Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng (tiết 21)

- Giúp học sinh :

+ Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

+ Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực nghiệm, quan sát, phân tích hiện tượng để rút ra kết luận.

 

doc8 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng (tiết 21), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Ngày soạn:…………………… Ngày giảng:………………….. Chương I: Quang học Tiết 1: Nhận biết ánh sáng- Nguồn sáng và vật sáng. I.Mục tiêu: Giúp học sinh : + Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. + Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực nghiệm, quan sát, phân tích hiện tượng để rút ra kết luận. II.Chuẩn bị: Gv: 1 đèn pin, bảng phụ, 1 gương phẳng, 1 miếng bìa. Hs: Mỗi nhóm hs: 1 hộp kín trong đó dán sẵn một mảnh giấy trắng, bóng đèn pin được gắn bên trong hộp. Pin, dây dẫn, công tắc. III.Các hoạt động trên lớp: Họat động 1: Tổ chức – Kiểm tra bài cũ: Tổ chức : Kiểm tra sĩ số lớp 7A 7B 7C Kiểm tra bài cũ: ?1. Một người không bị dị tật, bệnh về mắt có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mặt không? ?2. Vậy khi nào ta nhìn thấy một vật? GV giới thiệu về chương trình và nội dung, yêu cầu của chương I và đặt vấn đề vào bài mới. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 2: I . Nhận biết ánh sáng: ? Đọc 4 trường hợp nêu trong SGK? ? Thảo luận nhóm bàn hãy cho biết trong trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng? ? Trả lời câu C1? ? Hoàn thành kết luận? Hoạt động 3: II. Nhìn thấy một vật: Gv cho Hs quan sát hộp kín và xác định xem trong hộp kín đó có vật gì? ? vậy khi nào ta nhìn thấy một vật? Thảo luận và nêu các bước làm thí nghiệm? Gv cho Hs làm thí nghiệm và thảo luận trả lời câu C2. ? Tại sao ta nhìn thấy mảnh giấy trắng ở trong hộp kín đó? ? Hoàn thành kết luận? ? Căn cứ vào đâu mà em khẳng định rằng ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta? Gợi ý: ? Hãy so sánh trong hai trường hợp của thí nghiệm? ? Trong hai vật, bóng đèn đang phát sáng và mảnh giấy trắng thì vật nào phát ra ánh sáng và vật nào không tự phát ánh sáng mà phải nhờ ánh sáng từ vật khác chiếu vào rồi hắt ra ánh sáng ? Hoạt động 4: III. Vật sáng và nguồn sáng: Gv giới thiệu về nguồn sáng và vật sáng. ? Vậy trong hai vật ở thí nghiệm trên, vật nào là nguồn sáng ? vật nào là vật sáng? ? Thảo luận và hoàn thành kết luận? ? Vậy nguồn sáng và vật sáng khác nhau ở điểm nào? Cho ví dụ về nguồn sáng và vật sáng? Quan sát và thí nghiệm: Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Thí nghiệm: Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. (*) Kết luận: (SGK) Hoạt động 5: Củng cố và hướng dẫn về nhà: Củng cố: ?1. Hãy cho biết trong cuộc thảo luận ở đầu bài thì bạn nào đúng? Vì sao? ?2. Trả lời câu C5. ?3. Hoàn thành các câu sau: Ta nhận biết được ánh sáng khi …… Ta nhìn thấy một vật khi…………… Nguồn sáng là vật tự nó …………….. Vật sáng gồn…………………………. Nhìn thấy màu đỏ khi ………………… Có …………………. ánh sáng màu. Vật đen , không trở thành………… Hướng dẫn về nhà: -Trả lời các câu C1…C3 - Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm các bài tập 1.1 đến 1.5 ( 3 / SBT) Tuần 2: Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 2: Sự truyền ánh sáng. I.Mục tiêu: Biết làm thí nghiệm để xác định được đường truyền của ánh sáng. Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng. Biết vận dụng định luật truyền thẳnh của ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế. Nhận biết được đặc đuểm của 3 loại chùm sáng. Hs có kĩ năng làm các thí nghiệm và có thái độ nghiêm túc khi làm thí nghiệm. II.Chuẩn bị: Gv và mỗi nhóm Hs: - 1 ống nhựa cong, 1 ống nhựa thẳng. -1 đèn pin, 3 màn chắn có đục lỗ, 3 đinh ghim. III. Các hạot động trên lớp: Hoạt động 1: Tổ chức – Kiểm tra bài cũ: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 7A 7B 7C Kiểm tra bài cũ: HS1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy vật? Trong các vật sau, vật nào là nguồn sáng: Mặt trời, Bóng đèn pin đang sáng, Quyển sách ở trước mặt em, Cây xanh ngoài sân trường. Đặt vấn đề: Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 2: I. Đường truyền của ánh sáng ? Đọc SGK và quan sát hình 2.1, hãy cho biết để làm thí nghiệm đó ta cần dùng những dụng cụ gì? và xác định các bước làm thí nghiệm? Gv phát dụng cụ cho Hs theo nhóm và yêu cầu các nhóm làm theo hướng dẫn, Gv trợ giúp các nhóm làm chậm. ? Trả lời câu C1. ? Vậy ánh sáng truyền theo đường nào? Làm thế nào ta kiểm tra được điều này? Gv nêu cách làm thí nghiệm kiểm tra và làm mẫu cho Hs quan sát. Gv cho các nhóm làm theo Gv. ? Vậy qua hai thí nghiệm ta rút ra được kết luận gì về đường truyền của ánh sáng? ? Đọc kết luận? Gv giới thiệu về khái niệm môi trường đồng tính và đưa ra định luật truyền thẳng của ánh sáng. ? Phát biểu lại nội dung định luật? Hoạt động 3: III. Tia sáng và chùm sáng. ? Quy ước của tia sáng như thế nào? ? Hãy vẽ tia sáng từ điểm sáng S đến điểm M? Gv nhắc lại quy ước về tia sáng và cách vẽ tia sáng. Gv giới thiệu về chùm sáng và cho Hs quan sát hình ảnh của chùm sáng. ? Quy ước vẽ chùm sáng như thế nào? ? Quan sát hình 2.5 và cho biết đặc điểm của các loại chùm sáng đó? Gv đưa ra tên gọi ba loại chùm sáng đó. ? Hãy hoàn thành các câu trong C3? Gv làm thí nghiệm để cho Hs quan sát rõ về ba loại chùm sáng đó. I. Đường truyền của ánh sáng: 1. Thí nghiệm: - Dùng ống congị không nhìn thấy sợi tóc bóng đèn. - Dùng ống thẳngị nhìn thấy sợi tóc bóng đèn. 2. Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. 3. Định luật truyền thẳng của ánh sáng: ( SGK/ 7) III. Tia sáng và chùm sáng: 1. Tia sáng: Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng ị tia sáng. 2. Chùm sáng: a. Cách vẽ: Vẽ hai tia sáng ngoài cùng của mỗi chùm sáng. b. Ba loại chùm sáng: - Chùm sáng song song: - Chùm sáng hội tụ: - Chùm sáng phân kỳ: Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn về nhà : Củng cố: ? Đọc mục ghi nhớ và mục Có thể em chưa biết. ? Đọc và nêu cách làm câu C5? Gv cho Hs làm và trả lời câu C5. ? Có mấy loại chùm sáng? Phân biệt các loại chùm sáng đó? Hướng dẫn về nhà: Học kỹ bài. Tập vẽ tia sáng và các loại chùm sáng. Làm các bài tập 2.1 đến 2.4 ( SBT / 4 ). Tuần 3: Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 3: ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng. I. Mục tiêu: - Nhận biết được bóng tối và bóng nửa tối, giải thích được hiện tượng. - Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. - Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng, giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng. II. Chuẩn bị: Mỗi nhóm Hs và Gv: 1 đèn pin, 1 vật cản, 1 màn chắn. Tranh vẽ hình 3.3, 3.4. III. Các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Tổ chức – Kiểm tra bài cũ. A. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 7A 7B 7C. B. Kiểm tra bài cũ: HS1: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Nêu cách vễ tia sáng từ điểm sáng S đến điểm M? ? Thế nào là môi trường trong suốt đồng tính? HS2: Có mấy loại chùm sáng? Nêu đặc điểm của các loại chùm sáng đó? Vẽ hình minh hoạ? GV đặt vấn đề như trong SGK. C. