Bài giảng Nguyên tố hóa học tiết 6

I. MỤC TIÊU:

a) Kiến thức: Học sinh nắm được NTHH là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số prôton trong hạt nhân. Biết được kí hiệu hóa học dùng để biểu nguyên tố, mỗi kí hiệu chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

b) Kĩ năng: Biết cách ghi và nhớ được kí hiệu hóa học của những nguyên tố đã cho.

c) Thái độ: Biết được có bao nhiêu nguyên tố hóa học trên trái đất.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nguyên tố hóa học tiết 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Tiết 6 Ngày dạy: I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Học sinh nắm được NTHH là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số prôton trong hạt nhân. Biết được kí hiệu hóa học dùng để biểu nguyên tố, mỗi kí hiệu chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó. Kĩ năng: Biết cách ghi và nhớ được kí hiệu hóa học của những nguyên tố đã cho. Thái độ: Biết được có bao nhiêu nguyên tố hóa học trên trái đất. II. CHUẨN BỊ : Giáo viên : giáo án, hình 1 .8 / SGK . Học sinh : vở , SGK ,vở bài tập . III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, diễn giảng, trực quan, hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định : kiểm diện 2. Kiểm tra bài cũ : Có thể dùng các cụm từ nào sau đây nói về nguyên tử : A. Trung hòa về điện . B. Giữ nguyên trong các phản ứng hóa học. C. Tạo ra các chất . D. Khối lượng nguyên tử thay đổi. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ ……………………………………, từ nguyên tử …………………………………… ĐA: A, C Nguyên tử có khả năng tạo liên kết với nhau là nhờ: A. Electron. C. Nơtron. B. Proton. D. Tất cả đều sai. 3. Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên tố hóa học. I. Nguyên tố hóa học là gì? Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm nguyên tử. Chất được tạo nên từ đâu ? Trong thực tế chỉ đề cập đến lượng nguyên tử vô cùng lớn. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ví dụ sgk, sau đó nêu câu hỏi: Trong 1g nước có những loại nguyên tử nào? Số lượng mỗi loại nguyên tử là bao nhiêu? HS: gồm ngtử Hidro và ngtử Oxi. 3 vạn tỉ tỉ ngtử Oxi và số ngtử Hidro gấp đôi. Nếu lấy một lượng nước lớn hơn nữa thì số ngtử Hidro và Oxi như thế nào? HS: vô cùng lớn. Để chỉ nguyên tử loại Oxi, nguyên tử loại Hiđro thì người ta nói nguyên tố hoá học Oxi, nguyên tố hoá học Hiđro. Vậy nguyên tố hóa học là gì ? HS trả lời, bổ sung, kết luận GV sử dụng bảng 1tr43. Yêu cầu hs đọc tên các nguyên tố có số proton 6,8,20. HS: xem bảng và trả lời: nguyên tố cacbon, oxi, canxi. GV: đối với một số nguyên tố, số proton có ý nghĩa như thế nào? HS: số proton là số đặc trưng của một nguyên tố. Xem hình hộp sữa sgk, em hãy cho biết em hiểu gì khi nhãn hộp sữa ghi hàm lượng Canxi cao? HS: thành phần có nguyên tố Canxi và có nhiều nguyên tử Canxi. Trong khoa học để trao đổi với nhau về nguyên tố cần có cách biểu diễn ngắn gọn mà ai cũng có thể hiểu được. Cách biểu diễn ngắn gọn là dùng kí hiệu hóa học để thay cho tên gọi của mỗi nguyên tố, lấy một hoặc hai chữ cái đầu tiên trong đó chữ cái đầu viết ở dạng in hoa. Ví dụ : Cacbon(C), Canxi(Ca), Clo(Cl), Nitơ(N), Niken (Ni), Natri(Na), Sắt(Fe) ... Giáo viên lưu ý cho học sinh biết cách ghi kí hiệu hóa học, nếu có chữ thường thì ghi nhỏ hơn ở góc phải, nếu là chữ (l) thì phải cao bằng chữ cái đầu. Khi ghi kí hiệu hóa học của một nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó. Ví dụ: Al chỉ 1 nguyên tử nhôm, 4 Zn chỉ 4 nguyên tử kẽm, hoặc ngược lại. Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3/SGK 20 Giáo viên sửa sai, có thể cho điểm nếu học sinh làm đúng. Hoạt động 2: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học? Học sinh đọc thông tin trong SGK trả lời câu hỏi: Hiện nay đã biết được bao nhiêu nguyên tố hóa học? Bao nhiêu nguyên tố tự nhiên? nhân tạo? Giáo viên treo hình 1.7/ SGK giải thích cấu tạo của vỏ trái đất hướng dẫn học sinh quan sát hình 1.8/ SGK nhận xét: Sự phân bố nguyên tố trong lớp vỏ Trái Đất như thế nào? Nguyên tố nào nhiều nhất?(không đồng đều, oxi) Nhận xét về thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố Oxi? (49.4%) Nguyên tố nào cần thiết đối với sinh vật? có thể thiếu 1 trong các nguyên tố đó được hay không?(C,H,O,N) 1. Định nghĩa: Là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Số proton là số đặc trưng của 1 nguyên tố hóa học. 2. Kí hiệu hóa học : Dùng để biểu diễn ngắn gọn tên của mỗi nguyên tố. Ví dụ: Cacbon: C; Oxi: O; Clo: Cl Mỗi kí hiệu hóa học còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó II. Có bao nhiêu nguyên tố hóa Học. Có hơn 110 nguyên tố trong đó có 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại là nguyên tố nhân tạo. Oxi là nguyên tố chiếm tỉ lệ cao nhất (49,4%) 4. Củng cố và luyện tập: Nguyên tố hóa học là gì? Giáo viên gọi 3 HS lên bảng làm bài tập: 1) Có thể dùng cụm từ khác nhưng nghĩa tương đương với cụm từ: “Có cùng số proton trong hạt nhân”, trong định nghĩa về nguyên tố hóa học. Đó là cụm từ A, B, hay C? A - Có cùng thành phần hạt nhân. B - Có cùng khối lượng hạt nhân. C - Có cùng điện tích hạt nhân. 2) Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của những nguyên tố mà nguyên tử có số proton trong hạt nhân từ 2 đến10? 3) Dùng chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt các ý sau: chín nguyên tử Magie, sáu nguyên tử Clo, tám nguyên tử Bạc. 5. Hướng dẫn hs học bài ở nhà Học bài, làm bài tập 1, 2 ,3, 8 / SGK vào vở bài tập Chuẩn bị phần II "Nguyên tử khối" V. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docHOA 8 TIET 6.doc
Giáo án liên quan