Bài giảng Tiết 42 – bài 33: thực hành: tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng

1.1 Kiến thức:

HS biết được:

Mục đích các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

 Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao.

 Nhiệt phn muối NaHCO3

 Nhận biết muối cacbonat v clorua cụ thể.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 42 – bài 33: thực hành: tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 Ngày dạy: 18 / 1/ 2013 Tiết 42 – Bài 33: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG u MỤC TIÊU 1.1 Kiến thức: HS biết được: Mục đích các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao. Nhiệt phân muối NaHCO3 Nhận biết muối cacbonat và clorua cụ thể. 1.2 Kỹ năng: HS thực hiện thành thạo: Sử dụng dụng cụ, hĩa chất để tiến hành an tồn, thành cơng các thí nghiệm trên. Quan sát, mơ tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm và viết được các PTHH. Viết tường trình thí nghiệm 1.3 Thái độ: cẩn thận, giữ gìn vệ sinh v NỢI DUNG BÀI HỌC Phản ứng khử CuO bởi C Phản ứng phân hủy muối cacbonat bởi nhiệt. Nhận biết muối cacbonat và muối clorua. w. CHUẨN BỊ 3.1 GV: Sgk, sgv, giáo án, bảng phụ. + Hóa chất: CuO, C, dd Ca(OH)2, NaHCO3, CaCO3, Na2CO3, NaCl, HCl, H2O + Dụng cụ: ống nghiệm, gía sắt, kẹp gỗ, ống dẫn khí L, đèn cồn, bật lửa, thìa nhỏ. 3.2 HS: đọc các thí nghiệm trong SGK / 104 Xem lại: tính chất hóa học của C và muối cacbonat. x TỞ CHỨC CÁC HOẠT ĐỢNG HỌC TẬP 4.1 Ổn định tổ chức & kiểm diện 4.2 Kiểm tra miệng: thông qua. 4.3 Tiến trình bài học HOẠT ĐỢNG 1: 5’ I.Dụng cụ – hoá chất Mục tiêu: Kiến thức: hoá chất, dụng cụ cần thiết cho từng thí nghiệm Kĩ năng: đọc tên, viết CTHH đúng, sử dụng có hiệu quả các dụng cụ thí nghiệm. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: Phương pháp: vấn đáp – tìm tòi. Phương tiện dạy học: bảng phụ (3)Các bước của hoạt đợng: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI HỌC GV: gọi HS nêu tên các hóa chất có trong từng thí nghiệm. HS: CuO, C, dd Ca(OH)2, NaHCO3, CaCO3, Na2CO3, NaCl, HCl, H2O GV: để làm các thí nghiệm 1,2,3 ta phải có các dụng cụ nào? HS: ống nghiệm, gía sắt, kẹp gỗ, ống dẫn khí L, đèn cồn, bật lửa, thìa nhỏ. Dụng cụ – hóa chất: 1. Hóa chất: CuO, C, dd Ca(OH)2, NaHCO3, CaCO3, Na2CO3, NaCl, HCl, H2O 2. Dụng cụ: ống nghiệm, gía sắt, kẹp gỗ, ống dẫn khí L, đèn cồn, bật lửa, thìa nhỏ. HOẠT ĐỢNG 2: 30’ Tiến hành thí nghiệm: (1)Mục tiêu: Kiến thức: hoá chất, dụng cụ cần thiết cho từng thí nghiệm Kĩ năng: đọc tên, viết CTHH đúng, sử dụng có hiệu quả các dụng cụ thí nghiệm. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: Phương pháp: vấn đáp – tìm tòi. Phương tiện dạy học: bảng phụ (3)Các bước của hoạt đợng: HOẠT ĐỢNG CỦA GV & HS NỢI DUNG BÀI HỌC Bước 1: TN C khử CuO ở nhiệt đợ cao GV: gọi 1 HS nêu cách tiến hành thí nghiệm 1: cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao HS: trình bày - Trộn 1 thìa nhỏ CuO với 2 thìa nhỏ C sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm. - Lắp ống nghiệm nằm ngang vào giá sắt ( đáy ống nghiệm hơi cao so vơi miệng ống nghiệm), miệng ống nghiệm đậy bằng nút cao su có ống dẫn khí đưa vào cốc nước vôi trong. - Dùng đèn cồn đun nóng sơ bộ toàn ống nghiệm sau đó đun tập trung ở đáy ống nghiệm. GV: đưa nội dung tiến hành lên bảng và yêu cầu: quan sát hiện tượng xảy ra ở cốc nước vôi trong và hỗn hợp rắn lúc ban đầu. HS: làm thí nghiệm. GV: quan sát giúp đỡ HS, gọi đại diện nhóm trình bày hiện tượng – kết quả. HS: Hỗn hợp ban đầu màu đen, sau khi phản ứng kết thúc có màu đỏ xuất hiện ; dd nước vôi trong bị vẩn đục. Như vậy: chất màu đỏù là Cu, nước vôi bị vẩn đục là có CO2. PTHH: 2CuO + C 2Cu + CO2 CO2 + Ca(OH)2 " CaCO3 + H2O C có tính khử. GV: kết luận Bước 2: nhiệt phân muới NaHCO3 GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2: - Lấy 1 thìa nhỏ muối NaHCO3 vào ống nghiệm. -Đặt ống nghiệm lên giá sắt đậy kín bằng nút cao su có ống dẫn khí đi qua dd nước vôi trong. - Dùng đèn cồn đun nóng sơ bộ toàn ống nghiệm sau đó đun tập trung ở đáy ống nghiệm. " Quan sát hiện tượng xảy ra ở thành ống nghiệm và cốc nước vôi trong. Viết PTHH xảy ra, giải thích và kết luận. HS: làm thí nghiệm. GV: quan sát giúp đỡ HS, gọi đại diện nhóm trình bày hiện tượng – kết quả. HS:hiện tượng: - Dd nước vôi trong bị vẩn đục. - Xuất hiện những giọt nước ở thành ống nghiệm. " NaHCO3 bị nhiệt phân hủy sinh ra CO2, H2O và Na2CO3. PTHH: 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 +H2O CO2 + Ca(OH)2 " CaCO3 + H2O Vậy: muối hidrocacbonat dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra khí CO2 Bước 3: Nhận biết muới cacbonat và muới clorua GV: đưa bải tập lên bảng:”Có 3 lọ đựng 3 chất rắn ở dạng bột làø: CaCO3, Na2CO3, NaCl. Hãy làm thí nghiệm nhận biết mỗi chất trong các lọ trên.” GV: bằng các dụng cụ và hóa chất có đầy đủ, các nhóm làm thí nghiệm giải bài tập trên. HS: trình bày. Lấy 3 ống nghiệm đánh số 1,2,3. Cho mỗi chất 1 ít ở các lọ tương ứng vào lần lượt các ống nghiệm. - Cho nước vào từng ống nghiệm, khuấy nhẹ, để yên. + Tạo dd trong suốt là ống nghiệm số :… và …. Hai ông nghiệm này chứa NaCl, Na2CO3. + Chất rắn không tan trong nước là ống nghiệm số:…. " lọ số … chứa CaCO3. - Nhỏ vài giọt dd HCl vào 2 ống nghiệm số… và ….. + Có hiện tượng sủi bọt khí ở ống số… " lọ số … chứa Na2CO3. PTHH: Na2CO3 + HCl NaCl + CO2 +H2O + Không có hiện tượng ở ống số…" lọ số … chứa NaCl. 1. Thí nghiệm 1: C khử CuO ở nhiệt độ cao - Hiện tượng: Hỗn hợp ban đầu màu đen, sau khi phản ứng kết thúc có màu đỏ xuất hiện ; dd nước vôi trong bị vẩn đục. - Như vậy: chất màu đỏù là Cu, nước vôi bị vẩn đục là có CO2. - PTHH: 2CuO + C 2Cu + CO2 CO2 + Ca(OH)2 " CaCO3 + H2O Kết luận: C có tính khử. 2. Thí nghiệm 2: nhiệt phân muối NaHCO3 - Hiện tượng: + Dd nước vôi trong bị vẩn đục. + Xuất hiện những giọt nước ở thành ống nghiệm. " NaHCO3 bị nhiệt phân hủy sinh ra CO2, H2O và Na2CO3. - PTHH: 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 +H2O CO2 + Ca(OH)2 " CaCO3 + H2O - Vậy: muối hidrocacbonat dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra khí CO2 3. Thí nghiệm 3: nhận biết muối cacbonat và muối clorua. Lấy 3 ống nghiệm đánh số 1,2,3. Cho mỗi chất 1 ít ở các lọ tương ứng vào lần lượt các ống nghiệm. - Cho nước vào từng ống nghiệm, khuấy nhẹ, để yên. + Tạo dd trong suốt là ống nghiệm số :… và …. Hai ông nghiệm này chứa NaCl, Na2CO3. + Chất rắn không tan trong nước là ống nghiệm số:…. " lọ số … chứa CaCO3. - Nhỏ vài giọt dd HCl vào 2 ống nghiệm số… và ….. + Có hiện tượng sủi bọt khí ở ống số… " lọ số … chứa Na2CO3. PTHH: Na2CO3 + HCl NaCl + CO2 +H2O + Không có hiện tượng ở ống số…" lọ số … chứa NaCl. y TỞNG KẾT & HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 5.1 Tởng kết - GV: nhận xét về ý thức, thái độ của HS trong tiết thưc hành, đồng thời nhận xét kết quả thực hành ở các nhóm. - GV: hướng dẫn HS thu hồi hóa chất nếu còn thừa, rửa dụng cụ thí nghiệm đã dùng, vệ sinh phòng thí nghiệm. - GV: Yêu cầu HS viết bảng tường trình thí nghiệm. TT Tên TN Cách tiến hành TN Hiện tượng quan sát TN Giải thích kết quả TN - HS: viết bảng tường trình và nộp lại cho GV trong tiết thực hành đó. 5.2 Hướng dẫn học tập: Đới với bài học ở tiết học này: Tiếp tục hoàn thành bảng tường trình Đới với bài học ở tiết học tiếp theo Đọc bài 34:” Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ” SGK / 106 và trả lời theo nội dung sau: Hợp chất hữu cơ là gì? Hợp chất hữu cơ được phân thành mấy loại? Hóa học hữu cơ là gì? ‘ PHỤ LỤC fịe

File đính kèm:

  • docTiet 42 Thuc hanh.doc
Giáo án liên quan