Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Trắc nghiệm về lý thuyết: Các định luật về chuyển động

1. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau khi vật chuyển động:

A. thẳng B. thẳng đều C. biến đổi đều D. tròn đều.

2. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động.

B. Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vận tốc của vật sẽ dừng lại.

C. Nếu có lực tác dụng vào vật thì vận tốc của vật sẽ thay đổi.

D. Nếu có lực tác dụng vào vật thì vật phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Trắc nghiệm về lý thuyết: Các định luật về chuyển động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: TRẮC NGHIỆM VỀ LÝ THUYẾT: CÁC ĐỊNH LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỘNG. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau khi vật chuyển động: A. thẳng B. thẳng đều C. biến đổi đều D. tròn đều. 2. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động. B. Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vận tốc của vật sẽ dừng lại. C. Nếu có lực tác dụng vào vật thì vận tốc của vật sẽ thay đổi. D. Nếu có lực tác dụng vào vật thì vật phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng. 3. Khi mói về sự tương tác giữa 2 vật bất kỳ A và B, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tác dụng giữa 2 vật A va B bao giờ cũng có tính chất tương hỗ. B. Khi vật A chuyển động có gia tốc, thì đã có lực tác dụng từ vật A lên vật B C. Khi vật A tác dụng lên vật B, ngược lại vật B cũng tác dụng trở lại vật A. D. Tất cả các phát biểu trên đều đúng. 4. Khi thôi tác dụng lực vào vật thì vật vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đều. Lí do nào sau đây đúng? A. vì vật có quán tính B. Vì vật vẫn còn gia tốc. B. Vì các lực tác dụng cân bằng nhau C. Vì không có ma sát. 5. Chọn phát biểu đúng: A. Một vật sẽ đứng yên nếu không chịu tác dụng của lực nào. B. Một vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì đứng yên. C. Một vật chỉ ở trạng thái cân bằng khi vật đứng yên. D. Hai lực cân bằng tác dụng vào một vật đang đứng yên athì vật đứng yên. 6. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào xảy ra không do quán tính? A. Bụi rơi khỏi áo khi ta giũ mạnh. B. Vận động viên chạy lấy đà trước khi xảy ra. C. Búa được tra vào cán khi gõ cán búa xuống đất. D. Xe đang chạy và rẽ sang trái, hành khách nghiêng sang phải. 7. Trường hợp nào sau đây, vật không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng? A. Hòn đá nằm yên trên dốc núi. B. Giọt mưa rơi theo phương thẳng đứng. C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. D. Vật nặng treo bởi sợi dây. 8. Phát biểu nào sau đây là phát biểu sai? A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động. B. Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng. C. Khi vật chuyển động có gia tốc, ta có thể khẳng định đã có lực tác dụng lên vật. D. Khi vật bị thay đổi hình dạng, ta có thể khẳng định đã có lực tác dụng lên vật. 9. Khi nói về quán tính của vật, phát biểu nào sau đây là sai? A. Quán tính là tính chất của mọi vật bảo toànvận tốc của mình khi vật không chịu tác dụng của lực nào. B. Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động do quán tính. C. Những vật có khối lượng rất nhỏ thì không có quán tính. D. Vật vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đều khi các lực tác dụng vào nó mất đi vì vật có quán tính. 10. Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng? A. Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. B. Khối lượng là đại lượng vô hướng. C. Với cùng lực tác dụng như nhau, vật nào có khối lượng lớn hơn thì gia tốc thu được nhỏ hơn. D. Tất cả các phát biểu trên đều đúng. 11. Chọn câu đúng? A. Vật chỉ chuyển động khi có lực tác dụng vào vật. B. Lực tác dụng theo hướng nào thì vật chuyển động theo hướng đó. C. Khi vật chịu tác dụng của những lực không cân bằng thì vật chuyển động có gia tốc. D. Một vật đang chuyển động sẽ dừng lại nếu các lực tác dụng vào vật ngừng tác dụng. Tìm các từ hay cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 cho đúng ý nghĩa vật lý. 12. Vectơ lực có hướng trùng với hướng của vectơ .. mà lực đó truyền cho vật. 13. . của một vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của nó. 14. Quán tính là tính chất của mọi vật bảo toàn .. của mình khi không chịu lực nào tác dụng hoặc khi chịu lực tác dụng của những lực cân bằng nhau. 15. Lực và phản lực là hai lực . 16. Hai lực cùng tác dụng vào một vật, cùng gía, cùng độ lớn nhưng ngược chiều là hai lực . 17. Những lực tương tác giữa 2 vật là hai lực .., nghĩa là cùng độ lớn, cùng giá nhưng ngược chiều. 18. Trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều gọi chung là trạng thái .. 19. Khi một vật thay đổi .. thì luôn có thể chỉ ra được những vật khác đã tác dụng lực lên nó. 20. Chọn các cụm từ thích hợp theo thứ tự điền vào chỗ trống trong câu sau: Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác, kết quả là ( 1) hoặc làm cho vật ..(2).. (1) truyền gia tốc cho vật, (2) biến dạng. (1) truyền gia tốc cho vật, (2) chuyển động. (1) làm cho vật chuyển động, (2) biến dạng. (1) làm cho vật chuyển động, (2) ngừng chuyển động. 21. Phát biểu nào sau đây sai? A. Lực và phản lực là hai lực cân bằng nhau. B. Lực và phản lực xuất hiện và mất đi đồng thời. C. Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại. D. Lực và phản lực đặt vào hai vật khác nhau. 22. Người ta kéo 1 vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Nếu thôi tác dụng lên vật thì vật sẽ: A. dừng lại ngay. B. Tiếp tục chuyển động chậm dần rồi dừng lại. C. chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều. D. thay đổi vận tốc. CÁC LỰC CƠ HỌC, TỔNG HỢP LỰC VÀ PHÂN TÍCH LỰC 23. Lực ma sát trượt được tính biểu thức nào sau đây: A. B. C. D. 24. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về lực ma sát? A. Lực ma sát trược chỉ xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt của vật khác. B. Hướng của lực ma sát trượt ngược với huứơng chuyển động của vật. C. Lực ma sát lăn tỉ lệ với áp lực do vật tác dụng lên mặt tiếp xúc. D. Viên gạch nằm yên trên mặt phẳng nghiên không chịu tác dụng của lực ma sát. 25. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Trọng lực luôn luôn bằng trọng lượng . B. Trọng lực là lực hút của vật vào quả đất. C. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn. D. Trọng lực là lực hút của Trái đất vào các thiên thể. 26. Điều nào sau đây là sai khi nói về trọng lực? A. Trọng lực xác định bởi biểu thức P = mg. B. Trọng lực tác dụng lên một vật thay đổi theo vị trí của vật trên Trái đất. C. Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. D. Trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng lên vật ở gần mặt đất. 27. Hằng số hấp dẫn có giá trị là: A. 8,86.10-11 Nkg2m2. B. 8,86.10-11 Nm2/kg2. C. 6,68.10-11 Nkg2m2. D. 6,68.10-11 Nm2/kg2. 28. Biểu thức nào sau đây cho phép tính lực hấp dẫn giữa hai chất điểm có khối lượng m1 và m2 ở cách nhau 1 khoảng cánh r? A. B. C. D. 29. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng. B. Lực đàn hồi có hướng ngược với hướng biến dạng của vật đàn hồi. C. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng. D. Tấc cả các câu trên đều đúng. 30. Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi? A. Lực đàn hồi luôn ngược với hướng biến dạng. B. Lực đàn hồi có độ tỉ lệ với độ biến dạng của vật biến dạng. C. Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là không có giới hạn. D. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hối bị biến dạng. 31. Khi nói về hệ số ma sát trượt, kết luận nào sau đây là sai? A. Hệ số ma sát trượt luôn nhỏ hơn 1. B. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào áp lực của vật lên mặt phẳng giá đỡ. C. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc. D. Hệ số ma sát trượt không có đơn vị. 32. Khi vật chuyển động có ma sát thì lực ma sát đó không thể là: A. lực ma sát trượt B. lực ma sát nghỉ C. lực ma sát lăn D. lực ma sát lăn và ma sát trượt. 33. Khi nói về lực ma sát nghỉ, phát biểu nào sau đây là sai? A. Lực ma sát nghỉ không có hướng nhất định và cũng không có độ lớn nhất định. B. Lực ma sát nghỉ luôn ngược chiều với chuyển động. C. Có thể dùng công thức tính lực ma sát trượt để tính lực ma sát nghỉ cực đại. D. Độ lớn của lực ma sát nghỉ thay đổi tuỳ vào ngoại lực tác dụng. 34. Một quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang. Các lực tác dụng lên quyển sách gồm: A. Trọng lực và phản lực của mặt bàn B. Trọng lực C. Trọng lực , phản lực của mặt bàn và lực ma sát D. Trọng lực và lực ma sát nghỉ 35. Một vật chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng nhẵn bóng. Các lực tác dụng lên vật là: A. Trọng lực B. Trọng lực và phản lực C. Trọng lực , phản lực và mộ lực kéo bất kỳ D. lực kéo bất kỳvà trọng lực 36. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi ô tô: A. phanh đột ngột. B. đứng yên trên một đường dốc. B. chuyển động đều trên đường dốc. C. chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang. 37. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Lực ma sát nghỉ luôn xuất hiện ở mặt tiếp xúc và cân bằng với ngoại lực khi vật đứng yên. B. Lực ma sát nghỉ luôn xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi đặt vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng. C. Lực ma sát nghỉ chỉ có thể có khi vật đứng yên. D. tất cả đều đúng. 38. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc. B. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất các mặt tiếp xúc. C. Độ lớn của lực ma sát trượt tỉ lệ với áp lực do vật tác dụng lên mặt tiếp xúc với nó. D. Lực ma sát trượt luôn ngược với hướng chuyển động của vật. 39. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật. B. Lực ma sát trượt xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc của 2 vật rắn khi chúng chuyển động trượt lên nhau. C. Lực ma sát trượt có hướng ngược chiều chuyển động. D. Các phát biểu trên đều đúng. 40. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Lực ma sát lăn xuất hiện khi có vật này lăn trên mặt vật kia. B. Trong những điều kiện như nhau về khối lượng của vật và tính chất của mặt tiếp xúc, lực ma sát lăn lớn hơn lực ma sát trượt. C. Lực ma sát lăn phụ thuộc vào tính chất của bề mặt tiếp xúc. D. Lực ma sát lăn tỉ lệ với áp lực. 41. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Khi xe đang chạy, ma sát giữa lốp xe với mặt đường là ma sát nghỉ. B. Khi đi bộ, lực ma sát giữa chân người và mặt đất là ma sát nghỉ. C. Lực ma sát giữa xích và đĩa xe đạp khi xe đang chạy là ma sát lăn. D. Lực ma sát giữa trục và bi khi bánh xe đang quay là ma sát trượt. LỰC HƯỚNG TÂM, HỆ QUY CHIẾU PHI QUÁN TÍNH 42. Biểu thức tính độ lớn của lực hướng tâm là: A. B. C. D. 43. Một chất điểm chuyển động tròn đều: A. độ lớn không thay đổi. B. hướng không thay đổi. C. độ lớn bằng không D. độ lớn luôn thay đổi BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: 1. Một vật có khối lượng 50kg, bắt đầu chuyển động nhanh dầnđều và sau khi được 50cm thí vận tốc 0,7m/s. Lực tác dụng vào vật có giá trị nào sau đây: A. F = 4,9 N. B. F = 2,45 N. C. F = 35 N. D. F = 102 N. 2. Tác dụng đồng thời 3 lực có độ lớn 3N, 4N, 5N vào một vật. Vật ở trạng thái cân bằng. Nếu ta thôi không tác dụng lực có độ lớn 4N vào vật thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn là: A. 4N B. 5N C. 8N D. Một giá trị khác. 3. Một ô tô có khôi lượng m = 1000kg đang chạy trên đoạn đường nằm ngang với vận tốc 4m/s thì hãm phanh. Nếu lực hãm là 2000N thì quãng đường xe còn chạy thêm trước khi dừng hẳn nhận giá trị nào sau đây: A. s = 3m B. s = 4m C. s = 5m D. s = 5,5m 4. Một vật có trọng lượng là 50N nằm trên mặt phẳng ngang. Cho g = 10m/s2 và bỏ qua ma sát. Dưới