Mục đích bài dạy.
_Kiến thức : HS biết đơn vị khối lượng, kích thước của nguyên tử , ký hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton, nơtron, hiểu nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của nguyên tố, nguyên tử có cấu tạo phức tạp, nguyên tử có cấu tạo rỗng.
_Kỹ năng: rèn khả năng rút ra nhận xét, kết luận từ thí nghiệm SGK, rèn cho HS phương pháp tư duy trừu tượng và khả năng tính toán về khối lượng, kích thước nguyên tử.
_Giáo dục tư tưởng : rèn cho HS tính cẩn thận trong tính toán, nghiêm túc trong học tập.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng thnh phần nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết:
Ngày sọan:
Ngày dạy::
THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
I.Mục đích bài dạy.
_Kiến thức : HS biết đơn vị khối lượng, kích thước của nguyên tử , ký hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton, nơtron, hiểu nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của nguyên tố, nguyên tử có cấu tạo phức tạp, nguyên tử có cấu tạo rỗng.
_Kỹ năng: rèn khả năng rút ra nhận xét, kết luận từ thí nghiệm SGK, rèn cho HS phương pháp tư duy trừu tượng và khả năng tính toán về khối lượng, kích thước nguyên tử.
_Giáo dục tư tưởng : rèn cho HS tính cẩn thận trong tính toán, nghiêm túc trong học tập.
II.Phương pháp _ phương tiện.
_Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, giải thích làm rõ vấn đề, cho VD vận dụng giúp HS hiểu rõ vấn đề, cho thảo luận nhóm.
_Phương tiện: photo phóng to sơ đồ thí nghiệm tìm ra tia cực âm, mô hình thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử.
III.Nội dung và tiến trình lên lớp.
1.Chuẩn bị.
_Vào bài: đầu thế kỷ XX các nhà khoa học đã chứng minh nguyên tử là có thật và có cấu tạo phức tạp. Vậy nguyên tử được cấu tạo từ những thành phần nào, có đặc điểm ra sao?. Để tìm hiểu về điều này thì chúng ta tìm hiểu vào bài : Thành phần nguyên tử.
2.Dạy bài mới..
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
I.Thành phần cấu tạo của nguyên tử.
1.Electron.
a.Sự tìm ra electron.
Thí nghiệm : SGK
_Nhận xét tính chất tia âm cực.
+Có đường truyền thẳng.
+Gồm hạt có khối lượng nhỏ.
+Mang điện tích âm.
Vậy hạt có khối lượng nhỏ, mang điện tích âm đó là electron. Ký hiệu : e
b.Khối lượng và điện tích của electron.
me = 9,1094.10-31 kg
qe = -1,602.10-19C = 1-
2.Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử.
Thí nghiệm : SGK
_Nguyên tử có cấu tạo rỗng, khối lượng tập trung ở hạt nhân.
_Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân tạo nên lớp vỏ nguyên tử.
Vậy nguyên tử chứa các hạt mang điện tích +, có khối lượng lớn gọi là hạt nhân nguyên tử.
3.Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.
a.Sự tìm ra proton.
_Thí nghiệm : SGK
Vậy hạt proton mang điện tích dương ( 1+) là thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.
b.Sự tìm ra nơtron.
_Thí nghiệm : SGK
Vậy hạt nơtron không mang điện, khối lượng xấp xỉ hạt proton là thành phần cấu tạo hạt nhân nguyên tử.
Vậy hạt nhân nguyên tử của mọi nguyên tố đều có các hạt proton và nơtron.
*Thành phần nguyên tử.
_Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử gồm các hạt proton và nơtron.
_Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
II.Kích thước và khối lượng nguyên tử.
1.Kích thước.
_Nguyên tử khác nhau có kích thước khác nhau.
_Nguyên tử có kích thước rất nhỏ.
_Đơn vị kích thước nguyên tử là Ao hoặc n.m
1Ao = 10-10 m
1nm = 10-9 m
1nm = 10Ao
_Đường kính nguyên tử 10-1 nm, đường kính hạt nhân 10-5 nm, đường kính electron, proton 10-8 nm
Vậy: nguyên tử có cấu tạo rỗng, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
2.Khối lượng.
_Để biểu thị khối lượng, phân tử n, e, p người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử. Ký hiệu: u còn gọi là đvC.
1u = 1,6605.10-27 kg.
VD: khối lượng nguyên tử H là 1,6738.10-27 kg. Hãy tính khối lượng nguyên tử H theo u?.
*Hoạt động 1 :
GV treo sơ đồ thí nghiệm phát hiện tia âm cực.
GV miêu tả cho HS cách tiến hành thí nghiệm . Từ thí nghiệm trên hãy rút ra tính chất của tia âm cực?.
Các hạt đó được gọi là hạt electron.
Hãy cho biết giá trị khối lượng và điện tích của electron?.
