Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện

1 - Kiến thức:

- Nêu được biểu hiện của tác dụng từ của dòng điện.

- Nêu được tác dụng hóa học của dòng điện.

- Nêu được tác dụng sinh lí của dòng điện.

 2 - Thái độ:

 - Thái độ ham hiểu biết, tìm tòi kiến thức mới.

 - Có ý thức sử dụng điện an toàn.

 

docx4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 23: TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN Tuần:……….. Ngày soạn:…………… Tiết :………... Ngày dạy :…………… I . MỤC TIÊU THEO CHUẨN KIẾN THỨC: 1 - Kiến thức: - Nêu được biểu hiện của tác dụng từ của dòng điện. - Nêu được tác dụng hóa học của dòng điện. - Nêu được tác dụng sinh lí của dòng điện. 2 - Thái độ: - Thái độ ham hiểu biết, tìm tòi kiến thức mới. - Có ý thức sử dụng điện an toàn. II . CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên chuẩn bị cho cả lớp : 1 kim nam châm, 1 nam châm thẳng, 1 vài vật bằng sắt hoặc thép, 1 chuông điện, 1 bộ nguồn 6V, 1 bình điện phân, dung dịch CuSO4, 1 công tắc, 1 bóng đèn, dây dẫn có vỏ cách điện. 2.Cho mỗi nhóm : -Hai pin lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn có vỏ bọc cách điện. -Một nam châm được đặt trên mũi nhọn, 1 chuông điện. III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp : (1 phút) Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp. 2.Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút ) Câu hỏi - Nêu các tác dụng của dòng điện đã học, cho ví dụ đối với mỗi tác dụng. Làm bài tập 22.1, 22.3? Đáp án: - Các tác dụng của dòng điện đã học : tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng. HS tự nêu ví dụ. Bài tập 22.1 : Bài tập 22.3 : 3.Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động tình huống học tập ( 2 phút ) - Cho HS quan sát ảnh chụp cần cẩu dùng nam châm điện ở đầu chương III. - Nam châm điện là gì? Nó hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi này. - Không nhìn thấy. - Nêu các dấu hiệu nhận biết có dòng điện chạy trong mạch Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác dụng từ của dòng điện ( 16 phút) - Hãy nhớ lại ở lớp 5 đã học, nam châm có tính chất gì? - Thông báo : Nam châm có khả năng hút các vật bằng sắt, thép, người ta nói nam châm có tính chất từ. - Cho HS quan sát nam châm đã được sơn màu đánh dấu cực.Tại sao người ta lại sơn màu đánh dấu hai nửa nam châm khác nhau? - Khi các nam châm gần nhau, các cực của nam châm tương tác với nhau như thế nào? - Làm thí nghiệm đưa cực của nam châm lại gần 1 kim nam châm để HS nhận xét, một trong 2 cực của kim nam châm bị hút còn cực kia bị đẩy. - Giới thiệu nam châm điện như hình 23.1 SGK, yêu cầu HS mắc mạch điện như hình 23.1. + Khi ngắt hoặc đóng công tắc : đưa lần lượt đinh sắt lại gần đầu cuộn dây có hiện tượng gì xảy ra? - Thông báo : Cuộn dây có lõi sắt có dòng điện chạy qua là nam châm điện. - Gọi HS đại diện nhóm hoàn thành kết luận. - Yêu cầu HS nhắc lại : Tại sao ta nói dòng điện có tác dụng từ? I . Tác dụng từ: - Hoạt động cá nhân chắc lại kiến thức về nam châm : Nam châm hút sắt, thép. Mỗi nam châm có 2 cực. - Quan sát nam châm.Để phân biệt rõ 2 cực của nam châm. - Hoạt động cá nhân dự đoán kết quả xảy ra. - Quan sát thí nghiệm của GV, kiểm tra kết quả dự đoán của mình. - Hoạt động nhóm mắc mạch điện như hình 23.1 SGK. Khảo sát tính chất của nam châm điện để trả lời câu hỏi C1. - Qua kết quả thí nghiệm thảo luận, cử đại diện hoàn thành kết luận. - Nhận xét kết quả của bạn và ghi vở. * Kết luận: - Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện. - Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc bằng thép. - Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV và ghi vở. * Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm. Hoạt động 3: tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện ( 12phút ) Hoạt động 3: tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện: - Giới thiệu dụng cu và tiến hành thí nghiệm như hình 