Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Thiết kế, lắp đặt dây dẫn của mạng điện sinh hoạt, một số sơ đồ mạch điện đơn giản trong mạng điện sinh hoạt

Mục tiêu bài dạy ( về kiến thức, kĩ năng , thái độ ):

- Học xong bài này học sinh nắm được hai phương thức thiết kế mạng điện sinh hoạt

- Học sinh có kĩ năng vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của một số sơ đồ mạch điện đơn giản trong mạng điện sinh hoạt

- Về thái độ yêu cầu vễ cẩn thận , dùng thước vẽ đúng kí hiệu qui ước tiêu chuẩn

II. Các công việc chuẩn bị cho dạy và học :

 - GV chuẩn bị một số sơ đồ mẫu, nghiên cứu kĩ tài liệu để thiết kế bài học

- HS chuẩn bị bài trước ở nhà

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Thiết kế, lắp đặt dây dẫn của mạng điện sinh hoạt, một số sơ đồ mạch điện đơn giản trong mạng điện sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Số 8 Số tiết 4 ( Từ tiết 29 đến tiết 32 ) Tên bài dạy : thiết kế, lắp đặt dây dẫn của mạng điện sinh hoạt Một số sơ đồ mạch điện đơn giản trong mạng điện sinh hoạt I. Mục tiêu bài dạy ( về kiến thức, kĩ năng , thái độ ): - Học xong bài này học sinh nắm được hai phương thức thiết kế mạng điện sinh hoạt - Học sinh có kĩ năng vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của một số sơ đồ mạch điện đơn giản trong mạng điện sinh hoạt - Về thái độ yêu cầu vễ cẩn thận , dùng thước vẽ đúng kí hiệu qui ước tiêu chuẩn II. Các công việc chuẩn bị cho dạy và học : - GV chuẩn bị một số sơ đồ mẫu, nghiên cứu kĩ tài liệu để thiết kế bài học - HS chuẩn bị bài trước ở nhà III. Quá trình thực hiện bài giảng: TT Ngày lên lớp Tại lớp Vắng có lí do Vắng không có lí do Ghi chú 1 2 1. ổn định tổ chức: ( 5 phút ) ổn định chỗ ngồi Điểm danh HS 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Nội dung bài giảng Hoạt động của thày và trò Thời gian Nội dung cơ bản GV: Đường ống đặt nổi có đặc điểm gì ? HS: GV: Nêu các loại ống thông dụng hiện nay ? + Nêu các loại phụ kiện đi kèm ? khi nào dùng ống chữ T, khi nào dùng ống chữ L ? HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Các nhóm báo cáo kết quả + GV tổng hợp và kết luận GV: Ta cần vạch dấu các vị trí nào ? Bảng điện được đặt ở vị trí như thế nào? - Lấy ví dụ thực tế tại lớp học và so sánh ? Làm thế nào để gắn bảng điện trên tường ? Vậy để chuẩn bị bắt vít ta cần làm gì ? Ngoài ra còn cần phải vạch dấu các thiết bị nào ? HS tìm hiểu thông tin về phần lắp đặt ? Để lắp đặt bảng điện ta làm ntn? Đi dây trong ống phải đảm bảo các yếu tố nào ? HS tiến hành thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi trên - Các nhóm học sinh báo cáo kết quả thảo luận ? - Các nhóm nhận xét chéo GV tổng hợp các kiến thức cơ bản HS tìm hiểu thông tin phần lắp đặt mạng điện kiểu nổi và trả lời các câu hỏi : - Khi nào ta dùng cách lắp đặt mạng điện trên puli sứ và kẹp sứ ? -Lắp đặt mạng điện trên puli sứ và kẹp sứ gồm các công đoạn nào ? - Nêu cách đi dây trên puli sứ ? HS trình bày cách làm GV nhận xét, sửa chữa Tương tự các câu hỏi phần đi dây trên kẹp sứ ? - Đi dây trên kẹp sứ cần phải chú ý các yêu cầu gì ? Đọc thông tin phần lắp đặt mạng điện kiểu ngầm ? - Để lắp đặt mạng điện kiểu ngầm ta làm như thế nào ? HS: . Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm đòi hỏi những yêu cầu gì ? HS quan sát các kí hiệu quy ước bảng 3-7 trong SGK trang 60 GV: Theo em trong mạng điện sinh hoạt có mấy loại sơ đồ ? Nêu khái niệm và ứng dụng của từng loại sơ đồ đó ? HS tìm hiểu và trả lời GV ghi các ý kiến của HS lên bảng . Khi hết ý kiến GV tổng hợp và kết luận GV: Mạch điện phần a gồm các phần tử nào ? được mắc ntn ? Hãy vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp dựng của mạch điện ? HS vẽ sơ đồ HS khác nhận xét GV kết luận Tương tự như phần trên HS tiếp tục vẽ các sơ đồ phần b,a,d,e,g GV quan sát , sửa chữa sai sót cho HS 35’ 30 25 65’ A. lắp đặt dây dẫn và các thiết bị của mạng điện sinh hoạt I. lắp đặt kiểu