I. Mục Tiêu Bài Học :
1.Kiến thức:
- Giúp hs củng cố và khắc sâu kiến thức đã học trong phần Trồng trọt.
- Hs hệ thống hoá đựơc những kiến thức trong chương trình theo từng phần, từng chương
- Giải thích được một số hiện tựơng trong thực tế.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, vận dụng và liên hệ thực tế.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập tiết 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Ngày soạn: 08/12/2012
Tiết: 16 Ngày dạy: 10/12/2012
ÔN TẬP
I. Mục Tiêu Bài Học :
1.Kiến thức:
- Giúp hs củng cố và khắc sâu kiến thức đã học trong phần Trồng trọt.
- Hs hệ thống hoá đựơc những kiến thức trong chương trình theo từng phần, từng chương
- Giải thích được một số hiện tựơng trong thực tế.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, vận dụng và liên hệ thực tế.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
II. Chuẩn Bị
- Gv: Hệ thống ôn tập bằng sơ đồ và hệ thống câu hỏi trong phần trồng trọt, chuẩn bị phiếu học tập.
- Hs: Nghiên cứu trước bài ôn tập (sơ đồ 4) và ôn tập kiến thức đã học.
III. Tiến Trình Bài Giảng
1. Bài cũ:
? Hãy nêu nội dung và tác dụng của phương thức luân canh và xen canh trong trồng trọt? Mỗi phương thức lấy ví dụ thực tế để minh hoạ?
2. Giới thiệu bài
Để khái quát đựơc những kiến thức đã học trong phần trồng trọt. Hôm nay chúng ta cùng tổng hợp những kiến thức trọng tập thông qua tiết ôn tập.
3. Các hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động cảu trò
- Gv treo sơ đồ 4:”Hệ thống hoá kiến thức phần trồng trọt” kết hợp với những câu hỏi dẫn dắt để hs có thể tổng hợp được kiến thức đã học.
- Gv đặt hệ thống câu hỏi về những kiến thức trọng tâm để ôn tập kiến thức trong từng bài, từng tiết học.
- Hs ôn tập và hoàn thành sơ đồ theo sự hứơng dẫn của gv.
- Hs nhớ lại kiến thức và trả lời câu hỏi của gv.
Hệ thống câu hỏi dẫn dắt:
1. Đất trồng là gì? Đất trồng có vai trò gì?
2. Đất trồng gồm những thành phần nào? Đất có tính chất gì?
3. Đất trồng qua nhiều vụ canh tác có giữ được tính chất ban đầu không? Vì sao? Ta phải làm gì để cải tạo đất?
4. Phân bón chia thành mấy loại? Đó là những loại nào? Cho ví dụ?
5. Hãy nêu tác hại và biểu hiện của sâu bệnh hại cây trồng?
6. Để phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả ta cần tuân thủ theo nguyên tắc nào? Có những biện pháp phòng trừ nào?
7. Mục đích của việc làm đất?
* Qua sự trình bày, trả lời của hs gv sẽ nắm bắt được những kếin thức còn hỏng, nhầm lẫn của hs từ đó có hướng điều chỉnh và khắc phục.
* Gv tổng hợp các kiến thức trả lời cảu hs, nhấn mạnh những phần trọng tâm.
* Để đánh giá đựơc mức độ lĩnh hội gv có thể cho học sinh làm một số phiếu học tập đơn giản.
4. Củng cố và đánh giá
Hs làm phiếu học tập sau:
I. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng
1. Đất trồng gồm các thành phần chính là:
a. Phần khí, phần lỏng và phần rắn b. Phần khí, phần hữu cơ và phần vô cơ
c. Phần lỏng, phần hữu cơ và phần vô cơ d. Phần khí, phần rắn và phần hữu cơ
2. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của các loại đất (đất sét, đất thịt, đất cát) đước xếp theo thứ tự tăng dần là:
a. Đất sét, đất cát, đất thịt b. Đất thịt, đất sét, đất cát
c, Đất sét, đất thịt, đất cát d. Đất cát, đất thịt, đất sét.
3. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng bằng cách dùng thuốc hoá học gọi là biện pháp:
a. Thủ công b. Hoá học c. Sinh học d. Canh tác
II. Điền từ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào đầu các câu sau
……… 1. Bón phân lót là bón trườc khi trồng cây và sử dụng các loại phân dễ hoà tan để bón.
……… 2. Làm đất gồm các công việc: cày, bừa, đập đất, lên luống và bón phân lót.
……… 3. Tưới tiêu nước nhằm cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây và là đất tơi xốp
……… 4. Tỉa và dặm cây nhằm đảm bảo mật độ cây trên ruộng và giúp cây phát triển tốt.
ĐA:
I. 1a 2d 3b
II. 1S 2Đ 3S 4Đ
5. Dặn dò
- Ôn tập những kiến thức đã học theo đề cương ôn tập
- Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để đạt kết quả cao trong kỳ thi HKI.
File đính kèm:
- Tiet 17 On tap.doc