I/ Mục tiêu
- Học sinh biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh: Nước và MK từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
- Rèn kỹ năng thao tác thực hành, kỹ năng hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
9 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 18 Vận chuyển các chất trong thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18 Vận chuyển các chất trong thân.
I/ Mục tiêu
- Học sinh biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh: Nước và MK từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
- Rèn kỹ năng thao tác thực hành, kỹ năng hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II/ Chuẩn bị: - GV: +Làm thí nghiệm trên nhiều loài hoa: Hoa cúc, hồng, huệ,...
+ Kính hiển vi, dao sắc,
- HS: Làm thí nghiệm theo nhóm và ghi kết quả; quan sát chỗ thân cây bị buộc dây thép.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
6A1
6A2
6A3
6A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - Thế nào là dác? Thế nào là ròng? Tìm sự khác nhau giữa dác và ròng?
- Nhắc lại cấu tạo và chức năng của mạch gỗ và mạch rây?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1:
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm ở nhà.
- GV quan sát kết quả của các nhóm, so sánh SGKđ GV thông báo ngay các nhóm có kết quả tốt.
- GV hướng dẫn HS cắt lát mỏng qua cành của nhóm đ Quan sát bằng kính hiển vi.
- GV phát 1 số cành đã chuẩn bị sẵn
đ Hướng dẫn HS bóc vỏ cành.
- GVcho 1 vài HS quan sát mẫu trên kính hiển viđ xác định chỗ nhuộm màu.
- Yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời:
+ Chỗ bị nhuộm màu đó là bộ phận nào của thân?
+ Câu hỏi 3 mục 6 - Sgk-tr54.
- GV chốt lại kiến thức chuẩn và cho điểm những nhóm trả lời tốt.
Hoạt động 2:
- Yêu cầu HS đọc mục 2, quan sát H17.2 - Sgk đ Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi mục 6 - Sgk-tr55.
- GV chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV có thể mở rộng: Chất hữu cơ do lá chế tạo sẽ mang đi nuôi thân, cành, rễ.
- GV nhận xét và giải thích nhân dân ta lợi dụng hiện tượng này để chiết cành.
- GV hỏi: Khi bị cắt vỏ, làm đứt mạch rây ở thân thì cây có sống được không? Tại sao?
đ Từ đó giáo dục ý thức bảo vệ cây, tránh ước vỏ cây để chơi đùa, chằng buộc dây thép vào thân cây.
I/ Tìm hiểu: Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.
- HS trình bày kết quả thí nghiệm ở nhà.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát ghi lại kết quả.
- HS nhẹ tay bóc vỏ, nhìn bằng mắt thường chỗ có bắt màu, quan sát màu của gân lá.
- HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.
II/ Tìm hiểu: Vận chuyển chất hữu cơ.
- HS đọc mục, quan sát H17.2 - Sgk
đ Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi mục 6 - Sgk-tr55.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
- HS thảo luận trả lời câu hỏi.
C/ Củng cố
- HS đọc kết luận SGK- Tr55.
D/ Kiểm tra, đánh giá
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 - Sgk, T56.
E/ Hướng dẫn
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr56.
- Làm bài tập - tr 56.
- Đọc trước bài 18- tr57.
- Chuẩn bị: Củ khoai tây có mầm, củ su hào, gừng, củ dong ta, 1 đoạn xương rồng,...
Tiết 19 Biến dạng của thân.
I/ Mục tiêu
- Học sinh nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số thân biến dạng qua quan sát mẫu và tranh ảnh.
- Nhận dạng được một số thân biến dạng trong thiên nhiên.
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích tranh và mẫu.
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II/ Chuẩn bị: - GV: + Kẻ bảng Tr 59 vào bảng phụ.
+ Tranh H18.1, 2- Sgk và một số mẫu vật thật.
- HS : + Chuẩn bị theo nhóm: Củ khoai tây có mầm, củ su hào, gừng, củ dong ta, 1 đoạn xương rồng,...
+ Kẻ bảng Tr 59 vào vở.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
6A1
6A2
6A3
6A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng?
- Mạch rây có chức năng gì?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1:
a- Quan sát các loại củ, tìm đặc điểm chứng tỏ chúng là thân.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thực hiện 61- Tr 58.
- GV hướng dẫn HS bóc vỏ của củ dong đ Tìm dọc củ có những mắt nhỏ đó là chồi nách, còn các vỏ (hình vẩy) là lá.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SgkđThảo luận, trả lời 4 câu hỏi mục 62-Tr58.
- GV nhận xét và tổng kết: 1 số loại thân biến dạng làm chức năng khác là dự trữ chất khi ra hoa, kết quả.
b- Quan sát thân cây xương rồng
- GV cho HS quan sát cây xương rồng đThảo luận:
+ Câu hỏi 1 mục 6- Tr 58.
+ Sống trong điều kiện nào lá xương rồng biến thành gai?
