Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 29 - Tiết 28 - Bài 24 - Cường độ dòng điện (tiếp theo)

1. Kiến thức : + Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.

+ Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là ampe ( kí hiệu là A)

+ Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện ( lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc đúng ampe kế).

2. Kỹ năng : + Rèn kĩ năng mắc mạch điện đơn giản.

3. Thái độ : + Có thái độ trung thực, hứng thú với bộ môn vật lý

 

doc4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 29 - Tiết 28 - Bài 24 - Cường độ dòng điện (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn: 10/03/2012 Tiết 28 Ngày dạy: Bài 24. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN I MỤC TIÊU : Kiến thức : + Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh. + Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là ampe ( kí hiệu là A) + Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện ( lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc đúng ampe kế). Kỹ năng : + Rèn kĩ năng mắc mạch điện đơn giản. Thái độ : + Có thái độ trung thực, hứng thú với bộ môn vật lý II. CHUẨN BỊ : + Đối với mỗi nhóm HS: 2 pin; 1 bóng đèn pin; 1 ampe kế; 1 công tắc; 5 dây nối có vỏ bọc cách điện. + Đối với GV: 2 pin, 1 biến trở; 1 bóng đèn pin; 1 ampe kế to dùng cho thí nghiệm chứng minh, 1 công tắc; 5 dây nối có vỏ bọc cách điện. + Hình 24.2 ; hình 24.3 phóng to. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định lớp. Kiểm tra. + Trình bày các tác dụng của dòng điện? Nam châm điện và chuông điện đã ứng dụng tác dụng nào của dòng điện? 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập. (5 phút) GV: Thông báo: Dòng điện có thể gây ra các tác dụng khác nhau. Mỗi tác dụng này có thể mạnh hay yếu khác nhau tùy thuộc vào cường độ dòng điện. Như vậy cường độ dòng điện có những đặc điểm gì? Muốn đó cường độ dòng điện ta dùng dụng cụ gì? Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài học hôm nay. HS: lắng nghe Hoạt động 2: Tìm hiểu cường độ dòng điện (10 phút) GV: Thông báo : Để só sánh được các dòng điện mạnh hay yếu ta phải dựa vào tác dụng của dòng điện mạnh hay yếu nhưng để biết chính xác dòng điện mạnh hay yếu bao nhiêu lần, ta phải dùng một dụng cụ đặc biệt gọi là ampe kế. GV: Giới thiệu mạch điện thí nghiệm hình 24.1. GV: Thông báo cho HS biết ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện để cho biết dòng điện mạnh hay yếu, biến trở là dụng cụ dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch. GV: Tiến hành thí nghiệm hình 24.1, dịch chuyển con chạy của biến trở để thay đổi độ sáng của đèn. GV: Yêu cầu HS quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng khi đèn sáng mạnh, yếu . GV: Ghi kết quả số chỉ của ampe kế khi tiến hành thí nghiệm lên bảng. GV: Yêu cầu HS rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa độ sáng của bóng đèn và số chỉ của ampe kế. GV: Đặt vấn đề: Trong thí nghiệm vừa rồi khi đèn sáng mạnh thì số chỉ của ampe kế là 0,5 và khi đèn sáng yếu thì số chỉ là 0,3. Vậy các giá trị 0,5 và 0,3 cho ta biết giá trị nào của dòng điện. Giá trị này có kí hiệu và đơn vị như thế nào? GV: Yêu cầu HS đọc mục 2 cường độ dòng điện trong SGK và trả lời câu hỏi: + Số chỉ của ampe kế là 0,5 và 0,3 cho ta biết giá trị nào của dòng điện có kí hiệu và đơn vị như thế nào? GV: Thông báo: Để đo dòng điện có cường độ nhỏ người ta dùng đơn vị là miliampe ( mA). I. