Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 25 - Bài 23 - Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện (tiếp)

Mô tả được thí nghiệm thể hiện tác dụng từ của dòng điện.

 - Nêu được một số ứng dụng về tác dụng từ của dòng điện.

 - Mô tả được thí nghiệm thể hiện tác dụng hóa học của dòng điện.

- Nêu được biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện.

II – Chuẩn bị:

- Mỗi nhóm HS: nguồn pin, công tắc, dây nối, nam châm điện, nam châm vĩnh cửu, chuông điện.

- GV: acquy (nguồn 12V), công tắc, dây nối, bình điện phân, bóng đèn.

- Các hình vẽ 23.1, 23.2 và 23.3 SGK.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 25 - Bài 23 - Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Châu Phong Ngày 03/03/2008 GV : Lê Hồng Quân Tuần 25 Môn: Vật lý Tiết 25 Lớp 7 - Bài 23 Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện I – Mục tiêu: - Mô tả được thí nghiệm thể hiện tác dụng từ của dòng điện. - Nêu được một số ứng dụng về tác dụng từ của dòng điện. - Mô tả được thí nghiệm thể hiện tác dụng hóa học của dòng điện. - Nêu được biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện. II – Chuẩn bị: - Mỗi nhóm HS: nguồn pin, công tắc, dây nối, nam châm điện, nam châm vĩnh cửu, chuông điện. - GV: acquy (nguồn 12V), công tắc, dây nối, bình điện phân, bóng đèn. - Các hình vẽ 23.1, 23.2 và 23.3 SGK. III – Tổ chức hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Hãy nêu tác dụng nhiệt của dòng điện? - Hãy nêu tác dụng phát sáng của dòng điện? - Để đèn LED sáng thì cần phải mắc thế nào? 2. Tổ chức tình huống học tập: (2 phút) GV nêu vấn đề: Ta thường nghe nói đến các từ: nam châm điện, mạ điện, bị điện giật. Vậy các từ này có liên quan gì đến điện? Các từ này cho ta biết điện còn có thể gây ra những tác dụng gì? Chúng ta sẽ cùng xét trong bài học này. 3. Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện: (17 phút) Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Kiến thức trọng tâm — Yêu cầu HS quan sát một số nam châm và chỉ ra các cực từ của nam châm. ? Nam châm có tính chất gì? Có những đặc điểm gì? — Yêu cầu HS đọc và thực hiện thí nghiệm theo yêu cầu của C1, thảo luận nhóm rút ra kết luận. — GV lắp thí nghiệm chuông điện và cho hoạt động. ? Chuông điện có cấu tạo và hoạt động như thế nào? — GV treo tranh vẽ chuông điện, yêu cầu HS tự tìm hiểu hoạt động của chuông điện. à HS quan sát các nam châm, thí nghiệm tương tác giữa chúng. à Rút ra tính chất của nam châm. D Các nhóm thực hiện thí nghiệm và thảo luận thống nhất kết luận. à Quan sát thí nghiệm của giáo viên. à Mô tả theo mô hình và tranh vẽ được xem. D Thảo luận nhóm trả lời C2, C3, C4. I – TÁC DỤNG TỪ: ˜ Tính chất từ của nam châm: - Nam châm có thể hút các vật bằng sắt hoặc thép. - Nam châm có 2 cực: bắc và nam. - Cực khác tên thì hút nhau, cực cùng tên thì đẩy nhau. ˜ Nam châm điện: 1. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện. 2. Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép. ˜ Chuông điện: Chuông điện hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điện. C2: Khi đóng công tắc, dòng điện đi qua cuộn dây à cuộn dây trở thành nam châm điện à cuộn dây hút miếng sắt à đầu gõ chuông đập vào chuông à chuông kêu. C3: Chỗ hở của mạch ở chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm. Khi mạch hở, cuộn dây không có dòng điện chạy qua à không có tính chất từ à không hút miếng sắt à thanh kim loại đàn hồi à miếng sắt trở về tiếp điểm. C4: Khi miếng sắt tì vào tiếp điểm à mạch kín à cuộn dây có tính chất từ à hút miếng sắt à đập vào chuông à mạch lại hở à quá trình diễn ra liên tục như thế. 4. Tìm hiểu tác dụng hóa học của dòng điện: (12 phút) Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Kiến thức trọng tâm — GV treo tranh vẽ, giới thiệu các dụng cụ và tiến hành thí nghiệm cho HS quan sát (Lưu ý HS màu của 2 thỏi than trước và sau khi làm thí nghiệm). — Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C5 và C6 rồi rút ra kết luận. à Quan sát thí nghiệm của GV trình bày. D Thảo luận nhóm và trả lời C5, C6 và kết luận. II – TÁC DỤNG HÓA HỌC: C5: Dung dịch muối đồng sunfat là chất dẫn điện (đèn trong mạch sáng). C6: Sau thí nghiệm, thỏi than được phủ 1 lớp màu đỏ nhạt. ˜ Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ 1 lớp vỏ bằng đồng (đồng). 4. Tìm hiểu tác dụng sinh lý của dòng điện: (12 phút) Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Kiến thức trọng tâm ? Nếu sơ ý có thể bị điện giật chết người. Vậy điện giật là gì? ? Dòng điện chạy qua cơ thể người có lợi hay có hại? Tìm những mặt tiêu cực và những mặt tích cực của tác dụng sinh lý của dòng điện. — Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. à Tìm thông tin trong SGK và từ đời sống. D Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. II – TÁC DỤNG SINH LÝ: Dòng điện qua cơ thể người làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Tuy nhiên, vẫn có thể ứng dụng tác dụng này để chữa bệnh. 5. Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà: (9 phút) Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Kiến thức trọng tâm — Yêu cầu HS đọc và trả lời C7,C8. & Tổng kết và củng cố: - — Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. - ? Hãy nêu các tác dụng của dòng điện đã được học và biểu hiện của nó? H Đọc Có thể em chưa biết, làm tất cả BT trong SBT, xem trước bài học mới. à Hoạt động cá nhân. III – Vận dụng: C7: C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua. C8: D. Hút các vụn giấy. Dòng điện lớn khi qua cơ thể con người có thể gây nguy hiểm, nhưng các dòng điện rất nhỏ có thể có tác dụng chữa bệnh. Người ta ứng dụng hiện tượng này trong châm cứu. Các điện cực được nối với các huyệt. Khi có dòng điện có cường độ thích hợp đi vào các huyệt sẽ bị kích thích hoạt động làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Phương pháp châm cứu này gọi là điện châm. Lấy hai đầu dây dẫn cắm vào hai đầu của pin. Hai đầu còn lại cắm vào củ khoai. Một lúc sau ta thấy củ khoai sủi bọt. Dòng điện đã gây ra tác dụng hoá học. Cách làm một nam châm điện và một la bàn đơn giản. - Dùng dây điện có bọc vec-ni quấn khoảng 100 vòng xung quanh một chiếc đinh. Gắn hai đầu dây vào hai cực của viên pin. Khi đó chiếc đinh có thể hút các vật bằng sắt hoặc thép khác. Đinh trở thành một nam châm. - Đưa chiếc kim khâu lại gần chiếc đinh này, kim cũng trở thành nam châm. Đặt chiếc kim này lên một miếng xốp nhỏ rồi đặt miếng xốp trên mặt nước. Kim luôn quay về hướng bắc - nam.

File đính kèm:

  • docLy 7 tiet 25.doc