng tích?
A. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của chất khí xác định với tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
B. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một khối lượng khí xác định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
C. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một khối lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
D. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một khối lượng khí xác định tỉ lệ với bình phương nhiệt độ tuyệt đối.
26. Điều nào sau đây là phù hợp với định luật Sáclơ?
A. Hệ số tăng áp suất khi thể tích không đổi của mọi chất khí đều bằng nhau và bằng .
B. Với một lượng khí xác định, khi thể tích không đổi, nếu gọi p là áp suất, T là nhiệt độ tuyệt đối thì = hằng số.
C. Với một lượng khí xác định, khi thể tích không đổi, nếu gọi p0 là áp suất ở 0oC, p là áp suất ở toC, là hệ số tăng áp suất thì công thức biểu diễn định luật Sáclơ là: p = p0(1 + t).
D. Cả A, B, C đều phù hợp.
27. Trong hệ toạ độ (p,T), thông tin nào sau đây là phù hợp với đường đẳng tích?
A. Đường đẳng tích là một đường thẳng.
B. Đường đẳng tích có dạng Hypebol.
C. Đường đẳng tích là nữa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc toạ độ.
D. Đường đẳng tích có dạng Parabol.
28. Trên hình 44 là đường đẳng tích của hai lượng
khí giống nhau nhưng có thể tích khác nhau. Kết quả
nào sau đây là đúng khi so sánh các thể tích V1 và V2.
A. V1 < V2 B. V1 = V2
C. V1 > V2 D. V1 V2
29. Trong các đồ thị sau đây (Hình 45), đồ thị nào biểu diễn phù hợp với định luật Sáclơ?
Hình 45
30. Phát biểu nào sau đây là phù hợ với định luật Gay Luyxắc?
A. Trong ọi quá trình , thể tích của một lượng khí xác định tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối.
B. Trong quá trình đẳng áp, thể tích của một lượng khí xác định tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối.
C. Trong quá trình đẳng áp, thể tích tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối.
D. Trong quá trình đẳng áp, thể tích của một lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với nhiệt nhiệt độ tuyệt đối.
31. Điều nào sau đây là không phù hợp với định luật gay Luyxắc?
A. Hệ số nở đẳng áp của mọi chất khí đều bằng nhau và bằng.
B. Nếu dùng nhiệt độ toC thì V = V0 (1 +t). Trong đó V là thể tích khí ở toC, V0 là thể tích khí ở 0oC.
C. Thể tích của một lượng khí xác định tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối.
D. Trong hệ toạ độ (V, T), đường đẳng áp là nữa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc toạ độ.
32. Trên hình 46 là đường đẳng áp của hai lượng
khí giống nhau nhưng có áp suất khác nhau. Thông tin
nào sau đây là đúng khi so sánh các áp suất p1 và p2.
A. p1 < p2 B. p1 p2
C. p1 > 2 D. p1 p2
33. Định luật nào sau đây chỉ đúng với khí lí tưởng? Chọn phương án trả lời đúng nhất.
A. Định luật Bôilơ – Mariốt. B. Định luật Sáclơ
C. Định luật Gay Luyxắc D. Cả ba định luật trên.
34. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng cho biết mối quan hệ nào sau đây?
A. Nhiệt độ và áp suất B. Nhiệt độ và thể tích.
C. Thể tích và áp suất D. Nhiệt độ, thể tích và áp suất.
Trên hình vẽ 47 là các đường biểu diễn các quá trình khác nhau. Dựa vào các đồ thị, trả lời các câu hỏi 35, 36, 37, 38 và 39.
Hình 47
35. Đồ thị (I) biểu diễn quá trình nào sau đây?
A. Đẳng áp. B. Đẳng tích.
C. Đẳng nhiệt. D. Quá trình bất kì.
36. Đồ thị nào biểi diễn quá trình đẳng nhiệt? Chọn phương án trả lời đúng nhất.
A. Không có đồ thị nào biểu diễn quá trình đẳng nhiệt?
B. Chỉ có đồ thị (IV).
C. Cả đồ thị (IV) và đồ thị (VI).
D. Chỉ có đồ thị (VI).
37. Đồ thị (II) biểu diễn quá trình nào sau đây?