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN. 1. Quan sát thí nghiệm của giáo viên. HS: Hoạt động cá nhân quan sát sự giới thiệu mạch điện hình 24.1 của GV. HS: Quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng khi bóng đèn sáng mạnh yếu để hoàn thành nhận xét. * Nhận xét: Với một bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn. 2. Cường độ dòng điện. HS: Hoạt động cá nhân đọc mục 2 cường độ dòng điện trong SGK và trả lời câu hỏi của GV nêu ra: + Số chỉ của ampe kế là 0,5 và 0,3 cho ta biết giá trị cường độ dòng điện có kí hiệu là I và có đơn vị là ampe ( kí hiệu là A). Hoạt động 3: Tìm hiểu ampe kế (6 phút) GV: Thông báo lại cho HS: Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện. GV: Yêu cầu HS quan sát kĩ ampe kế có trong bộ thí nghiệm của nhóm mình để trả lời câu C1. GV: Gọi một số HS họa động cá nhân trả lời câu C1. GV chỉnh sửa lại cho đúng. GV: Hướng dẫn cho HS nhận biết chốt điều chỉnh kim của ampe kế của nhóm mình. GV: Lưu ý cho HS: khi mắc ampe kế vào mạch thì nối chốt có dấu (+) vào cực (+) của nguồn điện, chốt có dấu (-) vào cực (-) của nguồn điện. II. AMPE KẾ. + Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện. HS: Quan sát ampe kế có trong bộ thí nghiệm của nhóm mình để trả lời câu C1. C1: a) Ampe kế GHĐ ĐCNN Hình 24.2a (100) mA (10) mA Hình 24.2b (6) A (0,5) A b) Ampe kế hình 24.2 a và 24.2b dùng kim chỉ thị; ampe kế hình 24.2c hiện số. c) Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu (+) chốt dương và dấu (-) chốt âm. HS: Hoạt động theo nhóm nhận biết chốt điều chỉnh kim của ampe kế của nhóm mình Hoạt động 4: Dùng ampe kế để xác định cường độ dòng điện trong mạch (14 phút) GV: Giới thiệu kí hiệu của ampe kế trong sơ đồ mạch điện, bổ sung thêm kí hiệu cho chốt (+), chốt (-) của ampe kế. GV: Yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3, chỉ rõ chốt (+) , chốt (-) của ampe kế trên sơ đồ mạch điện. GV: Gọi một HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện. GV: Treo bảng số liệu bảng 2. Yêu cầu HS cho biết ampe kế của nhóm em có thể dùng để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ nào ? Tại sao? GV: Yêu cầu HS mắc mạch điện có ampe kế như hình 24.3 để đo cường độ dòng điện. GV: Hướng dẫn HS điều chỉnh kim của ampe kế về đúng vạch số 0 khi mở công tắc. GV: Yêu cầu HS đóng công tắc . quan sát số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn khi có dòng điện I1 chạy qua. GV: Chú ý hướng dẫn HS cách đọc : Đặt mắt để kim che khuất ảnh của nó trong gương. GV: Yêu cầu HS các nhóm mắc thêm 1 pin cho nguồn điện và tiến hành tưưonmg tự để đo cường độ dòng điện trong mạch trong trường hợp này và quan sát độ sáng của đèn. GV: Hướng dẫn HS thảo luận để rút ra nhận xét. III. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN 1. Sơ đồ mạch điện. HS: Lắng nghe sự giới thiệu của GV về kí hiệu của ampe kế trong sơ đồ mạch điện. HS: Hoạt động cá nhân vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3. 2. Chọn dụng cụ đo: HS: Hoạt động cá nhân dựa vào bảng số liệu và GHĐ và ĐCNN của ampe kế nhóm mình để trả lời câu hỏi của GV. 3. Cách mắc mạch điện. HS: Hoạt động theo nhóm tiến hành lắp mạch điện và làm thí nghiệm theo chỉ dẫn trong SGK. HS: Điều chỉnh kim của ampe kế về đúng vạch số 0 khi mở công tắc. HS: Quan sát số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn khi có dòng điện I1; I2 chạy qua. HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành nhận xét ở câu C2. C2: Nhận xét: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn sáng càng mạnh. Hoạt động 5: Vận dụng ( 7 phút) GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân lần lượt trả lời câu C3; C4; C5. IV. VẬN DỤNG. HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C3; C4; C5. C3: 0,175A = 175 mA. c) 1250mA = 1,25A 0,38A = 380 mA. d) 280mA = 0,28A. C4: + Chọn ampe kế 2) 20mA để do dòng điện a) 15mA. + Chọn ampe kế 3) 250mA để do dòng điện b) 0,15A + Chọn ampe kế 4) 2A để do dòng điện c) 1,2A. C5: Ampe kế được mắc đúng trong sơ đồ a) hình 24.4 SGK. Vì chốt “+” của ampe kế được mắc với cực “+” của nguồn điện. 4. Củng Cố : (2 phút) + GV: Yêu cầu HS đọc phần “ghi nhớ” + Mắc ampe kế vào mạch như thế nào để cường độ dòng điện qua một bóng đèn trong mạch? 5. Dặn dò. (1 phút) + Về nhà học bài theo vở ghi + SGK. Trả lời lại các câu từ C1 đến C5 vào vở học. + Làm bài tập trong SBT. + Đọc trước bài 25 chuẩn bị cho tiết học sau. Duyệt của tổ chuyên môn Nguyễn Hoàng Khải IV. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docli 7 tuan 29.doc