1. Kiến thức
* Kiến thức quy định theo chuẩn:
- Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
- Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
* Mức độ thể hiện cụ thể
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 15 - Tuần 15 - Bài 14 - Phản xạ âm-Tiếng vang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soạn : 30/11/2011
Tiết 15 Ngày dạy : 2/12/2011
BÀI 14 PHẢN XẠ ÂM-TIẾNG VANG
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức
* Kiến thức quy định theo chuẩn:
- Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
- Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
* Mức độ thể hiện cụ thể
[NB]. Âm phát ra từ nguồn âm lan truyền trong không khí đến gặp vật chắn bị phản xạ trở lại truyền đến tai người nghe. Âm phản xạ lại đến tai nghe được gọi là tiếng vang.
[TH]. Tiếng vang chỉ nghe thấy khi âm phản xạ cách âm phát ra từ nguồn một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
[VD]. Giải thích được khi ở trong hang động lớn, nếu nói to thì ta nghe được tiếng vang.
Biết tính khoảng cách tối thiểu từ nguồn âm tới vật phản xạ âm để nghe được tiếng vang.
[NB]. Những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
Kĩ năng
* Kĩ năng quy định theo chuẩn
- Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
* Mức độ thể hiện cụ thể
[VD]. Nêu được ít nhất một ứng dụng liên quan đến phản xạ âm.
3. Thái độ : Thích tìm hiểu các hiện tượng liên quan đến thực tế
II/ CHUẨN BỊ :
1 Giáo viện: Tranh phóng to hình 14.1
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: Ổn định lớp – kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề vào bài (5phút)
Điều khiển của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Môi trường nào truyền được âm, môi trường nào truyền âm tốt? Lấy ví dụ ? làm bài tập 13.1
- Làm bài tập 13.2, 13.3
- Giáo viên giới thiệu : Trong cơn dông khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm. Sau đó còn nghe thấy tiếng ì ầm kéo dài gọi là sấm rền. Tại sao lại có tiếng sấm rền?
- Báo cáo sĩ số
- Lên bảng trả lời theo chỉ định của giáo viên
Học sinh tiếp thu thông tin, suy nghĩ vấn đề giáo viên đạt ra và tiến hành vào bài mới.
Kiến thức: ôn lại kiến thức bài cũ để xây dựng kiến thức mới
-Tạo sự cần thiết phải tìm hiểu bài mới
Hoạt động 2: Âm phản xạ – tiếng vang(15 phút)
- Giáo viên yêu cầu hs đọc SGK
- Giáo viên nhấn mạnh để hs phân biệt được âm phản xạ và âm truyền trực tiếp, và nghe được tiếng vang khi nào.
- Em đã nghe thấy tiếng vọng lại lời nói của mình ở đâu?
- Trong nhà em có nghe rõ tiếng vang không?
-Tiếng vang khi nào có?
-Như thế nào được gọi là âm phản xạ?
-Âm phản xạ và tiếng vang có gì giống và khác nhau?
-Yêu cầu hs làm C1
- Yêu cầu hs làm C2, C3
Hs đọc sách, hs khác theo dõi
Hs suy nghĩ trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời – hs khác nhận xét
Hs tự nghiên cứu và trả lời
Hs thống nhất câu trả lời và ghi vở
Hs trả lời và thống nhất ghi vở
Hoạt động nhóm thảo luận
- Học Sinh đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bộ
- Thống nhất ghi vở
Kiến thức :
[NB]. Âm phát ra từ nguồn âm lan truyền trong không khí đến gặp vật chắn bị phản xạ trở lại truyền đến tai người nghe. Âm phản xạ lại đến tai nghe được gọi là tiếng vang.
[TH]. Tiếng vang chỉ nghe thấy khi âm phản xạ cách âm phát ra từ nguồn một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
[VD]. Giải thích được khi ở trong hang động lớn, nếu nói to thì ta nghe được tiếng vang.
Biết tính khoảng cách tối thiểu từ nguồn âm tới vật phản xạ âm để nghe được tiếng vang.
* Kỹ năng : Phân tích
Hoạt Đông 3 : Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém (10phút)
-Yêu cầu hs đọc SGK
-Giáo viên thông báo thí nghiệm
-Qua hình vẽ thấy âm truyền như thế nào?
-Vật ntn phản xạ âm tốt? Vật ntn phản xạ âm kém?
-Yêu cầu hs làm C4
HS đọc SGK
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời – hs khác bổ sung
Thống nhất ghi vở
Hs trả lời
[NB]. Những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
Hoạt Động 4 :Vận dụng(10phút)
- Nếu tiếng vang kéo dài thì tiếng nói và tiếng hát nghe có rõ không?
-Làm thế nào để khắc phục được?
Yêu cầu hs làm C5
-Quan sát bức tranh 14.3 : tay khum có tác dụng gì?
- Yêu cầu hs làm C6
- Gvhướng dẫn hs làm C7
- yêu cầu hs làm C8
Hs tìm phương án để trả lời
Hs làm C5
Hs trả lời
Hs làm C6 – hs khác bổ sung
Hs làm C8
Thống nhất câu trả lời để ghi vở
Kiến thức: Khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học.
Kĩ năng:
[VD]. Nêu được ít nhất một ứng dụng liên quan đến phản xạ âm.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò: (5phút )
Củng cố
-khi nào thì có âm phản xạ. Tiếng vang là gì?
- Có phải cứ có âm phản xạ thì đều có tiếng vang không?
-Vật nào phản xạ âm tốt, âm kém?- Gv yêu cầu hs đọc phần có thể em chưa biết
Dặn dò
- Học ghi nhớ
- Làm bài 14.1 đến 14.6
- Học sinh lắng nghe câu hỏi của giáo viên yêu cầu .
- Trả lời câu hỏi
Chép phần dặn dò vào vở
IV/ PHẦN PHỤ LỤC
V/ PHẦN GHI BẢNG
I/ Âm phản xạ – tiếng vang :
-Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một mặt chắn
C1 : giếng, ngõ hẹp, phòng rộng
Vì âm phản xạ chậm hơn âm phát ra trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15s
C2 : âm phát ra trùng với âm phản xạ khi trong phòng kín
- Ngoài trời âm phát ra không gặp chướng ngại vật nên không phản xạ lại được, tai chỉ nghe âm phát ra nên âm nhỏ hơn
C3 ;
a. phòng nào cũng có âm phản xạ
S = v.t
Âm truyền trong không khí:
v = 340 m/s
S = 340m/s . 1/15s = 22,6m
II/ Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém
-Vật phản xạ âm tốt là những vật cứng có bề ặt nhẵn
- Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, xốp có bề mặt ghồ ghề
C4:
III.Vaän duïng
C5: Töôøng nhaø saàn sui , treo reøm nhung ,ñeå haáp thuï aâm toát hôn
C6: Moãi khi khoù nghe ngöôøi ta thöôøng laøm nhö vaäy ñeå höôùng aâm phaûn xaï töø tay ñeán tai giuùp ta nghe roõ hôn
C7: thôøi gian töø taøu -> ñaùy bieån -> taøu laø 1giaây . vaäy thôøi gian töø taøu truyeàn ñeán bieån laø : ½ giaây
Ñoä saâu cuûa bieån laø :1500m/s .1/2 s=750m
C8: a ,b , c
VI. PHẦN RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- TIẾT 15.doc