nổi dùng ống luồn dây - Phương pháp lắp đặt dây dẫn trong ống được dùng nhiều hiện nay - Đường ống được đặt nổi, song song với vật kiến trúc. -Các ống luồn dây thông dụng hiện nay là ống PVC, ống bọc tôn kẽm trong lót cách điện, ống vuông có lắp đậy. -Các phụ kiện đi kèm gồm: ống nối T, ống nối chữ L, ống cách điện. -Việc lắp đặt mạng điện nổi gồm 3 bước: vạch dấu định vị, lắp đặt và đi dây. 1) Vạch dấu Theo sơ đồ lắp đặt mạng điện , vạch dấu các điểm lắp đặt bảng điện, thiết bị trên tường, trần nhà, cột nhà a) Vạch dấu vị trí đặt bảng điện -Khoảng cách từ mặt đất đến mép dưới của bảng điện là 1,3 – 1,5 m, cách mép tường cửa ra vào 200 mm b) Vạch dấu các lỗ bắt vít bảng điện Đặt bảng điện lên vị trí đã vạch , dùng bút chì đánh dấu chu vi bảng điện. Đánh dấu 4 lỗ vuông bắt vít vào 4 góc bảng điện c) Vạch dấu điểm đặt các thiết bị: Quạt trần, đèn điện 2) Lắp đặt - Để lắp bảng điện và các phụ kiện gá lắp thiết bị điện cho chắc chắn phải bắt vít vào nêm gỗ hoặc quả nở , hay bắt trên bu lông đã được chèn sẵn trong tường -Lắp đặt bảng điện và các phụ kiện gá lắp thiết bị điện - Đi dây trong ống luồn + Các ống được cố định lên tường hay trần nhà nhờ vòng ốp +Dây dẫn đặt trong ống phải chọn loại dây có bọc cách điện PVC dẻo. Toàn bộ tiết diện của dây dẫn luồn trong ống không vượt quá 40% tiết diện của ống +Không luồn các đường dây khác điện áp vào chung một ống II) lắp đặt mạng điện kiểu nổi - Mạng điện trong nhà khi không có yêu cầu cao về mĩ thuật ta có thể dùng dây dẫn cứng đặt nổi trên puli sứ và kẹp sứ -Việc lắp đặt mạng điện trên puli sứ và kẹp sứ cũng gồm các công đoạn : Vạch dấu định vị, lắp đặt và đi dây - Vạch dấu định vị và lắp đặt gồm các bước như lắp đặt mạng điện kiểu nổi dùng ống luồn dây 1. Đi dây trên puli sứ: được bắt đầu từ một phía dây dẫn được cố định trên puli sứ đầu tiên sau đó căng thẳng và cố định ở puli sứ tiếp theo 2. Đi dây trên kẹp sứ -Cho dây dẫn vào rãnh đặt dây, dùng tua vít vặn chặt đinh vít 3.Yêu cầu công nghệ khi lắp đặt kẹp sứ - Đường dây phải song song với vật kiến trúc, cao hơn mặt đất 2,5 m trở lên, cách vật kiến trúc không nhỏ hơn 10mm III. lắp đặt mạng điện kiểu ngầm MĐSH được lắp đặt ngầm là dây dẫn được đặt trong ống, trong các rãnh ngầm trong tường, trần, sàn bê tông - Dây dẫn được luồn vào ống thép mạ trong có lót cách điện hoặc ống nhựa - Yêu cầu +Số dây và tiết diện dây phải dự tính việc tăng thêm nhu cầu tiêu thụ điện sau này không vượt quá 40% tiết diện ống + Bên trong lòng ống phải sạch, miệng ống phải nhẵn B. một số sơ đồ mạng điện 1. Một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện Khi vẽ sơ đồ điện phải dùng các kí hiệu đã được tiêu chuẩn hoá 2. Phân loại sơ đồ a) Sơ đồ nguyên lí Là loại sơ đồ chỉ nói lên mối quan hệ điện mà không thể hiện vị trí sắp xếp, cách lắp ráp của các phần tử của mạng điện b) Sơ đồ lắp đặt +Biểu thị vị trí, cách lắp đặt các phần tử của mạng điện +Dùng để dự trù vật liệu , lắp đặt, sửa chữa mạch điện 3. Một số sơ đồ mạch điện đơn giản a) Mạch điện gồm 1 cầu chì, 1công tắc điều khiển một đèn sợi đốt b) Mạch điện gồm 2 cầu chì , 1 ổ cắm điện , 2 công tắc điều khiển 2 đèn c) Mạch điện công tắc 3 cực + Một công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn + Hai công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn d) Mạch điện huỳnh quang - Dùng chấn lưu 2 đầu dây - Dùng chấn lưu 3 đầu dây - Dùng chấn lưu điện tử e) Mạch điện quạt trần g) Mạch chuông điện IV. Tổng kết bài học : (15 phút) GV tổng kết củng cố nội dung trọng tâm bài học - Các phương pháp lắp đặt MĐSH - Quan sát lại các sơ đồ mạch điện V. Câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học: ( 5 phút ) 1. Em hãy trình bầy 3 phương thức thiết kế mạng điện trong nhà ? 2. Vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp dựng của một số sơ đồ MĐSH ? VI. Tự đánh giá và rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docDay nghe 8.doc
Giáo án liên quan