Bài giảng Tiết 34 Ôn tập học kì 1

 

I/ Mục tiêu

 - Qua giờ ôn tập giúp HS biết hệ thống hoá kiến thức đã học trong học kì 1 củng cố và khắc sâu những kiến thức cơ bản về tế bào thực vật, rễ, thân, lá của cây xanh có hoa; về sự sinh sản sinh dưỡng của thực vật có hoa.

 - Phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức, kỹ năng khái quát theo chủ đề; kỹ năng hoạt động nhóm.

 

doc9 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 34 Ôn tập học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 34 Ôn tập học kì 1. I/ Mục tiêu - Qua giờ ôn tập giúp HS biết hệ thống hoá kiến thức đã học trong học kì 1đ củng cố và khắc sâu những kiến thức cơ bản về tế bào thực vật, rễ, thân, lá của cây xanh có hoa; về sự sinh sản sinh dưỡng của thực vật có hoa. - Phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức, kỹ năng khái quát theo chủ đề; kỹ năng hoạt động nhóm. II/ Chuẩn bị: - Tranh: Tế bào TV, rễ, thân. - Hệ thống câu hỏi. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Kết hợp khi ôn tập. 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi: + Nêu cấu tạo phù hợp với chức năng của TBTV? + Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Quá trình phân bào diễn ra như thế nào? ý nghĩa ... + Mô là gì? - GV yêu cầu các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi: + Người ta phân loại rễ như thế nào? + Kể tên các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng? Nêu ví dụ? + Rễ gồm có mấy miền? Chức năng của từng miền? + Trình bày cấu tạo miền hút của rễ phù hợp với chức năng? + Thiết kế thí nghiệm chứng minh cây cần nước và MK? + Con đường hấp thụ nước và MK hoà tan từ đất vào cây? - GV gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV đánh giá kết quả của các nhóm và giúp HS hoàn thiện kiến thức. Hoạt động 3: - GV yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi: + Thân cây gồm những bộ phận nào? Sự khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa? + Có mấy loại thân ? Nêu ví dụ? + Trình bày thí nghiệm chứng minh thân cây dài ra do phần ngọn? + Trình bày cấu tạo của thân non phù hợp với chức năng? + So sánh cấu tạo trong của thân và rễ? + Thân cây gỗ to ra do đâu? + Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân v/c nước và MK? + Kể tên các loại thân biến dạng và chức năng của chúng? Nêu ví dụ? - GV gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV đánh giá kết quả của các nhóm và giúp HS hoàn thiện kiến thức. Hoạt động 4: - GV yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi: + Nêu các đặc điểm bên ngoài của lá và cách sắp xếp lá trên cây? + Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì? + Trình bày thí nghiệm c/m lá tạo tinh bột ngoài a/s? + Thế nào là quá trình quang hợp? + Thế nào là quá trình hô hấp? + Mô tả TN c/m có sự thoát hơi nước qua lá? + Có những loại lá biến dạng nào? Chức năng của các loại lá biến dạng? Hoạt động 5: - GV yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi: + Thế nào là sinh sản sinh dưỡng ở TV? Có những hình thức sinh sản sinh dưỡng nào? Nêu ví dụ? + Thế nào là giâm cành, chiết cây? ghép cây? Từng phương pháp này được áp dụng đối với loại cây nào? Nêu ví dụ cây được trồng bằng các P2 này trong thực tế? I/ Chương I: Tế bào - Các nhóm thảo luận đ Trả lời câu hỏi . - Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả, lớp nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Cấu tạo phù hợp với chức năng của TBTV: Sgk- Tr24. * Tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới cho cơ thể TV. Quá trình phân bào:Sgk- Tr28. * Mô là một nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng. II/ Chương II: Rễ. - HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Có 2 loại rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm. * Có 4 loại rễ biến dạng: Rễ củ, rễ móc, rễ thở, rễ giác mút., * Các miền của rễ: Miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ. * Cấu tạo miền hút của rễ: Bảng Tr32- Sgk. * Cây rất cần nước và MK. Từng loại cây, từng giai đoạn của cây và tuỳ bộ phận khác nhau của cây cần lượng nước và MK khác nhau. * Rễ cây hút nước và MK hoà tan chủ yếu nhờ lông hút. * Nước và MK trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây. III/ Chương III: Thân. - HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Các bộ phận của thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa hoặc hoa. * Có 3 loại thân: + Thân đứng: Thân gỗ, thân cột, thân cỏ. + Thân leo: Thân quấn, tua cuốn. + Thân bò. * Thí nghiệm: Sgk. * Cấu tạo trong củathân non: Bảng Tr49- Sgk. * Thân cây gỗ to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. * Các loại thân biến dạng: Thân củ, thân rễ, thân mọng nước. IV/ Chương IV: Lá. - HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Lá gồm: Cuống lá và phiến lá. * Lá xếp trên cây theo 3 kiểu: Mọc cách, mọc đối, mọc vòng. * Cấu tạo trong của phiến lá gồm: Biểu bì, thịt lá, gân lá. * Khái niệm quang hợp: Sgk- Tr72. * Khái niệm hô hấp: Sgk- Tr78. * Thí nghiệm C/m: * Các loại lá biến dạng: Bảng Tr85, Sgk. V/ Chương V: Sinh sản sinh dưỡng. - HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: Sgk tr88. * Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: S2 bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá,... * Khái niệm giâm cành: Sgk tr91. * Khái niệm chiết cây: Sgk tr91. * Khái niệm ghép cây: Sgk tr91. C/ Củng cố - GV nhấn mạnh những kiến thức cơ bản. D/ Kiểm tra, đánh giá - GV cho điểm 1- 2 nhóm có kết quả tốt. E/ Hướng dẫn - Ôn tập chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kì I. - Đọc trước bài 30. Tiết 35 Kiểm tra học kì 1. I/ Mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra - Kiểm tra kiến thức của HS sau khi học xong chương trình học kì I đ Từ đó có kế hoạch giảng dạy tốt những chương sau. - Rèn kỹ năng làm bài cho HS. - Giáo dục tính trung thực cho HS khi làm bài kiểm tra. II/ Chuẩn bị: 1/ Xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra. 2/ Xác định các mục tiêu cần đo. 3/ Thiết lập ma trận hai chiều: Đề1: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ Tự luận TNKQ Tự luận TNKQ Tự luận 1. Tế bào TV. 1 0,5 1 0,5 2.Rễ 1 1 1 0,5 2 1,5 3. Thân. 1 0,5 1 1 1 0,5 2 1 5 3 4. Lá 1 0,5 1 1 1 1 1 1 4 3,5 5. S2 sinh dưỡng 1 1 1 0,5 2 1,5 Tổng 5 4 4 3,5 5 2,5 14 10 Đề2: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ Tự luận TNKQ Tự luận TNKQ Tự luận 1. Tế bào TV. 1 0,5 1 0,5 2.Rễ 1 0,5 1 1 2 1,5 3. Thân. 1 1 1 1,5 1 0,5 3 3 4. Lá 1 0,5 1 1 1 1 1 1 4 3,5 5. S2 sinh dưỡng 1 1 1 0,5 2 1,5 Tổng 5 4 4 4 3 2,0 12 10 4/ Thiết kế câu hỏi theo ma trận Đề 1 A/ Trắc nghiệm: (4 điểm ). Câu 1: Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1/ Quá trình phân bào diễn ra như thế nào? a- Nhân phân chia trước tạo thành 2 nhân con. b- Sau khi nhân phân chia, một vách ngăn hình thành chia tế bào chất thành 2 phần, mỗi phần chứa 1 nhân con. c- Chỉ xảy ra ở những bộ phận còn non của cơ thể (ở mô phân sinh). d- Câu a, b và c đúng. 2/ Lá gồm những thành phần chính nào? a- Phiến lá và bẹ lá. c- Phiến lá và cuống lá. b- Cuống lá và bẹ lá. d- Bẹ lá và gân lá. 3/ Bón phân như thế nào để có năng suất cao? a- Bón đúng lúc. c- Bón đủ liều lượng. b- Bón đúng loại. d- Cả câu a, b, c. 4/ Những cây nào sau đây không được ngắt ngọn khi trồng? a- Bạch đàn, lim, đu đủ. c- Khoai lang, mít, xoài. b- Chè, đu đủ, lim. d- Chè, rau muống, dừa. Câu 2: Hãy ghép nội dung ở cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A. Cột A (Các miền của rễ) Cột B (Chức năng chính của từng miền) 1. Miền hút 2. Miền sinh trưởng 3. Miền trưởng thành 4. Miền chóp rễ a. Làm cho rễ dài ra. b. Dẫn truyền. c. Che chở cho đầu rễ. d. Hấp thụ nước và muối khoáng. 1..............; 2................; 3..............; 4.................. Câu 3: Điền từ thích hợp: Vận chuyển, lục lạp, lỗ khí, đóng mở vào chỗ trống trong các câu sau đây: Lớp tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều.........(1)..... , hoạt động ........(2)...... của nó giúp cho lá trao đổi và thoát hơi nước ra ngoài. Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều....... (3).......có chức năng thu nhận ánh sáng cần cho việc chế tạo chất hữu cơ. Gân lá có chức năng........(4)......các chất cho gân lá. B/Tự luận : (6 điểm) Câu 1: a- Thân cây dài ra do bộ phận nào? Trình bày thí nghiệm chứng minh điều đó? b- Trong trồng trọt người ta thường bấm ngọn, tỉa cành đối với những loại cây nào? Nêu ví dụ? Câu 2: Thế nào là hiện tượng quang hợp? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp ở cây xanh? Câu 3: Chiết cành là gì? Kể tên một số cây được trồng bằng phương pháp chiết cành? Đề 2 A/ Trắc nghiệm: (4 điểm ). Câu 1: Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1/ Tế bào thực vật gồm những bộ phận chính nào? a- Màng sinh chất, chất tế bào, nhân, lục lạp. b- Vách tế bào, chất tế bào, nhân, không bào. c- Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào. d- Nhân, lục lạp , không bào. 2/ Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn cây có thân rễ? a- Cây cỏ tranh, cây nghệ, cây củ dong. c- Cây dong giềng, cây cải, cây gừng. b- Cây su hào, cây tỏi, cây cà rốt. d- Cây khoai tây, cây cà chua, cây cải. 3/ Lá của nhóm cây nào trong những nhóm cây sau đây thuộc loại lá đơn? a- Cây hoa hồng, cây trinh nữ, cây khế. b- Cây mồng tơi, cây ngô, cây bí, cây mía. c- Cây bạch đàn, cây ổi, cây phượng. d- Gồm câu b và c. 4/ Rễ cây hút nước nhờ bộ phận nào? a- Miền sinh trưởng. c- Miền bần. b- Miền chóp rễ. d- Các lông hút. Câu 2: Hãy ghép nội dung ở cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A. Cột A (Tên rễ biến dạng) Cột B (Chức năng của rễ biến dạng) 1. Rễ củ 2. Rễ móc 3. Rễ thở 4. Rễ giác mút a. Giúp cây leo lên. b. Chứa chất dự trữ cho cây khi cây ra hoa, tạo quả. c. Lấy thức ăn từ cây chủ. d. Lấy ôxi cung cấp cho các phần rễ ở dưới đất. 1..............; 2................; 3..............; 4.................. Câu 3: Điền từ thích hợp: ánh sáng, lục lạp, mạch rây, mạch gỗ vào chỗ trống trong các câu sau đây: Các tế bào thịt lá chứa nhiều.........(1)..... , gồm nhiều lớp có những đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ........(2)...... , chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm...... (3)....... và........(4)......., có chức năng vận chuyển các chất. B/Tự luận : (6 điểm) Câu 1: a- Nêu chức năng của mạch rây và mạch gỗ? b- Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng? Câu 2: Thế nào là hiện tượng hô hấp? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp ở cây xanh? Câu 3: Giâm cành là gì? Kể tên một số cây được trồng bằng phương pháp giâm cành? 5/ Xây dựng đáp án và biểu điểm Đề 1: A/ Trắc nghiệm: (4 điểm ). Câu 1: (2 điểm). HS chọn phương án trả lời đúng như sau: 1- d; 2- c; 3- d; 4- a. (Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 điểm). Câu 2: (1 điểm). HS ghép đúng là: 1- d; 2- a; 3- b; 4- c. Câu 3: (1 điểm). HS điền đúng như sau: (1): Lỗ khí; (2): đóng mở; (3): Lục lạp ; (4): Vận chuyển. B/Tự luận : (6 điểm) Câu Nội dung cơ bản của đáp án Điểm Phần I: Tự luận: 7 điểm Câu 1 HS nêu được: a- Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. - Trình bày đúng thí nghiệm chứng minh: Sgk - Tr 46. b- Bấm ngọn những loại cây lấy quả, hạt, thân để ăn. Nêu ví dụ cụ thể - Tỉa cành những loại cây lấy gỗ, lấy sợi. Nêu ví dụ cụ thể 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 2 HS nêu được: * Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cácbôníc và năng lượng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ô xi. * Sơ đồ quá trình quang hợp: Sgk- Tr 72. 1 điểm 1 điểm Câu 3 HS nêu được: - Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. - HS nêu được ví dụ 1 số cây trồng bằng phương pháp chiết cành. 1 điểm 0,5 điểm Đề 2 A/ Trắc nghiệm: (4 điểm ). Câu 1: (2 điểm). HS chọn phương án trả lời đúng như sau: 1- c; 2- a; 3- b; 4- d. (Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 điểm). Câu 2: (1 điểm). HS ghép đúng là: 1- b; 2- a; 3- d; 4- c. Câu 3: (1 điểm). HS điền đúng như sau: (1): Lục lạp; (2): ánh sáng; (3): Mạch rây; (4): Mạch gỗ. ( Hoặc: (3). Mạch gỗ; (4). Mạch rây). B/Tự luận : (6 điểm) Câu Nội dung cơ bản của đáp án Điểm Phần I: Tự luận: 7 điểm Câu 1 HS nêu được: a- Chức năng của mạch rây: Vận chuyển chất hữu cơ. - Chức năng của mạch gỗ: Vận chuyển nước và muối khoáng. b- Trình bày đúng thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng: Sgk - Tr 54. 0,5 điểm 0,5 điểm 1,5 điểm Câu 2 HS nêu được: - Hô hấp là quá trình cây lấy khí O2 để phân giải các chất hữu cơ, sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước. - Sơ đồ quá trình hô hấp: Sgk- Tr 78. 1 điểm 1 điểm Câu 3 HS nêu được: - Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. - HS nêu được ví dụ 1 số cây trồng bằng phương pháp giâm cành. 1 điểm 0,5 điểm III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 Ngày dạy Sĩ số 2/Kiểm tra : GV phát đề cho HS đ Yêu cầu HS làm bài kiểm tra. 3/ Kiểm tra, đánh giá - GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra 4/ Hướng dẫn - Tiếp tục ôn chương I, II, III. - Đọc trước bài 19.

File đính kèm:

  • docTiet 34, 35.doc