A. Đẳng áp. B. Đẳng tích.
C. Đẳng nhiệt. D. Quá trình bất kì.
38. Đồ thị nào biểu diễn quá trình đẳng áp? Chọn phương án trả lời đúng nhất.
A. Không có đồ thị nào biểu diễn quá trình đẳng áp.
B. Chỉ có đồ thị (V).
C. Cả đồ thị (V) và đồ thị (VII).
D. Chỉ có đồ thị (VII).
39. Đồ thị nào biểu diễn quá trình đẳng tích? Chọn phương án trả lời đúng nhất.
A. Chỉ có đồ thị (II). B. Chỉ có đồ thị (III).
C. Chỉ có đồ thị (VIII). D. Cả đồ thị (II), (III) và đồ thị (VIII).
40. Điều kiện nào sau đây đúng với quy ước về điều kiện tiêu chuẩn?
A. Nhiệt độ: t0 = 0oC. Aùp suất: p0 = 760mmHg.
B. Nhiệt độ: T0 = 273oK. Aùp suất: p0 = 760mmHg.
C. nhiệt độ: t0 = 0oC. Aùp suất: p0 = 1,013.106Pa
D. Các điều kiện A, B, C đều phù hợp.
41. Gọi p, V, T là các thông số trạng thái, m là khối lượng khí, là khối lượng mol của khí và R là hằng số của khí lí tưởng. Biểu thức nào sau đây đúng với phương trình Clapêrôn – Menđêlêep?
A. pVT = R B. = R C. = R. D. = R.
II – BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
42. Lượng chất (số mol) chứa trong 1kg khí CO2 là bao nhiêu? Chọn kết quả đ1ung trong các kết quả sau:
A. 22,7mol B. 44mol C. 4,4mol D. Một giá trị khác
43. số phân tử chức trong 0,2 kg nước là:
A. N = 6,688.1018 phân tử. B. N = 6,688.1024 phân tử.
C. N = 6,688.1028 phân tử. D. N = 6,688.1031 phân tử.
44. Dưới áp suất 10000N/m2 một lượng khí có thể là 101. Thể tích của lượng khí đó dưới áp suất 50000 N/m2 là giá trị nào sau đây:
A. 5 lít B. 2 lít C. 2,5 lít D. Một giá trị khác
45. Một bình có udng tích 10 lít chứa một chất khí dưới áp suất 30atm. Coi nhiệt độ của khí không đổi và áp suất của khí quyển là 1atm. Nếu mở nếp bình thì thể tích của chất khí sẽ có giá trị nào sau đây:
A. 3 lít B. 30 lít C. 300 lít D. Một giá trị khác
46. Hệ thức nào sau đây cho biết mối liên hệ giữa khối lượng riêng và áp suất của chất khí trong quá trình đẳng nhiệt?
A. = B. = 2 C. = D. =
47. Bơm không khí có áp suất p1 = 1at vào một quả bóng có dung tích bóng không đổi là V = 2,5 lít. Mỗi lần bơm, ta đưa được 125cm3 không khí vào trong quả bóng đó. Biết rằng trước khi bơm, bóng chứa không khí ở áp suất 1at và nhiệt độ không đổi. Sau khi bơm 12 lần, áp suất bên trong quả bóng là:
A. 1, 6at B. 3,2 at C. 4,8 at D. 5 at
48. Khi được nén đẳng nhiệt từ thể tích 6 lít đến 4 lít, áp suất khí tăng thêm 0,75at. Aùp suất ban đầu của khí là giá trị nào sau đây:
A. 0,75 at. B. 1 at C. 1,5 at D. 1,75 at
49. Một bọt khí có thể tích tăng gấp rưỡi khi nổi từ đáy hồ lên mặt nước. Giả sử nhiệt độ ở đáy hồ và mặt hồ như nhau, cho biết áp suất của khí quyển là p0 = 75mmHg. Độ sâu của hồ là:
A. h = 7,5m B, h = 5,1m C. h = 15m D. h = 5,7m
50. Nếu áp suất của một lượng khí biến đổi 2.105N/m2 thì thể tích biến đổi 3 lít, nếu áp suất biến đổi 5.105N/m2 thì thể tích biến đổi 5 lít. Coi nhiệt độ khí không đổi thì áp suất và thể tích ban đầu của khí là cặp giá trị nào sau đây:
A. V0 = 9 lít; p0 = 4.105Pa B. V0 = 9 lít; p0 = 4.107Pa
C. V0 = 9,5 lít; p0 = 4.105Pa D. V0 = 9,5 lít; p0 = 4.107Pa
Sử dụng dữ kiện sau:
Một cột không khí chứa trong một ống nhỏ, dài, tiết diện đều. Cột không khí được ngăn cách với khí quyển bởi một cột thuỷ ngân có chiều dài d = 150mm. Aùp suất khí quyển là p0 = 750mmHg. Chiều dài cột không khí trong ống nằm ngang là l0 = 144mm. (giả sử ống đủ dài để cột thuỷ ngân luôn ở trong ống và nhiệt độ là không đổi).