tác dụng của một lực bằng 60N theo phương ngang, vật sẽ chuyển động với gia tốc là: A. 12m/s2. B. 10m/s2. C. 2m/s2. D. một giá trị khác. 5. Nếu bán kính của hai quả cầu đồng nhất và khoảng cách giữa hai tâm của chúng cùng giảm đi 2 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng sẽ: A. giảm đi 8 lần. B. giảm 16 lần. C. tăng 8 lần. D. tăng 16 lần. 6. Một đầu kéo của một toa xe khởi hành với gia tốc 0,1m/s2 . Toa xe có khối lượng 2,5 tấn. Hệ số ma sát lăn bằng 0,04. Lấy g = 10m/s2. Lực kéo của đầu tàu có thể nhận giá trị nào sau đây: A. Fk = 125N. B. Fk = 1250N. C. Fk = 12500N. D. Fk = 125000N. 7. Một ô tô có khối lượng m, chuyển động với gia tốc a trên một đường nằm ngang có ma sát. Nếu lực kéo là F thì lực ma sát là: A. fms = F – ma. B. fms = F + ma. C. fms = ma – F. D. fms = ma + F. 8. Nếu giảm khối lượng một vật đi 2 lần và giữa nguyên khối lượng vật kia, đồng thời giảm khoảng cách giữa chúng 2 lần thì lực hấp dẫn giữa 2 vật sẽ: A. giảm 4 lần. B. giữa nguyên như cũ. C. tăng lên 2 lần. D. tăng lên 4 lần. 9. Hai khối cầu có khối lượng bằng nhau 3000kg đặt trên mặt đất, cách nhau khoảng 3.103cm. Nếu lấy g = 10m/s2 thì tỉ số giữa trọng lực tác dụng lên mỗi qủa cầu và lực hấp dẫn giữa chúng là: A. 45.109 B. 5.1010 C. 15.1013 D. 45.1013 10. Một vật có khối lượng m = 200g được treo vào một lò xo theo phương thẳng đứng, lúc đó chiều dài của lò xo là l = 20cm. Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là l0 = 18cm và bỏ qua khối lượng của lò xo, lấy g = 10m/s2. Độ cứng lò xo đó là: A. 1 N/m. B. 10 N/m. C. 100 N/m. D. 1000 N/m. B. BÀI TẬP: 1. Hãy vẽ các lực tác dụng lên khối hộp đặt trên mặt bàn nằm ngang và cho biết các lực này có đặc điểm gì? 2. Sau đây là một vài biểu hiện của quán tính trong một số trường hợp cụ thể: - Áo có bụi, ta giũ mạnh, áo sẽ sạch bụi. - Khi tra cán búa, người ta lắp đầu búa vào cán sau đó đập mạnh đầu cấn búa xuống nền nhà. Đấu búa sẽ ăn sâu vào trong cán búa. - Khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước, Hãy giải thích . 3. Một vật có khối lượng 50 kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 1m thì có vận tốc 0,5m/s. Tính lực tác dụng vào vật. 4. Một máy bay phản lực có khối lượng 50 tấn, khi hạ cánh chuyển động chậm dần đềuvới gia tốc 0,5 m/s2.Hãy tính lực hãm. Biểu diễn trên cùng một hình các vectơ vận tôc, gia tốc, lực. 5. Một ô tô có khối lượng 3 tấn đang chạy với vận tốc 20m/s thì hãm phânh. Biết rằng từ lúc hãm phanh đến khi dừng lai mất thời gia 10s. a. Tính quãng đường xe còn đi được cho đến lúc dừng. b. Lực hãm phanh. 6. Một vật có khối lượng 250g bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, nó đi được 1,2m trong 4s. a. Tính lực kéo biết lực cản 0,04N b. Sau quãng đường ấy lực kéo phải bằng bao nhiêu để vật chuyển động thẳng đều. 7. Lực F truyền cho vật m1 gia tốc a1= 2m/s2, truyền cho vật có khối lượng m2 gia tốc a2 =3 m/s2. Hỏi lực F sẽ truyền cho vật có khối lượng m = m1 + m2 một gia tốc là bao nhiêu? 8. Một quả bómg có khối lượng 0,25kg bay với vận tốc 25m/s đến đập vuông góc với một bức tường rồi bị bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 15m/s. Khoảng thời gian va chạm 0,05s. Tính lực của tường tác dụng lên bóng. 9. Xe có khối lượng 800kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Tìm lực hãm, biết quãng đườnn đi được trong giây cuối cùng của chuyển động là 1,5m. 10. Một xe lăn chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 50cm/s. Một xe khác chuyển động với vận tốc150 cm/s tới va chạm nó từ phía sau. Sau va chạm hai xe cùng chuyển động với vận tốc 100cm/s. Hãy so sánh khối lượng cảu hai xe. 11. Cho hai lực đồng quy có độ lớn: F1 = F2 = 40N. Hãy tìm độ lớn của hợp lực khi chúng hợp với nhau một góc: 00;600;900;1200;1800. Vẽ hình biểu diễn cho mỗi trường hợp. Nhận xét ảnh hưởng của góc đối với độ lớn của hợp lực. 12. Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cúng 100N/m để nó giãn ra 20 cm. Lấy g = 10m/s2. 