Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 13 - Độ to của âm

Kiến thức:

 Nêu được mối liên hệ giữa biên độ giao động và độ to cùa âm phát ra.

 Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh hai âm.

2. Kĩ năng:

 Qua thí nghiệm rút ra được: Khái niệm biên độ dao động; Độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 13 - Độ to của âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT:13 NGÀY SOẠN: TUẦN:13 NGÀY DẠY: BÀI: Độ to của âm I-MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được mối liên hệ giữa biên độ giao động và độ to cùa âm phát ra. Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh hai âm. 2. Kĩ năng: Qua thí nghiệm rút ra được: Khái niệm biên độ dao động; Độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, hợp tác nhóm trong thí nghiệm, ham thích môn học. II- CHUẨN BỊ: GV+HS: _ 1 thứơc đàn hồi, hộp gỗ. _ 1 cái trống và dùi gõ _ 1 con lắc bấc _ 1 giá đỡ III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề:( 5 phút) * Kiểm tra bài cũ: - Tần số dao động là gì? Đơn vị của tần số là gì? - Dao động nhanh, chậm có liên quan như thế nào với tần số dao động? Trả lời câu hỏi C5. * Đặt vấn đề: GV dùng đàn ghi ta gảy trên cùng một dây đàn trong hai trường hợp gảy mạnh, gảy nhẹ. Cho cả lớplắng nghe Gv hỏi âm nào phát ra to, âm nào phát ra nhỏ. Vậy khi nào âm phát ra to, khi nào âm phát ra nhỏ? Vào bài mới. Hoạt động 2: (23 phút) - GV hướng dẫn HS làm và cách ghi bảng b/c TN. - Cho 1 HS thông báo TN1 như trong SGK - GV h/d các nhóm thực hành, quan sát, lắng nghe, nhận xét. - Cho các nhóm điền kết quả vào bảng b/c và b/c kết quả TN - GV giới thiệu biên độ dao động như SGK cho hs ghi lại vào vở. - Từ những kết quả thu thập trên hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống phần nhận xét của TN1. Cho hs tiếp tục thực hiện TN2 - GV h/d hs thực hiện TN2 - Từ lắng nghe và quan sát TN2, hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống phần C3. - Qua kết quả của TN1 và TN2 hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống của câu kết luận? Hoạt động 3: (5 phút) - GV cho 1 hs thông báo cho cả lớp mục II: “Độ to của âm” - Cho hs về nhà ghi lại bảng độ to của âm. Hoạt động 4: (10 phút) - GV thực hiện gảy vào 1 dây đàn như yêu cầu của C4. Cho hs nêu nhận xét - Cho HS s q/s h12.3 SGK, nêu nhận xét. - Tương tự đối với C6 - Dựa vào bảng “độ to của 1 số âm” hãy ước lượng độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng nào? - Vậy giới hạn ô nhiễm tiếng ồn là bao nhiêu? Hoạt động 5: Hướng dẫn, dặn dò( 2 phút) - Học kỹ phần ghi nhớ - Tương tự làm các bài tập ở SBT - Nghiên cứu phần “Có thể em chưa biết” Xem trước “Môi trường truyền âm” 1 HS lên bảng trả lời. Cả lớp theo dõi, nhận xét, ghi điểm. Lắng nghe, suy nghĩ. _ 1 hs đứng tại chỗ nêu TN1 SGK _ Các nhóm thực hiện theo h/d của GV _ Đại diện các nhóm b/c kết quả TN _ Cả lớp theo dõi và ghi lại vào vở - Cho cả lớp thảo luận, 1hs lên bảng điền từ, các nhóm nhận xét sửa chữa. - 1 HS thông báo TN2 Các nhóm thực hiện TN2 theo h/d của GV, lắng nghe âm phát ra và quan sát dao động của quả cầu - Các nhóm thảo luận, 1 hs đại diện đứng tại chỗ nêu từ cần điền các nhóm theo dõi nhận xét sửa chữa, ghi vở - Cả lớp cùng suy nghĩ, vài hs nêu kết quả từ cần điền, cả lớp theo dõi, nhận xét, sửa chữa, ghi vở. - Cả lớp nghe và theo dõi ở SGK - Cả lớp cùng lắng nghe, vài hs xung phong trả lời - Cả lớp cùng theo dõi, 1 hs đứng tại chỗ trả lời - Thực hiện tương tự với C6 - Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trả lời - Các nhóm xung phong nêu nhận xét. I- Âm to, âm nhỏ – biên độ dao động: Thí nghiệm 1: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó đước gọi là biên độ dao động Nhận xét: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều, biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to Thí nghiệm 2: Nhận xét: Quả cầu bấc lệch càng nhiều, chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn, tiếng trống càng to. Kết luận: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. II- Độ to của âm: III- Vận dụng: C4: khi gảy mạnh dây đàn tiếng đàn sẽ to hơn. Vì khi gảy mạnh biên độ dao động của dây đàn lớn C5: Biên độ dao động ở hình trên lớn hơn. C6:Âm phát ra to thì biên độ dao động của màng loa lớn . C7: Vào khoảng từ 50 – 70(dB) IV- RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiet 13.doc