+ Cây x. rồng thường sống ở đâu?
+ Kể tên 1 số cây mọng nước?
- Cho HS đọc Sgk.
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng- Tr59.
- GV treo bảng chuẩn kiến thức để HS theo dõi và chữa bài.
- GV tìm hiểu số HS điền đúng bảng.
I/ Tìm hiểu: Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng.
- HS đặt tất cả mẫu lên bàn đ Quan sát tìm xem có chồi, lá không?
- HS quan sát đ Chia củ thành nhóm dựa trên vị trí của củ so với mặt đất, hình dạng củ và chức năng.
- Yêu cầu HS nêu được:
+ Giống nhau: Có chồi, láđ Là thân; Đều phình to đ Chứa chất dự trữ.
+ Khác nhau: Củ gừng, dong có dạng rễ, dưới mặt đất đ Thân rễ; Củ su hào, khoai tây có dạng tròn, tođ Thân củ.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS đọc < mục I- Tr58, SGK đ Thảo luận, trả lời 4 câu hỏi mục 62-Tr58.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS quan sát thân, gai, chồi ngọn của cây xương rồng. Dùng que nhọn chọc vào thân đ Quan sát hiện tượng.
- HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi.
=> Rút ra kết luận: Thân biến dạng để chứa chất dự trữ hay dự trữ nước cho cây.
II/ Tìm hiểu: Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng.
- HS hoàn thành bảng- Tr59.
- HS đổi vở bài tập cho bạn cùng bàn, theo dõi bảng chuẩn kiến thức của GV
đ Chữa chéo bài cho nhau.
- Đại diện HS đọc to bảng chuẩn kiến thức.
Bảng chuẩn kiến thức - Bảng Tr58.
Tên mẫu vật
Đ.điểm của thân BD
C. năng đối với cây
Tên thân BD
Su hào
Thân củ nằm trên mặt đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân củ
Củ khoai tây
Thân củ nằm dưới mặt đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân củ
Củ gừng
Thân rễ nằm trong đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân rễ
Củ dong ta
Thân rễ nằm trong đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân rễ
Xương rồng
Thân mọng nước, mọc trên mặt đất.
Dự trữ nước, quang hợp
Thân mọng nước
C/ Củng cố
- HS đọc kết luận SGK- Tr59.
D/ Kiểm tra, đánh giá
GV yêu cầu HS trả lời câu 1, 2- T59.
E/ Hướng dẫn
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr59.
- Làm bài tập tr 60.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Ôn tập chương I, II, III.
Tiết 20 Ôn tập.
I/ Mục tiêu
- Qua giờ ôn tập giúp HS biết hệ thống hoá kiến thức đã học trong 3 chươngđ củng cố và khắc sâu những kiến thức cơ bản về tế bào thực vật, rễ, thân của cay xanh có hoa.
- Phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức, kỹ năng khái quát theo chủ đề; kỹ năng hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị: - Tranh: Tế bào TV, rễ, thân.
- Hệ thống câu hỏi.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
6A1
6A2
6A3
6A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - Kết hợp khi ôn tập.
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi:
+ Nêu cấu tạo phù hợp với chức năng của TBTV?
+ Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Quá trình phân bào diễn ra như thế nào? ý nghĩa ...
+ Mô là gì?
- GV yêu cầu các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi:
+ Người ta phân loại rễ như thế nào?
+ Kể tên các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng? Nêu ví dụ?
+ Rễ gồm có mấy miền? Chức năng của từng miền?
+ Trình bày cấu tạo miền hút của rễ phù hợp với chức năng?
+ Thiết kế thí nghiệm chứng minh cây cần nước và MK?
+ Con đường hấp thụ nước và MK hoà tan từ đất vào cây?
- GV gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV đánh giá kết quả của các nhóm và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi:
+ Thân cây gồm những bộ phận nào? Sự khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa?
+ Có mấy loại thân ? Nêu ví dụ?
+ Trình bày thí nghiệm chứng minh thân cây dài ra do phần ngọn?
+ Trình bày cấu tạo của thân non phù hợp với chức năng?
+ So sánh cấu tạo trong của thân và rễ?
+ Thân cây gỗ to ra do đâu?
+ Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân v/c nước và MK?
+ Kể tên các loại thân biến dạng và chức năng của chúng? Nêu ví dụ?
- GV gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV đánh giá kết quả của các nhóm và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
I/ Chương I: Tế bào
- Các nhóm thảo luận đ Trả lời câu hỏi .
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả, lớp nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Cấu tạo phù hợp với chức năng của TBTV:
Sgk- Tr24.
* Tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới cho cơ thể TV.
Quá trình phân bào:Sgk- Tr28.
* Mô là một nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
II/ Chương II: Rễ.
- HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Có 2 loại rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm.