23.3 SGK. + Cho HS quan sát màu ban đầu của 2 thỏi than, chỉ rõ thỏi than nào được nối với cực âm của nguồn. + Đóng mạch điện cho đèn sáng. - Than chì là vật liệu dẫn điện hay cách điện? - Dung dịch đồng sunfát là chất dẫn điện hay cách điện? - Tại sao em biết cả 2 chất trên đều là chất dẫn điện? - Sau vài phút ngắt công tắc, yêu cầu HS nhận xét màu của thỏi than so với ban đầu. - Thông báo: Lớp màu đỏ nhạt đó là kim loại đồng. Hiện tượng đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học. - Yêu cầu HS hoàn thành kết luận trang 64 SGK. - Dòng điện gây ra các phản ứng điện phân, Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, do những yếu tố tự nhiên, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt, …) và hoạt động sản xuất công nghiệp cũng tạo ra nhiều khí thải độc hại (CO2, CO, NO, NO2, SO2, H2S, …). Các khí này hòa tan trong hơi nước tạo ra môi trường điện li. Môi trường điện li này sẽ khiến cho kim loại bị ăn mòn (ăn mòn hóa học) -Thông báo : Một số ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện trong thực tế (việc mạ vàng, bạc trong đồ nữ trang) và yêu cầu HS tìm hiểu thêm ở phần “ Có thể em chưa biết” II .Tác dụng hóa học: - Hoạt động cá nhân quan sát thí nghiệm của GV.Nhận xét màu của thỏi than chì ban đầu. - Than chì là chất dẫn điện. - Dung dịch đồng sunfát là chất dẫn điện. - Vì khi đóng công tắc lại dòng điện đi qua được dung dịch đồng sunfát làm đèn sáng. - khi có dòng điện chạy qua thỏi than được nối với cực âm của nguồn điện có màu đỏ nhạt. - Hoàn thành kết luận và ghi vở. * Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ bằng đồng. Hiện tượng đồng được tách ra khỏi dung dịch muối khi có dòng điện đi qua ta nói dòng điện có tác dụng hoá học. Hoạt động 4: tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện ( 5 phút ) - Nếu sơ ý khi sử dụng điện có thể bị điện giật làm chết người. Điện giật là gì? - Cho HS đọc thông tin III SGK. - Dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại? Ví dụ chứng tỏ điều đó. - Nếu dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người có hại gì? - Lưu ý : Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa rõ cách sử dụng. - Yêu cầu HS đọc và ghi vở ý cuối của ghi nhớ . -Thông báo: + Dòng điện có cường độ 1mA đi qua cơ thể người gây ra cảm giác tê, co cơ bắp (điện giật). Dòng điện càng mạnh càng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người. Dòng điện mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, tim ngừng đập, ngạt thở, nếu dòng điện mạnh có thể gây tử vong. + Dòng điện có cường độ nhỏ được sử dụng để chữa bệnh (điện châm). Trong cách này các điện cực được nối với các huyệt, các dòng điện làm các huyệt được kích thích hoạt động. Việt Nam là nước có nền y học châm cứu tiên tiến trên thế giới. III . Tác dụng sinh lí: - Đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi của GV. - Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV. - Gây co giật, nguy hiểm đến tính mạng con người. * Ghi vở: Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật. Hoạt động 5: Vận dụng ( 2 phút ) Yêu cầu HS trả lời C7, C8 IV. Vận dụng: - C7: C. - C8 : D. 4 . Củng cố : ( 2 phút ) - Gọi 1 HS đọc ghi nhớ SGK. - Ta đã học được bao nhiêu tác dụng của dòng điện? Kể tên các tác dụng của dòng điện đã học? 5 . Hướng dẫn học tập : ( 2 phút ) - Học thuộc các nhận xét và kết luận trong bài. - Xem lại phần ghi nhớ cuối bài. * Ghi nhớ : - Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm. - Dòng điện có tác dụng hoá học, chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm. - Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật. - Làm bài tập trang 24 SBT. - Xem lại tất cả các bài học và bài tập từ bài 17 đến bài 23, chuẩn bị giờ sau ôn tập. RÚT KINH NGHIỆM: --------------------------------------***-------------------------------------- Duyệt của tổ trưởng

File đính kèm:

  • docxga bai 23 li 7.docx
Giáo án liên quan