Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Bài 11: Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng

v Kiến thức:

- Hiểu được khối lượng riêng (KLR) và trọng lượng riêng (TLR) là gì?

- Sử dụng được các công thức m = D.V và P = d.V để tính khối lượng và trọng lượng của 1 vật

- Sử dụng được bảng số liệu để tra cứu khối lượng riêng và trọng lượng riêng của các chất.

- Đo được trọng lượng riêng của chất làm quả cân.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Bài 11: Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Thanh Đằng GVHD: Lê Thị Kim Chí GSTT: Nguyễn Thị Kim Ngân Ngày Soạn: 26/10/08 Ngày Dạy: 28/10/08 BÀI 11: KHỐI LƯỢNG RIÊNG- TRỌNG LƯỢNG RIÊNG Mục tiêu: Kiến thức: Hiểu được khối lượng riêng (KLR) và trọng lượng riêng (TLR) là gì? Sử dụng được các công thức m = D.V và P = d.V để tính khối lượng và trọng lượng của 1 vật Sử dụng được bảng số liệu để tra cứu khối lượng riêng và trọng lượng riêng của các chất. Đo được trọng lượng riêng của chất làm quả cân. Kỹ năng : Từ công thức tính được khối lượng m và trọng lượng P Sử dụng phương pháp đo thể tích để đo trọng lượng riêng của vật. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận. Chuẩn bị : Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : Một lực kế có GHĐ 2,5 N Một quả cân 200g có mốc treo và dây buộc . Một bình chia có GHĐ 250cm3, đường kính trong lòng lớn hơn đường kính ngoài của quả cân. Hoạt động Dạy – Học Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ :( 5 phút ) HS1: Lực kế là dụng cụ dùng để đo đại lượng vật lý nào? Hãy nêu nguyên tắc cấu tạo của lực kế.Hoan thành câu 10.3 (SBT) Trả lời: lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. Lực kế có một chiếc lò xo, một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn 1 các móc và một cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên một bảng chia độ. Câu 10.3: Cân chỉ khối lượng của túi đường. Trọng lượng của túi đường làm quay kim của cân. Bài mới : Hôm trước các em đã tìm hiễu hai đại lượng là khối lượng và trọng lượng vậy thì em nào có thể xác định khối lượng của các cột sắt nặng gần mười tấn? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta xác định được khối lượng của cái cột sắt đó. Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Nội dụng ghi bảng. Hoạt động 1: Tìm hiểu khối lượng riêng, xây dựng công thức tính khối lượng của vật theo khối lượng riêng. ( 15 phút ) 1HS đọc bài và thảo luận nhóm, suy nghĩ trả lời. Trả lời: Phương án B V = 1dm3 có m = 7,8 kg V = 1m3 = 1000dm3 => m = 7800kg V = 0,9m3 => m = 7020kg 1HS trả lời : Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. HS chú ý vào bảng KLR trong SGK. 1HS nhận xét :Các chất có cùng 1 thể tích V=1m3 nhưng khối lượng lại khác nhau. HS đọc bài vàtrả lời: Không nhất thiết phải cân. HS suy nghĩ trả lời : Tính khối lượng của vật theo KLR Trả lời : m = 0,5 m3. 2600 kg/m3 = 1300 kg. HS dựa vào câu C2 trả lời: m = V.D Khối lượng riêng : Yêu cầu 1HS đọc câu C1 và trả lời( thảo luận theo nhóm) Gợi ý giúp HS trả lời câu C1: V = 1dm3 có m = 7,8 kg V= 1m3 = 1000dm3 => m=? V = 0,9m3 => m = ? Ta thấy V = 1m3 sắt có m=7800kg.Như vậy 7800kg là khối lượng của 1m3 sắt. k\Khối lượng đó gọi là khối lượng riêng của sắt. ? Em nào có thể cho cô biết khối lượng riêng là gì . GV thông báo đơn vị của khối lượng riêng là kg/m3 Bảng khối lượng riêng của một số chất : Gv hướng dẫn cách tra bảng KLR và đọc mẫu 1 vài chất. ? Qua bảng số liệu đó thì các em có nhận xét gì về khối lượng của các chất GV: Chính vì mỗi chất có KLR khác nhau chúng ta mới có thể tính được khối lượng của chiếc cột sắt nặng gần 10 tấn. Tính khối lượng của một vật theo KLR : Yêu cầu HS đọc câu C2 ? Muốn biết khối lượng của một vật có nhất thiết phải cân không ? ? vậy không cần cân thì ta phải làm như thế nào để tính KL của khối đá. Gợi ý: 1m3 đá có m = 2600 kg. 0,5m3 đá có m = ? kg Yêu cầu HS trả lời câu C3 Khối lượng riêng.Tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng Khối lượng riêng : Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. Đơn vị : kg/m3 Bảng khối lượng riêng của một số chất : (SGK) Tính khối lượng của một vật theo Khối lượng riêng. m = V.D Trong đó : m : Khối lượng của vật (kg) V : Thể tích của vật ( m3 ) D : Khối lượng riêng của vật (kg/m3) Hoạt động 2: Tìm hiểu trọng lượng riêng ( 5 phút ) HS nghiên cứu và trả lời (cá nhân): Trả lời : Trọng lượng của 1 mét khối của 1 chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó. Đơn vị : N/m3 Hs trả lời: d = P/V Trong đó : d:Trọng lượng riêng (N/m3) P: Trọng lượng ( N) V: Thể tích ( m3 ) Yêu cầu HS đọc sách, tìm hiểu TLR là gì ? Đơn vị. Gọi 2 HS đọc lại khái niệm TLR để khắc sâu kiến thức. Yêu cầu HS trả lời câu C4 Gợi ý cho HS cùng xây dựng : d = P/V P = 10.m => d = 10.m / V = 10. D I II/ Trọng lượng riêng : Trọng lượng của 1 mét khối của 1 chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó. Đơn vị : N/m3 Công thức tính TLR : d = P/V Trong đó : d:Trọng lượng riêng (N/m3) P: Trọng lượng ( N) V: Thể tích ( m3 ) Mối quan hệ giữa KLR và TLR : d = 10. D Hoạt động 3 : Xác định trọng lượng riêng của 1 chất ( 12 phút ) HS n/cứu và làm TN( ghi kết quả TN vào bảng phụ do GV phát ) Hs ghi phương án vào vở Yêu cầu HS đọc câu C5 (GV hướng dẫn HS làm TN) GV gợi ý: (treo bảng phụ ) Dựa vào biểu thức d = P/V Từ đó xác định các đại lượng trong biểu thức III/ Xác định trọng lượng riêng của 1 chất . Hoạt động 4 : Vận dụng ( 5 phút ) HS giải câu C6 Trả lời : V=40dm3= 0,04m3 m =D.V=7800.0,04=312 kg P = 10 .m =312.10= 3120kg HS đọc ghi nhớ. Yêu cầu HS giải câu C6 Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK IV/ Vận dụng : Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà (2 phút )( treo bảng phụ ) Trả lời các câu C1 è C6 Thực hiện câu C7 Học thuộc phần ghi nhớ Làm bài tập 11.1 đến 11.5(SBT) Xem trước nội dung bài thực hành Chép sẵn mẫu báo cáo thực hành bài 12, trả lời trước các câu hỏi lý thuyết.

File đính kèm:

  • docKhoi luong rieng Trong luong rieng.doc