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 2: I. Bóng tối – Bóng nửa tối ? Đọc thí nghiệm 1 và nêu dụng , tiến trình làm thí nghiệm 1? Gv làm thí nghiệm 1, Hs quan sát và thảo luận trả lời câu C1. Gv vẽ hình minh hoạ và giải thích hiện tượng . ? Hoàn thành nhận xét. Gv nhắc lại và ghi bảng. Gv thay bóng đèn và đặt bóng đèn gần màn chắn hơn. ? Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra? Cho biết có gì khác so với hiện tượng trên? ? Vì sao lại có sự khác nhau vậy? Gv cho Hs giải thích dựa vào hiện tượng 1. Gv bổ sung và nhận xét lại cho hoàn chỉnh. ? Các vùng trên có điểm gì khác nhau? ? Hoàn thành nhận xét? Gv nhắc lại khái niệm bóng tối và bóng nửa tối. Hoạt động 3: II. Nhật thực – Nguyệt thực: ? Hãy trình bày quĩ đạo chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất? ? Quan sát hình 3.3 và 3.4, hãy cho biết khi nào thì có hiện tượng Nhật thực? Khi nào thì có hiện tượng Nguyệt thực? ? Trả lời câu C3 và C4? ? Hãy giải thích vì sao lại có hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực? Gv vẽ hình và giải thích lại cho Hs. I. Bóng tối – Bóng nửa tối: 1. Thí nghiệm1: * Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối. 2. Thí nghiệm 2: * Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng gọi là bóng nửa tối . II. Nhật thực – Nguyệt thực: 1. Nhật thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất nằm trên cùng một đường thẳng và mặt trăng nằm giữa thì xuất hiện nhật thực. + Nhật thực toàn phần: thuộc vùng bóng tối + Nhật thực một phần: thuộc vùng bóng nửa tối 2. Nguyệt thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất nằm trên cùng một đường thẳng và trái đấtnằm giữa thì xuất hiện nguyệt thực. Hoạt động 4: Củng cố – Hướng dẫn về nhà: D. Củng cố: ? Trả lời câu C6? ? Nguyên nhân chung gây ra hiện tượng nhật và nguyệt thực là gì? ( do ánh sáng truyền đi theo đường thẳng ) ? Đọc mục Ghi nhớ và mục Có thể em chưa biết? E.Hướng dẫn về nhà : - Học kỹ bài và xem trước bài mới. - Làm các bài tập 3.1 đến 3.4 ( SBT / 5 ). Tuần 4: Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 4: Định luật phản xạ ánh sáng. I. Mục tiêu: - Tiến hành được thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng. - Biết xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ. - Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. - Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để đổi hướng đường truyền của ánh sáng theo mong muốn. II. Chuẩn bị: Mỗi nhóm Hs và Gv: 1 gương phẳng có giá đỡ. 1 hộp đèn 1 mảnh nhựa trắng 1 đo độ. III. Các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Tổ chức- Kiểm tra bài cũ: A. Tổ chức : Kiểm tra sĩ số lớp 7A 7B 7C B. Kiểm tra bài cũ: HS1: Hãy giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực? Nguyên nhân chung của các hiện tượng này là gì? Đặt vấn đề: Gv cho Hs làm thí nghiệm như phần mở bài trong SGK.( hình 4.1) C. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 2: I. Gương phẳng ? Quan sát gương soi và nêu hiện tượng gì trong gương? ? Hình quan sát trong gương gọi là hình gì? ? Trả lời câu C1? Gv gọi một vài Hs tìm và cho ví dụ. Hoạt động 3: II. Định luật phản xạ ánh sáng: ? Bố trí thí nghiệm hình 4.2 và làm thí nghiệm? Gv làm mẫu, các nhóm theo dõi làm theo. ? Hãy chỉ ra đâu là tia tới, đâu là tia phản xạ? ? Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng gì? Gv giới thiệu về đường pháp tuyến IN. ? Qua thí nghiệm và quan sát hãy trả lời câu C2? ? Thảo luận nhóm để rút ra kết luận 1? ? Đọc thông tin trong SGK và cho biết góc tới, góc phản xạ là gì? Gv nhắc lại. ? Dự đoán về mối quan hệ giữa góc phản xạ và góc tới? ? Làm thí nghiệm kiểm tra với số đo góc tới i = 600, 450, 300? Đọc số đo góc phản xạ i’=? Gv cho Hs làm thí nghiệm. Gv theo dõi và trợ giúp các nhóm. ? Qua thí nghiệm hãy hoàn thành kết luận 2? Gv đua ra nội dung của định luật và cho Hs phát biểu lại. Gv đua ra các qui ước: Mặt phản xạ, mặt không phản xạ của gương. Điểm tới I, tia tới SI. Pháp tuyến IN. Gv vẽ hình minh hoạ. ? Hãy vẽ tia phản xạ IR ở hình vẽ trên? Gv nhắc lại cách vẽ. I. Gương phẳng: - Gưong phẳng tạo ra ảnh của vật trứơc gương. - Ví dụ: Tấm kim loại nhẵn, mặt nước phẳng, … II. Định luật phản xạ ánh sáng: 1. Thí nghiệm: - Hiện tượng khi ánh sáng chiếu tới gương bị hát lại gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng. a. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào? Kết luận 1: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. Phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới: Kết luận 2: Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới. 2. Định luật phản xạ ánh sáng: (SGK/14) 3. Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ: N S G //////////////////// I /////////////////////// Hoạt động 4: Củng cố – Hướng dẫn về nhà: D. Củng cố: ? Trả lời câu C4a? ? Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? ? Đọc mục Có thể em chưa biết? E. Hướng dẫn về nhà: - Học kỹ bài. - Làm bài tập 4.1 đến 4.3 (SBT) Tuần 5: Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 5: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. I,Mục tiêu: - Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. -Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. -Làm thí nghiệm : Tạo ra được ảnh của vật qua gương phẳngvà xác định được vị trí của ảnh để nghiên cứu tính chất của gương phẳng. II. Chuẩn bị : Gv và mỗi nhóm Hs cần: -một gương phẳng ,1tấm kính -2viên phấn, 1tờ giấy trắng,thước thẳng. III.Các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Tổ chức –Kiểm tra bài cũ: A.Tổ chức: Kiểm tra sĩ sốlớp 7A 7B 7C B.Kiểm tra bài cũ: Hs: Phát biểu định luật phản xạ của ánh sáng ? áp dụng: Vẽ tia phản xạ của tia tới SI (hình vẽ) S N G I Gv đặt vấn đề như trong SGK. C.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 2: I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng : ? Làm thí nghiệm như hình 5.2? ? Quan sát và đưa ra dự đoán về ảnh tạo bởi gương phẳng? ? Làm thế nào để kiểm tra dự đoán đó? Gv nêu phương án kiểm tra và yêu cầu Hs làm thi nghiệm kiểm tra. ? Rút ra kết luận gì? Gv đưa ra tên gọi ảnh ảo . ? để kiểm tra dự đoán 2, ta làm thế nào? Gv đưa ra phương án và tiến hành làm thí nghiệm . Hs quan sát. ? Rút ra kết luận ? Gv đánh dấu vị trí vật ,ảnh,gương và hướng dẫn Hs trả lời câu C3. ? Rút ra kết luận ? ? Vậy ảnh tạo bởi gương phẳng có những tính chất gì? Hoạt động 3: II. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng. Gv vẽ hình 5.4 và yêu cầu Hs làm câu C4. Gv hướng dẫn ? điểm giao nhau của hai tia phản xạ có xuất hiện trên màn chắn hkông? ? Trả lời câu C4d? ? Rút ra kết luận ? ? đọc thông báo trong SGK? I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng: 1. ảnh của một vật tạo bởi gương có hứng đựoc trên màn chắn không? Kết luận 1: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo. 2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không? Kết luận 2: Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật. 3. So sánh khoảng cách từ một điểm của một vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương: Kết luận 3: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau. II. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng: S R M G S’

File đính kèm:

  • docgiao an ly 7 chuan.doc
Giáo án liên quan