Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Bài 17-18: Nhiễm điện – Hai loại điện tích

Câu 1. Nêu cách làm nhiễm điện cho vật. Điều kiện thời tiết ảnh hưởng như thế nào với điều kiện nhiễm điện cho vật?

Câu 2. Em hãy nêu vài ví dụ trong cuộc sống hàng ngày em đã nhận thấy hiện tượng nhiễm điện do cọ sát.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Bài 17-18: Nhiễm điện – Hai loại điện tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 17-18: Nhiễm điện – Hai loại điện tích Câu 1. Nêu cách làm nhiễm điện cho vật. Điều kiện thời tiết ảnh hưởng như thế nào với điều kiện nhiễm điện cho vật? Câu 2. Em hãy nêu vài ví dụ trong cuộc sống hàng ngày em đã nhận thấy hiện tượng nhiễm điện do cọ sát. Câu 3. Tại sao nếu cầm thước nhựa cọ xát vào len dạ thì thước có thể hút các mẩu giấy vụn còn thước bằng kim loại thì không thêt làm như thế được? Câu 4. Em hãy giải thích một số hiện tượng sau đây: Sau một thời gian, cánh quạt dính nhiều bụi. Càng lau chùi bàn ghế thì lại càng thấy bẩn hơn. Càng chải tóc, lại càng thấy tóc dựng đứng. Trên xe chở xăng, dầu người ta thường cho đoạn dây xích kéo lê xuống mặt đất Câu 5. Có 3 vật A, B, C: A đẩy B, B đẩy C thì có thể có kết luận như thế nào về các vật đó? Câu 6. Có 4 vật : A hút B, B hút C, C đẩy D. Có thể kết luận gì về các vật đó? Câu 7. Lấy thanh thuỷ tinh cọ xát với miếng lụa. Miếng lụa tích điện âm. Sau đó thấy thanh thuỷ tinh đẩy vật B, hút vật C và hút vật D. Thanh thuỷ tinh và các vật A, B, C, D nhiễm điện gì? Giữa các vật B và C, C và D, B và D xuất hiện lực hút hay lực đẩy? Câu 8. Cho hai quả cầu A và B được treo trên hai sợi dây như hình vẽ dưới. A A A A B B B B Với mỗi trường hợp hãy xét dấu của quả cầu còn lại . Câu 9. Có 3 vật nhiễm điện: Vật C đặt tại trung điểm của hai vật A và B, người ta thấy vật C bị hút về vật A. Xem như lực hút hoặc đẩy giữa A và C, giữa B và C bằng nhau. Hãy xác định dấu của 3 vật nói trên. Câu 10. Có 3 vật nhiễm điện: Vật C đặt tại trng điểm của hai vật A và B, người ta thấy vật C nằm cân bằng. Xem như lực hút hoặc đẩy giữa A và C, giữa B và C bằng nhau. Hãy xác định dấu của 3 vật nói trên. C âu 11. Có hai vật nhiễm điện: A mang điện tích dương q1, B mang điện tích âm q2, cho chúng tiếp xúc nhau (biết độ lớn q1 lớn hơn q2): a. Hiện tượng vật lí xảy ra như thế nào? b. Cuối cùng hai vật mang điện tích như thế nào và có độ lớn được xác định bằng công thức nào? Câu 12.Nối hai quả cầu A và B bằng một dây dẫn, người ta xác định được rằng các electron chạy từ quả cầu A sang quả cầu B. Hãy xác định dấu của hai quả cầu trước khi cho tiếp xúc. Bài 19- DÒNG ĐIỆN- NGUỒN ĐIỆN Câu 1. Dòng điện là: Dòng các điện tích chuyển động có hướng. Dòng các hạt điện tích dương và các điện tích âm chuyển động có hướng. Dòng các hạt electron chuyển động có hướng. Các câu trên đều đúng. Câu 2.Phát biểu nào sau đây là không chính xác: A. Nguồn điện là nguồn cung cấp dòng điện lâu dài để các thiết bị điện hoạt động. B. Nguồn điện có hai cực âm và dương. C. Bóng đèn trong bút thử điện sáng chứng tỏ có điện tích dịch chuyển qua nó D. Khi mắc bóng đèn vào mạch điện mà đèn không sáng thì chứng tỏ dây tóc bóng đèn đã bị đứt. Câu 3. Nếu có 2 dòng điện tích âm và dương chuyển động ngược chiều nhau thì có phải dòng điện bằng 0 ? Hãy thảo luận để đi đến kết quả cuối cùng. Câu 4. Hãy kể tên một số nguồn điện tự nhiên và nguồn điện nhân tạo. Câu 5. Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ chấm: Trong chiếc pin: phần cực nhô ra là……….., còn lại là cực……. Để dụng cụ điện hoạt động được ta phải nối dụng cụ ấy với………… bằng …………Mạch điện như vậy gọi là………………. Trong kim loại, các …………có thể thoát ra khỏi nguyên tử kim loại và trở thành…………… Các ………………trong kim loại………….tạo thành dòng điện trong kim loại. Chiều dòng điện là chiều từ………..qua dây dẫn và các thiết bị điện đến……………của nguồn điện Câu 6. Khi lắp mạch điện gồm: bóng đèn, pin, dây nối, khoá K, ta phải lắp lần luợt các thiết bị như thế nào? Nếu bóng đèn không sáng ta phải làm gì? Câu 7. Khi xem xét một nguồn điện như pin và cacqui, ta quan tâm đến được điều gì? Bài 22. Tác dụng nhiệt- tác dụng phát sáng của dòng điện Câu 1. Sự toả nhiệt khi có dòng điện đi qua được ứng dụng để chế tạo các thiết bị nào dưới đây: A. Bếp điện B. Đèn LED (điốt phát quang) C. Máy bơm nước D. Tủ lạnh Câu 2. Sự phát sáng khi có dòng điện đi qua được dùng để chế tạo các thiết bị nào dưới đây: A. ấm đung nước B.bàn là C. radio D. đèn ống Câu 3. Hiện tượng nào sau đây có cả sự toả sáng và toả nhiệt khi có dòng điện đi qua: A. Sấm sét B. Chiếc loa D. Chuông điện D. Máy điều hoà nhiệt độ Câu 4. Nhà bác học đầu tiên trên thế giới chế tạo ra bóng đèn điện là ai? Câu 5. Ở các đèn chiếu thường phải gắn thêm quạt, tại sao vậy? Câu 6. Hãy tìm các thiết bị điện : Phát sáng nhiều, phát nhiệt ít. Phát sáng ít, phát nhiệt nhiều. Vừa phát sáng, vừa toả nhiệt. Câu 7. Cầu chì họat động dựa trên nguyên tắc nào? Em hãy quan sát thực tế cho biết cầu chì nằm ở đâu? mục đích để làm gì? Câu 8. Khi có dòng điện chạy qua, bộ phận của đèn bị đốt nóng nhiều nhất là bộ phận nào? Tìm hiểu tại sao khi đó nhiệt độ của nó là bao nhiêu? tại sao ở nhiệt độ này mà ta sờ tay vào bóng không bị cháy tay vì bỏng? Câu 9. Trong bóng đèn, bộ phận thường làm bằng vônfram là bộ phận nào? giải thích tại sao người ta lại chọn chất liệu đó? Câu 10 . Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Khi chạy qua dây tóc bóng đèn, dòng điện đã gây ra………..làm dây tóc nóng tới ………….và……….. BÀI 23. TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN Câu 1.Vật nào sau đây hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện: A. Bếp điện B.Chuông điện C.Bóng đèn D. Đèn LED Câu 2. Người ta ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện vào việc: A. Mạ điện B.Chế tạo loa C.Làm đinamô phát điện D.Ché tạo micro Câu 3. Khi dòng điện đi qua người có thể làm: A. Gây các vết bỏng B. Làm tị ngừng đập C.Làm thần kinh tê liệt D. Các tác dụng A, B, C. Câu 4. Khi cho dòng điện qua máy sấy tóc, dòng điện đã gây các tác dụng: A. Tà và hoá B. Quang và từ C.Từ và nhiệt D.Từ và quang. Câu 5. Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây tương ứng với các tác dụng của dòng điện vào các cột cho phù hợp. Nếu một hiện tượng có nhiều tác dụng thì chọn tác dụng nổi bật nhất: Nhà bác học Ganvani nhận thấy đùi ếch bị co giật khi chạm dao mổ bằng kim loại vào. Màn hình TV đang hoạt động. Rơle nhiệt. Mạ vàng đồ trang sức. Máy giặt đang hoạt động. Màn hiện số của máy tính điện tử bỏ túi. Câu 6. Hãy tìm các hiện tượng tượng vật lí hoặc các thiết bị điện có liên quan đến các tác dụng sau đây của dòng điện: A. Nhiệt và hoá B. Từ và nhiệt C. Quang và nhiệt. A B A C E Câu 7. Hãy tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của Chuông điện sau Câu 8. Nam châm có tính chất ..................vì có khả Năng huát các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm. Câu 9. Hai vùng của nam châm có tính chất từ mạnh nhất được gọi là.................. Câu 10. Theo em, dòng điện trong dung dịch muối đồng sunfat là dòng tạo ra bởi các: nguyên tử đồng đã mất bớt electron Các electron của nguyên tử đồng Các nguyên tử đồng có thừa electron Nguyên tử đồng trung hoà về điện.

File đính kèm:

  • doccac chuyen de chuong 3.doc
Giáo án liên quan