Trả lời các câu hỏi 51, 52, 53 và 54
51. Ống đặt thẳng đứng, miệng ống ở trên, Khi đ1o chiều dài cột không khí giá trị nào sau đây>
A. 150mm B. 75mm C. 300mm D. 120mm
52. Ống đặt thẳng đứng, miệng ống ở dưới, khi đó chiều dài cột không khí nhận giá trị nào sau đây:
A. 120mm B. 140mm. C. 160mm. D. 180mm
53. Ống đặt nghiêng góc = 30o so với phương ngang, miệng ống ở dưới, khi đó chiều dài cột không khí nhận giá trị nào sau đây:
A. 140mm B. 150mm C. 160mm D.180mm
54. Ống đặt nghiêng góc = 30o so với phương ngang, miệng ống ở trên, khi đó chiều dài cột không khí nhận giá trị nào sau đây:
A. 140mm B. 131mm C. 121mm D. Một giá trị khác
Sử dụng dữ kiện sau:
Ống thuỷ tinh dài 60cm, thẳng đứng đầu kín ở dưới, đầu hở ở trên. Cột không khí cao 20cm trong ống bị giam bởi cột thuỷ ngân cao 40cm. Aùp suất khí quyển p0 = 80cmHg và nhiệt độ không đổi.
Trả lời các câu hỏi 55 và 56.
55. Khi ống bị lật ngược, độ cao cột thuỷ ngân còn lại trong ống là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. 20cm B. 40cm C. 60cm D. Một giá trị khác
56. Chiều dài ống thoả mãn điều kiện nào sau đây để toàn bộ cột thuỷ ngân không chảy ra ngoài khi lật ngược ống?
A. 40cm B. 60cm C. 80cm D. 100cm
57. Một ống hình trụ hẹp, kín hai đầu, dài l = 105cm, đặt nằm ngang. Giữa ống có cột thuỷ ngân dài h = 21cm, phần còn lại của ống chứa không khí ở áp suất p0 = 72cmHg. Khi quay cho ống thẳng đứng thì độ di chuyển của cột thuỷ ngân nhận giá trị nào sau đây:
A. = 10,5cm. B. = 2,1cm. C. = 6cm. D. = 6,9cm.
58. Biết áp suất của một lượng khí hyđrô ở 0oC là 700mmHg. Nếu thể tích của khí được giữ không đổi thì áp suất của một lượng đó ở 30oC sẽ nhận giá trị nào sau đây:
A. 700mmHg B. 730mmHg C. 777mmHg D. 350mmHg
Sử dụng dữ kiện sau:
Biết thể tích của một lượng khí không đổi. Hãy trả lời các câu hỏi 59 và 60.