13. Người ta dùng hai lò xo. Lò xo thứ nhất khi treo vật 6kg thì có độ giãn 12cm. Lò xo thứ hai khi treo vật 2kg thi8f có độ giãn 4cm. Hãy so sánh độ cứng của hai lò xo. 14. Một ô tô tải kéo một ô tô con có khối lượng 2T chạy nhanh dần đều, sau 50s đi được 400m. Hỏi khi đó giây cáp nối hai ô tô giãn ra bao nhiêu nếu độ cứng của nó là 2,0.106 N/m. Bỏ qua ma sát. 15. Một ô tô đang chạy trên đường lát bê tông với vận tốc v0 = 100km/h thì hãm phanh lại. Hãy tính quãng đường ngắn nhất mà ô tô có thể đi được cho tới lúc dừng lại trong hai trường hợp: a. Đương khô hệ số ma sát trượt giữa lốp xe với mặt đường là 0,7. b. Đương ướt với hẹ số ma sát trượt là 0,5. 16. Một ô tô có khối lượng 5T đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của lực động cơ F. Sau khi đi được quãng đường 250mk, vận tốc của ô tô đạt được 72km/h. Trong suốt quá trình chuyển động, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là K = 0,05. Lấy g = 10m/s2. a. Tính lực ma sát và lực kéo. b. Thời gian ô tô chuyển động. 17. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì tắt máy, chuyển động chậm dần do ma sát. Biết rằng hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là K = 0,05 . Tính gia tốc, thời gian, quãng đường xe chuyển động chậm dần đều. Lấy g = 10 m/s2. 18. Một vật có khối lượng 20 kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang 100N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,25. Hãy tính: a. Gia tốc của vật. b. Vận tốc của vật ở cuối giây thứ 3. c. Đoạn đường vạt đi trong 3 s đầu. 19. Một vật có khối lượng 12kg chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực F làm với hướng chuyển động theo phương ngang một góc 300. Hệ số ma sát giữa sàn và vật là 0,3. Tính độ lớn của lực để: a. Vật chuyển động với gai tốc 1,25m/s2. b. Vật chuyển động thẳng đều. Lấy g = 10m/s2. 20. Vật có khối lượng m = 1kg kéo chuyển động ngang bởi một lực F = 2N hợp góc = 300 so với phương ngang. Biết sau khi bắt đầu chuyển động được 2s, vật đi được quãng đường1,66m. Cho g = 10m/s2. a.Tính hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn. b. Tính k, nếu với lực F nói trên vật chuyển động thẳng đều. 21.Một quyển sách được thả trượt từ đỉnh của một bàn nghiêng một góc 350 so với phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa mặt dưới quyển sách và mặt bàn là 0,5. Lấy g = 9.8 m/s2. Tìm gia tốc của chuyển động. 22. Một vật có khối lượng 10 kg từ đỉnh một mặt phảng nghiêng một góc 300 so với phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,5. a. Tính gia tốc của vật. b. Giữ cho vật không trượt xuống, người ta tác dụng lên vật lực F song song với mặt phẳng nghiêng. Tính F. Lấy g = 10m/s2. 23. Một vật được đăt ở đỉnh một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 100m, hệ số ma sát k = 0,5. Lấy g = 10m/s2. a. Xác định góc của mặt phẳng nghiêng để vật nằm yên. b. Cho = 300 . Xác định thời gian và vận tốc của vật khi xuống dốc. 24. Vật đang chuyển động với vận tốc 25m/s thì trượt dốc. Biết dốc dài 50m, cao 14m, hệ số ma sát giữa vật và dốc là k = 0,25. a. Tìm gia tốc của vật khi lên dốc. b. Vật có lên hết dốc không? Nếu có, tìm vận tốc của vật ở đỉnh dốc và thời gian lên hết dốc. Cho g = 10m/s2. 25. Một đoàn tàu có khối lượng 50T được nối với hai toa, mỗi toa có khối lượng 20T. Đoàn tàu chuyển động với gia tốc 0,2m/s2. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe với mặt đường ray là 0,05. Hãy tính: a. Lực phát động tác dụng lên toa tàu. b. Lực căng ở chỗ nối các toa. 26. Người ta vắt lên ròng rọc nhẹ một sợi dây, ở hai đầu có treo hai quả cân A và B có khối lượng làn lượt là 260g và 240g như hình 1. Thả cho hệ bắt đầu chuyển động. Hãy tính: a. Vận tốc ở mỗi quả cân cuối giây thứ nhất. b. Quãng đường mà mỗi quả cân đi được trong giây thứ nhất. Bỏ qua ma sát ở ròng rọc, coi dây không giản.

File đính kèm:

  • docchuong 2.doc