* Có 4 loại rễ biến dạng: Rễ củ, rễ móc, rễ thở, rễ giác mút.,
* Các miền của rễ: Miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ.
* Cấu tạo miền hút của rễ: Bảng Tr32- Sgk.
* Cây rất cần nước và MK. Từng loại cây, từng giai đoạn của cây và tuỳ bộ phận khác nhau của cây cần lượng nước và MK khác nhau.
* Rễ cây hút nước và MK hoà tan chủ yếu nhờ lông hút.
* Nước và MK trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.
III/ Chương III: Thân.
- HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Các bộ phận của thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa hoặc hoa.
* Có 3 loại thân:
+ Thân đứng: Thân gỗ, thân cột, thân cỏ.
+ Thân leo: Thân quấn, tua cuốn.
+ Thân bò.
* Thí nghiệm: Sgk.
* Cấu tạo trong củathân non: Bảng Tr49- Sgk.
* Thân cây gỗ to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tâng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
* Các loại thân biến dạng: Thân củ, thân rễ, thân mọng nước.
C/ Củng cố
- GV nhấn mạnh những kiến thức cơ bản.
D/ Kiểm tra, đánh giá
- GV cho điểm 1- 2 nhóm có kết quả tốt.
E/ Hướng dẫn
- Ôn tập chuẩn bị giờ sau kiểm tra 45 phút.
- Tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của lá.
Tiết 21 Kiểm tra một tiết.
I/ Mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra
- Kiểm tra kiến thức của HS sau khi học xong chương I, II, III đ Từ đó có kế hoạch giảng dạy tốt những chương sau.
- Rèn kỹ năng làm bài cho HS.
- Giáo dục tính trung thực cho HS khi làm bài kiểm tra.
II/ Chuẩn bị:
1/ Xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra.
2/ Xác định các mục tiêu cần đo.
3/ Thiết lập ma trận hai chiều:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
1/ Thí nghiệm của Men Đen.
1
0,5
1
1
1
1,5
3
3
2/Nhiễm sắc thể.
1
0,5
1
0,5
1
1,5
1
1
4
3,5
3/ ADN
1
0,5
1
1,5
1
1
1
0,5
4
3,5
Tổng
4
3
3
3
4
4
11
10
4/ Thiết kế câu hỏi theo ma trận
Phần I: Tự luận
Câu 1: Phát biểu nội dung quy luật phân li của Men Đen?
Câu 2: Trình bày cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người? Vì sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1?
Câu 3: Trình bày cấu trúc hoá học của phân tử ADN? Vì sao ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù?
Câu 4: ở gà, lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng. Biết rằng gen quy định tính trạng màu lông nằm trên nhiễm sắc thể thường.
P: Gà lông đen thuần chủng ´ Gà lông trắng, kết quả ở F1 sẽ như thế nào trong các trường hợp sau đây?
a- Toàn lông đen.
b- Toàn lông trắng.
c- 3 lông đen: 1 lông trắng.
d- 1 lông đen: 1 lông trắng.
Em hãy chọn đáp án đúng và giải thích.
Phần II: Trắc nghiệm
Em hãy khoanh tròn vào các chữ cái (a, b, c, d) ứng với câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1/ Về mặt biểu hiện trội không hoàn toàn khác trội hoàn toàn ở điểm cơ bản nào?
a- F1 thể hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
b- F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 2 : 1.
c- Do gen trội không lấn át hoàn toàn gen lặn.
d- Do ảnh hưởng của môi trường.
2/ Sự kiện quan trọng nhất trong thụ tinh là gì?
a- Sự kết hợp theo nguyên tắc 1 giao tử đực với 1 giao tử cái.
b- Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái.
c- Sự tạo thành hợp tử.
d- Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đơn bội.
3/ Nhiễm sắc thể giới tính có ở những loại tế bào nào?
a - Tế bào sinh dưỡng . c- Tế bào phôi.
b - Tế bào sinh dục. d- Cả câu a, b, c đúng.
4/ Loại ARN nào có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?
a- ARN vận chuyển. c- ARN ribôxôm.
b- ARN thông tin. d- Cả câu a, b, c đúng.
5/ Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
-A- U- X- G- U- A- G- X- U-
Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn làm mạch khuôn của gen tổng hợp nên đoạn mạch ARN trên sẽ như thế nào?
a) - T- T- A- X- G- A- X- T- A- c) -U- A- G- X- T- G- A- U- X-
b) - T- A- X- G- A- T- X- G- T- d) - T- A- G- X- A- T- X- G- A-
5/ Xây dựng đáp án và biểu điểm
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/Kiểm tra : GV phát đề cho HS đ Yêu cầu HS làm bài kiểm tra.
3/ Kiểm tra, đánh giá
- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
4/ Hướng dẫn
- Tiếp tục ôn chương I, II, III.
- Đọc trước bài 21.
File đính kèm:
- Tiet 18 - 19.doc