Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 23 - Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện (tiết 6)

Hs biết vẽ đúng sơ đồ của 1 mạch điện thuộc loại đơn giản.

 - Mắc đúng 1 mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho.

 - Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện, cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện.

 - Có kỹ năng mắc mạch điện đơn giản.

 - Giáo dục thói quen sử dụng bộ phận điều khiển mạch điện đồng thời là bộ phận an toàn điện.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 23 - Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện (tiết 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng:7A………………7B…………..7C…………… Tiết 23 Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện A- Mục tiêu : - Hs biết vẽ đúng sơ đồ của 1 mạch điện thuộc loại đơn giản. - Mắc đúng 1 mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho. - Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện, cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện. - Có kỹ năng mắc mạch điện đơn giản. - Giáo dục thói quen sử dụng bộ phận điều khiển mạch điện đồng thời là bộ phận an toàn điện. - Rèn khả năng tư duy mềm dẻo và linh hoạt. B Chuẩn bị : - Đồ dùng : + Gv : Bảng ký hiệu của 1 số bộ phận mạch điện - Tranh vẽ hình 19.3; 21.2 - Trả lời C4 ra bảng phụ + Mỗi nhóm : 1pin, 1 bóng đèn pin, công tắc, 5 đoạn dây dẫn, 1 đèn pin loại ống tròn có lắp pin. - Những điểm cần lưu ý : + HS sử dụng thành thạo các bộ phận mạch điện, ký hiệu để vẽ đúng sơ đồ mạch điện. + Khi mắc nối tiếp 2 pin thì cực (-) của nguồn điện này mắc nối tiếp với cực (+) của nguồn điện kia. + Nguyên tắc để mắc mạch điện : Các bộ phận của mạch ngoài được mắc nối tiếp với nhau rồi mắc nối tiếp với 2 cực của nguồn điện. - Kiến thức bổ xung : C- Các hoạt động trên lớp : I- ổn định tổ chức : Sĩ số: 7A Vắng: . . . 7B 7C II- Kiểm tra bài cũ (5’): Hs1 : Dòng điện là gì? Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại. Gv : Treo bảng 19.3 – Hs mắc mạch điện như hình vẽ. ĐVĐ : Với những mạch điện phức tạp như mạch điện trong gia đình, mạch điện trong ôtô, xe máy … các thợ điện phải căn cứ vào đâu để mắc được mạch điện theo đúng yêu cầu -> vào bài. III- Bài mới : Hoạt động của học sinh và giáo viên Nội dung Hoạt động 1:Tìm hiểu sơ đồ mạch điện (15’) Gv: Treo bảng ký hiệu 1 số bộ phận của mạch điện. - Giới thiệu cách ký hiệu nguồn điện và các bộ phận khác. - Yêu cầu Hs quan sát và nhớ – phân biệt các ký hiệu. Hs: Sử dụng ký hiệu vẽ sơ đồ mạch điện hình 19.3 -> C1 Hs: Lên bảng vẽ Gv: Nhận xét cách vẽ của Hs Có thể vẽ theo cách khác, yêu cầu đủ các bộ phận trong mạch -> C2 Gv: Phát đồ dùng cho các nhóm. Hs: Hoạt động nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ trên. Gv: Kiểm tra – uốn nắm các thoa tác cho Hs. Hoạt động 2:Nghiên cứu chiều dòng điện (18’) Hs: Đọc SGK -> nêu qui ước về chiều dòng điện. Gv: Nêu cách dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng điện. - Treo hình vẽ 21.1 Yêu cầu Hs dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng điện trong các mạch điện. Gv: Treo hình vẽ 20.4 Hs: Quan sát trả lời C4 Hs: Nêu nội dung chính cần nắm trong bài. - Trả lời C6 Hs: Quan sát tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của đèn pin ống tròn. - Vẽ sơ đồ mạch điện đèn pin? I- Sơ đồ mạch điện 1- Ký hiệu của 1 số bộ phận mạch điện 2- Sơ đồ mạch điện C1 : C2 C3 : II- Chiều dòng điện - Qui ước về chiều dòng điện : là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn. C5 C4 : Chiều dịch chuyển có hướng của các êlêctrôn tự do trong kim loại có chiều ngược với chiều qui ước của dòng điện. III- Vận dụng * Ghi nhớ : * Vận dụng : C6 : a, Nguồn điện của đèn pin gồm 2 pin. Ký hiệu : Cực dương của pin được lắp về đầu đèn pin. IV- Củng cố (3’): - Chiều dòng điện là gì? Nêu qui ước về chiều dòng điện trong mạch. - Gv: Treo bảng phụ – Hs làm bài tập 21.1 (22 – SBT). - Đọc “Có thể em chưa biết”. V- Hướng dẫn học ở nhà (4’) : - Nắm vững cách ký hiệu xá bộ phận điện. - Học thuộc phần ghi nhớ, cách vẽ mạch điện. - Làm bài tập : 21.2; 21.3 (22 – SBT). - Hướng dẫn bài 21.3 : a, Dây thứ 2 là khung xe đạp nối cực thứ 2 của đi na mô (vỏ của đi na mô) với đầu thứ 2 của dây đèn. b, Đi na mô có cực âm và dương thay đổi luân phiên (nguồn điện xoay chiều). D- Rút kinh nghiệm : ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT23.doc
Giáo án liên quan