+ Một số kí thường thường dùng của vài thiết bị điện như : đèn, công tắc, nguồn điện,
+ Dùng kí hiệu để vẽ một sơ đồ mạch điện đơn giản.
+ Lắp được một mạch điện theo sơ đồ.
+ Các tác dụng của dòng điện và ứng dụng trong thực tế.
+Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều
5 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 3582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 11 - 12: Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/02/2008
CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
Tiết 11 - 12: I. Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện.
I/. MỤC TIÊU:
1. Biết:
+ Một số kí thường thường dùng của vài thiết bị điện như : đèn, công tắc, nguồn điện, …
+ Dùng kí hiệu để vẽ một sơ đồ mạch điện đơn giản.
+ Lắp được một mạch điện theo sơ đồ.
+ Các tác dụng của dòng điện và ứng dụng trong thực tế.
+Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều
dòng điện chạy trong mạch điện thực.
2. Hiểu:
+ Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
+ Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn, các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
+ Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện
3. Có kĩ năng vận dụng:
+ Vận dụng kiến thức để lắp mạch điện và giải thích các hiện tượng có liên quan.
II/. CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ:
1. Sách giáo khoa Vật Lý 7:
Trang 58 ® 65: Bài 21 ® 23
2. Sách bài tập Vật Lý 7:
(Trang 22 ® 24): Bài 21 ® 23
3. Các bài tập khác:
Sách hướng dẫn làm bài tập và ôn tập vật lý 7, Sách bài tập chọn lọc vật lý 7 , Bài tập trắc nghiệm
vật lý 7…
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 11:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12ph
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức về sơ đồ mạch điện- chiều dòng điện :
- Treo bảng phụ một mạch điện yêu cầu học sinh lên bảng dùng kí hiệu vẽ sơ đồ mạch điện .
- Treo bảng phụ sơ đồ mạch điện yêu cầu học sinh lên bảng xác định chiều dòng điện .
H? Nêu qui ước chiều dòng điện ?
-> Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về sơ đồ mạch điện- chiều dòng điện :
1. Kiến thức:
- Một số kí hiệu : SGK
- Quy ước : Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
- Cá nhân chú ý quan sát.
HSTB-K: Lên bảng dùng kí hiệu vẽ sơ đồ mạch điện .
® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất .
- Cá nhân chú ý quan sát.
HSTB: Lên bảng dùng mũi tên xác định chiều dòng điện
® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất .
HSTB: Trả lời
® Lớp lắng nghe và tham gia nhận xét sửa sai nếu có .
- Cá nhân chú ý lắng nghe
33ph
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 21.1; 21.2; 21.3 SBT:
- Treo bảng phụ bài 21.1 ® Yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài 21.1 SBT.
- Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng.
- Treo bảng phụ bài 21.2 ® Yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài 22.2 SBT.
- Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng.
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài 17.3.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời 21.3SBT.
® Hướng dẫn học sinh nhận xét, uốn nắn, sửa sai (nếu có), thống nhất câu trả lời.
Hoạt động 2: Giải bài tập 21.1; 21.2; 21.3 SBT:
2. Bài tập SBT:
21.2.
21.3.
a. Về nguyên tắc muốn có dòng điện chạy trong mạch thì mạch điện phải kín bao gồm nguồn điện (đinamô) , thiết bị điện (bóng đèn) và dây nối . Ta quan sát chỉ có một dây nối tới bóng đèn , nhưng thực ra không phải chỉ có thế . Khung xe đạp đã đóng vai trò là dây nối thứ hai làm kín mạch điện .
b. Sơ đồ mạch điện :
- Cá nhân tự đọc đề, suy nghĩ, HSTB-Y: Lên bảng trả lời bài 21.1.
- Lớp tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời.
- Cá nhân đọc đề, suy nghĩ ® Thảo luận nhóm hoàn thành bài 22.2 vào bảng nhóm và cử đại diện lên bảng trình bày:
4Nhóm 1,2 : hình 21.1
4 Nhóm 3,4 : hình 21.2
- Lớp tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời và ghi vở.
HSY: Đọc đề.
® Thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
® Cá nhân hoàn thành bài tập vào vở .
Tiết 12:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
36ph
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải một số bài tập thêm :
4Treo bảng phụ bài tập 1 và yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài tập :
Trong mạch điện nêu trong hình vẽ:
a) Có bao nhiêu nguồn điện trong từng mạch?
b) Trong mỗi mạch điện , dòng điện có chiều như thế nào ? Hãy biểu diễn bằng cách vẽ thêm chiều dòng điện vào trong mạch ?
- Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng.
4Treo bảng phụ bài tập 2 và yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài tập :
Sử dụng các kí hiệu về các dụng cụ điện để vẽ một mạch điện gồm nguồn điện, bóng đèn , các dây nối và khoá K trong trường hợp đèn đang sáng và đèn đang tắt .
- Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng.
- Treo bảng phụ bài tập bài 21.1 , bài 21.4 trang 60 sách bài tập chọn lọc vật lí 7 và bài tập 21.2 trang 86 Sách bài tập trắc nghiệm vật lí 7 .
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét để chọn câu trả lời đúng.
Hoạt động 1:
Giải một số bài tập thêm :
3. Bài tập bổ sung:
Bài tập 1:
a) Mạch điện hình a có 2 nguồn điện , hình b có 3 nguồn điện và hình c có 4 nguồn điện .
b) Chiều dòng điện trong các mạch được biểu diễn như hình vẽ :
Bài tập 2:
Các mạch điện biểu diễn như hình vẽ :
Bóng đèn đang sáng:
Bóng đèn đang tắt :
Bài 21.1 trang 60:
Tác dụng của công tắc điện là gì?
B. Đóng ngắt mạch điện, bảo đảm an toàn và tiết kiệm điện .
Bài 21.4 trang 60:
Chiều dòng điện trong mạch điện được qui ước như thế nào?
C. Từ cực dương của nguồn qua dây dẫn , qua vật tiêu thụ điện đến cực âm của nguồn điện .
Bài 21.2 trang 86:
Sơ đồ mạch điện có tác dụng là :
D. Cả A, B, C đều đúng .
- Cá nhân đọc đề, suy nghĩ .
HSTB-Y: Trả lời câu a.
HSTB: Lên bảng hoàn thành câu b .
- Lớp tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời và ghi vở.
- Cá nhân đọc đề suy nghĩ và trả lời .
2HSTB:
Lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện .
® Lớp tham gia nhận xét và thống nhất ghi vở .
- Cá nhân đọc đề suy nghĩ và trả lời .
HSTB-Y:
Trả lời bài 21.1 trang 60
(Có giải thích cách chọn)
HSTB-K:
Trả lời bài 21.4 trang 60
(Có giải thích cách chọn)
HSTB:
Trả lời bài 21.2 trang 86
(Có giải thích cách chọn)
® Lớp tham gia nhận xét thống nhất kết qủa .
8ph
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh củng cố:
- Lần lượt nêu các câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời:
H?:Sơ đồ mạch điện có tác dụng gì?
H?: Nêu qui ước chiều dòng điện ?
H?: Việc kí hiệu các bộ phận của mạch điện có ý nghĩa gì?
H?: So sánh chiều chuyển động của các êlectron tự do trong kim loại với chiều dòng điện qui ước ?
-> Chốt lại các kiến thức
Hoạt động 2: Củng cố :
- Cá nhân lắng nghe các câu hỏi của giáo viên ® suy nghĩ và trả lời:
HSTB: Trả lời.
HSY: Trả lời.
HSTB-K: Trả lời.
HSTB: Trả lời.
- Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
4 – Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phút)
Về nhà : + Học bài, xem lại các bài tập đã giải.
+ Xem trước bài 17 -> 20 SGK vật lí 7 .
IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Bổ sung bài tập cho học sinh lớp 7A3:
Bài 1: Qui ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của điện tích nào ?
Điện tích âm .
Điện tích dương .
Êlectron .
Hạt nhân nguyên tử .
Bài 2: Công tắc mắc như thế nào thì có thể điều khiển được bóng đèn ?
Mắc trước bóng đèn.
Mắc sau bóng đèn .
Cả A, B đều đúng .
Cả A, B đều sai .
Bài 3: Trong hình vẽ sau , khi công tắc K mở thì đèn nào tắt ?
Đèn 1 và 2 .
Đèn 2 và 3 .
Đèn 3 và 4 .
Tât cả các đèn
Bài 4: Trong hình vẽ , khi công tắt K2 mở thì đèn nào sáng ?
Không đèn nào.
Đèn 1.
Đèn 2.
Tất cả các đèn .
Bài 5: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện , 3 công tắc K1 , K2 , K3 và hai đèn Đ1, Đ2 sao cho nếu
khi chỉ đóng K1 thì Đ1 sáng , chỉ K2 đóng thì Đ2 sáng , chỉ khi K3 đóng thì cả hai đèn sáng .
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tiet 11-12.doc