Điện tích electron dùng làm đơn vị điện tích, quy ước là 1-
*Hoạt động 2 :
GV treo sơ đồ thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử, mô tả thí nghiệm yêu cầu HS giải thích tại sao có một số hạt đi lệch hướng hoặc bật ngược trở lại?.
Các hạt mang điện tích + đó tập trung thành một điểm gọi là hạt nhân nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân tạo ra lớp vỏ nguyên tử cho phép hạt α đi xuyên qua. Vậy nguyên tử có cấu tạo rỗng.
*Hoạt động 3 :
Rutherford dùng hạt α bắn hạt nhân nguyên tử nitơ thấy xuất hiện hạt nhân nguyên tử oxi và loại hạt mang điện tích + ( 1+ ) có khối lượng ,6726.10-27 kg gọi là hạt proton . Ký hiệu : P
Chadwick dùng hạt α bắn phá hạt nhân nguyên tử biri thấy xuất hiện một loại hạt mới không mang điện, có khối lượng xấp xỉ hạt proton gọi là nơtron.Ký hiệu : N
Hãy rút ra nhận xét về thành phần của hạt nhân nguyên tử?.
Hãy rút ra kết luận về thành phần cấu tạo nguyên tử?.
GV hướng dẫn HS phân tích bảng khối lượng và điện tích của hạt cấu tạo nên nguyên tử để rút ra nhận xét?.
Khối lượng ngyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân, khối lượng electron không đáng kể so với khối lượng nguyên tử.
Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có kích thước và khối lượng khác nhau.
*Họat động 4:
Hãy cho biết đặc điểm, kích thước của nguyên tử?.
Đơn vị kích thước nguyên tử hay dùng là gì?.
+Nguyên tử nhỏ nhất là H có bán kính 0,083nm
+Đường kính nguyên tử khỏang 10-1 nm, đường kính hạt nhân nhỏ hơn khỏang 10-5 nm, đường kính electron, proton nhỏ hơn nhiều khỏang 10-8 nm.
Với tỷ lệ kích thước như trên của nguyên tử và hạt nhân thì các electron rất nhỏ bé chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng của nguyên tử.
*Họat động 5:
Thực nghiệm xác định khối lượng nguyên tử, phân tử các hạt electron, proton, nơtron có giá trị rất nhỏ gây bất lợi trong tính tóan. Để thuận lợi người ta đưa ra đơn vị khối lượng nguyên tử. Ký hiệu : u còn gọi là đvC. Vậy u được tính bằng cách nào?.
Thực nghiệm đo được nguyên tử cacbon có khối lượng 19,9265.10-27 kg.
Vậy :
Khối lượng nguyên tử tính bằng u gọi là khối lượng tương đối của nguyên tử.
GV hướng dẫn HS dùng quy tắt tam suất để giải. Sau đó gọi HS lên bảng làm.
HS thảo luận nhóm và nghiên cứu SGK trả lời.
_Có đường truyền thẳng.
_Gồm các hạt có khối lượng nhỏ.
_Mang điện tích âm.
HS trả lời.
me = 9,1094.10-31 kg
qe = -1,602.10-19C = 1- (culong)
HS suy luận và nghiên cứu SGK trả lời
_Do hạt mang điện tích dương khi đến gần hoặc va chạm phải các hạt cũng bị đẩy và chuyển động lệch hướng hoặc bật ngược trở lại.
HS nghe mô tả thí nghiệm và nắm được đặc điểm hạt proton.
HS nghe mô tả thí nghiệm và nắm được đặc điểm hạt nơtron.
Hạt nhân nguyên tử đều có các hạt proton và nơtron.
thành.
HS nghiên cứu SGK trả lời.
_Nguyên tử có kích thước rất nhỏ.
_Nguyên tử khác nhau có kích thước khác nhau.
Đơn vị thường dùng là angstrom (Ao) hoặc nanomet (nm)
1Ao = 10-10 m
1nm = 10-9 m
1nm = 10Ao
HS nghe giảng và nắm thong tin về kích thước nguyên tử và các hạt cấu tạo nên nguyên tử.
HS trả lời
1u = 1/12 khối lượng của một nguyên tử cacbon 12.
HS làm VD
3.Củng cố bài.
_GV đặt câu hỏi đàm thọai để HS trả lời, trên cơ sở đó hình thành sơ đồ tóm tắt.
_Nguyên tử:
+Vỏ electron: hạt electron
me = 0,00055u
qe = 1-
+Hạt nhân nguyên tử:
.Proton: mp 1u; qp = 1+
.Notron: mn = 1u; qn= 0
4.Công việc về nhà.
_HS học bài, làm bài tập SGK
_Sọan bài: Hạt nhân nguyên tử - nguyên tố hóa học
*Bổ sung và rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- thanh phan nguyen tu(2).doc