59. Chất khí ở 0oC có áp suất 5atm. Aùp suất của nó ở 273oC là giá trị nào sau đây:
A. 10 atm B. 17,5 atm C. 5atm D. 2,5atm
60. Chất khí ở 0oC có áp suất P0, cần đun nóng chất khí lên bao nhiêu độ để áp suất của nó tăng lên 3 lần? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. 273oC B. 546oC C. 819oC D. 91oC
61. Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 27oC và dưới áp suất 0,6atm (dung tích của bóng đèn không đổi). Khi đèn cháy sáng, áp suất khí trong đèn là 1atm và không làm vỡ bóng đèn, lúc đó nhiệt độ khí trong đèn nhận giá trị nào sau đây:
A. 22,7oC B. 227oC C. 27oC D. 272oC
62. Một bóng đèn có nhiệt độ đèn khi tắt là 25oC, khi đèn sáng là 323oC. Khi chuyển từ chế độ tắt sang chế độ sáng. Aùp suất khí trơ trong bóng đèn tăng bao nhiêu lần? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. 12,92 lần B. 4lần
C. 2 lần D. Một kết quả khác.
63. Khi đun nóng đẳng tích một khối khí để nhiệt độ tăng 1oC thì áp suất khí tnăg thêm 1/360 áp suất ban đầu. Nhiệt độ ban đầu của khí là giá trị nào sau đây:
A. to = 36oC B. to = 72oC C. to = 78oC D. to = 87oC
64. Ở nhiệt độ 273oC thể tích của một lượng khí là 10lít. Thể tích lượng khí đó ở 546oC khi áp suất khí không đổi nhận giá trị nào sa đây:
A. V =5lít B. V =10lít C. V =15lít D. V =20lít
65. Có 12g khí chiếm thể tích 4lít ở 7oC. Sau khi nung nóng đẳng áp lượng khí trên đến nhiệt độ t thì khối lượng riêng của khí là 1,2g/lít. Nhiệt độ t của khí sau khi nung có thể là giá trị nào sau đây:
A. t =427oC B. t =70oC C. t = 42,7oC D. t =72oC
66. Coi áp suất không khí trong và ngoài phòng là như nhau. Khối lượng riêng của không khí trong phòng ở nhiệt độ 27oClớn hơn khối lượng của không khí ngoài sân nắg ở nhiệt độ 42oC bao nhiêu lần? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:
A. 1,5 lần B. 1,05 lần C. 10,5lần D.15lần
67. Trong phòng thí nghịêm người ta điều chế 40cm3 khí hiđrô ở áp suất 750mmHgvà nhiệt độ 27oC. Hỏi thể tích của lượng khí trên ở áp suất 720mmHg và nhiệt độ 42oC là bao nhiêu ? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. V2 = 40m3 B. V2 = 43m3 C. V2 = 40,3m3 D. V2 = 403m3
68. Trong xilanh của một động cơ đốt trong có 2dm3 hỗn hợp khí đốt dưới áp suất 1amt và nhiệt độ 47oC. Pittông nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn 0,2dm3 và áp suất tăng lên tới 15atm. Nhiệt độ hỗn hợp của khí nén khi đó nhận giá trị nào sau đây:
A. t2 = 207oC B. t2 = 270oC C. t2 = 27oC D. 20,7oC
69. Pittông của một máy nén sau mỗi lần nén đưa được 4l khí ở nhiệt độ 273oC và áp suất 1atm vào bình chứa có thể tích 3m3. khi pittông đã thực hiện 1000lần nén và nhiệt độ khí trong bình là 42oC thì áp suất ảu khí trong bình nhận giá trị nào sau đây:
A. 1,9atm B. 1,2atm C. 2,4atm D. 2,9atm
70. Bình A có dung tích V1 = 3lít, chứa một chất khí ở áp suất p1 =2atm. Bình B dung tích V2 = 4lít, chứa một chất khí ở áp suất p2 = 1atm. Nhiệt độ trong hai bình là như nhau. Nối hai bình A,B thông nhau bnằg một ống dẫn nhỏ. Biết không có phản ứng hoá học xảy ra giữa khí trong các bình. Aùp suất của hỗn hợp khí sau khi nối hai bình là giá trị nào sau đây:
A. p = 1atm B. p = 2atm C. p =3atm D. p =1,43atm.
71. hai bình cầu được nối với nhau bằng một ống khoá, chứa hai chất khí không tác dụng với nhau, ở cùng nhiệt độ. Aùp suất khí trong hai bình lần lượt là p1 = 2.105N/m2 và p2 = 106N/m2. mở khoá nhẹ nhàng để hai bình thông với nhau sao cho nhiệt độ không đổi. Khi cân bằng xảy ra, áp suất ở hai bình là p = 4.105N/m2. tỉ số thể tích của hai bình cùa là giá trị nào sau đây:
A. =2 B. C. =3 D.
72. Trong xilanh của một động cơ đốt trong, hỗn hợp khí ở áp suất 1atm, nhiệt độ 47oC, có thể tích 40dm3. Nếu nén hỗn hợp khí đến thể tích 5dm3, áp suất 15atm thì nhiệt độ của khí sau khi nén là giá trị nào sau đây:
A. 141oC B. 327oC C. 15,7oC D. 32,7oC
73. Một lượng khí có áp suất 50mmHg, nhiệt độ 27oC và thể tích 76m3. thể tích khí ở điều kiện chuẩn( 0oC, 760mmHg) là giá trị nào sau đây:
A. Vo = 22,4cm3 B. Vo = 78cm3 C. Vo = 68,25cm3 D.Vo = 88,25cm3
74. Một xilanh kín được chia thành phần bằng nahu bởi một píttông cách nhiệt. Mỗi phần có chiều dài lo = 30cm, chứa một lượng khí giống nhau ở 27oC. Nung nóng một phần thêm 10oC và làm lạnh phần kia đi 10oC. Độ dịch chuyển của píttông là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả:
A. 0,1cm B. 0,51cm C.10cm D. 10,5cm
75. đồ thị hình 48 cho biết một chu tình biến đổi
trạng thái của một khối khí lí tưởng, được biểu diễn
trong hệ toạ độ (V,T).
Thông tin nào sau đây là đúng?
A. Quá trình (1)( (2): đẳng áp
B. Quá trình (2)( (3): đẳng nhiệt
C. Quá trình (3)( (1): đẳng tích
D. các thông tin A,B,C đều đúng.
76. Một khối khí lí tưởng có thể tích 10lít, nhiệt độ 27oC, áp suất 1atm biến đổi qua hai quá tình:
* Quá trình (1): đẳng tích, áp suất tăng gấp 2lần.
* Quá trình (2): đẳng áp, thể tích sau cùng là 15lít.
Nhiệt độ sau cùng của khí là giá trị nào sau đây:
A. 90oK B. 900oK C. 9000oK D. Một giá trị khác.
77. Ở nhiệt độ T1, áp suất p1, khối lượng riêng của một chất khí là D1.
Biểu thức nào sau đây đúng với biểu thức của khối lượng riêng của chất khí đố ở nhiệt độ T2, áp suất p2?
A. B.
C. D.
78. Một bình chứa khí hiđrô nén, thể tích 10lít, nhiệt độ 7oC, áp suất 50atm.khi nung nóng bình, vì bình hở nên một phần khí thoát ra ngoài, phần khí còn lại có nhiệt độ 17oC còn áp suất vẫn như cũ. Khối lượng hiđrô đã thoát ra ngoài là:
A. = 147g B. = 14,7g C. = 1,47g D. = 0,147g
79. Biết áp suất khí quyển là 1amt và khối lượng mol cùa không khí là 29g/mol. Một căn phòng dung tích 30m3 có nhiệt độ tăng từ 17oC đến 27oC. Độ biến thiên khối lượng của không khí trong phòng là:
A. 12kg B. 1,2kg C. 2,4kg D. Một kết quả khác
80. Đỉnh Phăng – xi – păng trong dãy Hoàng Liên Sơn cao 314m, biết mỗi khi lên cao thêm 10m áp suất khí quyển giảm 1mmHg và nhiệt độ trên đỉnh núi là 2oC. Khối lượng riêng không khí ở trên đỉnh Phăng – xi – păng là:
A.0,25 kg/m3 B.0 ,55kg/m3 C. 0,75 kg/m3 D. 0,95 kg/m3
File đính kèm:
- khi ly tuong.doc