- Hiểu được khái niệm liên kết đôi và đặc điểm của nó
- Nắm được CTCT, tính chất vật lí, tính chất hoá học của Etilen.
- Nắm được định nghĩa liên kết đôi, phản ứng cộng., biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng.
2) Kỷ năng:
-Biết cách viết phương trình hoá học ,phân biệt được etilen với metan bằng phản ứng với dung dịch brôm
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3028 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 46: etilen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:1. 2 .2007
Tiết 46: ETILEN
I.. Mục tiêu bài học:
1) Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm liên kết đôi và đặc điểm của nó
- Nắm được CTCT, tính chất vật lí, tính chất hoá học của Etilen..
- Nắm được định nghĩa liên kết đôi, phản ứng cộng., biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng..
2) Kỷ năng:
-Biết cách viết phương trình hoá học ,phân biệt được etilen với metan bằng phản ứng với dung dịch brôm
- Viết được công thức cấu tạo đơn giản, PTHH của phản ứng cộng, phản ứng cháy của Etilen
II. Chuẩn bị.
GV: Mô hình phân tử Eilen. Dung dịch nước Brom, dụng cụ thí nghiệm.
HS: Chuẩn bị một số đồ dùng làm phân tử Etilen.
III. Phương pháp:
Trực quan, hỏi đáp, nhóm nhỏ, thuyết trình
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định ( 1 phút).
- Điểm danh số lượng HS.
2. Bài cũ: ( 5 phút):
? Hãy viết CTCT của Metan và tính chất hoá học bằng công thức cấu tạo của Metan,công thức thu gọn
3. Bài mới:
Hoạt động thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1 ( 5 Phút).
GV: Nêu tính chất vật lí.
HS; Nghe và ghi nội dung
Hoạt động 2 ( 7 phút).
GV: Đưa mô hình phân tử của Etilen
HS: Lắp ráp công thức cấu tạo, viết công thức cấu tạo
? Nhận xét về đặc điểm CTCT?
(Giữa hai nguyên tử cacbon có hai liên kết .Những liên kết như vậy gọI là liên kết đôi)
GV: Đánh giá và hoàn thành nội dung.
Hoạt động 3 (15 phút).
- Phản ứng cháy.
GV; Hầu hết các hợp chất hữu cơ đều thực hiên phản ứng cháy tạo ra CO2 và H2O.
? Viết phương trình phản ứng cháy.
- Phản ứng với dd nước Brom
Dẫn khí etilen vào dung dịch brôm
( có thể làm đối chứng với CH4)
Em hãy nhận xét hiện tượng?
GV: Etilen làm mất màu dd nước brom ( PỨ cộng).
Một liên kết kém bền trong liên kết đôi bị đứt ra
Liên kết giữa hai nguyên tử brom bị đứt
Nguyên tử brom kết hợp với hai nguyêntử cacbon trong phân tửetilen
- Trong phân tử nếu tồn tại liên kết đôi thường tham gia phản ứng cộng.
- Phản ứng trùng hợp.
GV; Phân tích phản ứng trùng hợp cho HS.
? Hãy viết PTPƯ trùng hợp của Eilen?
GV: Nhận xét và đưa ra PTHH đùng cho HS.
Hoạt động 4 ( 5 phút).
? Dựa vào sơ đồ hãy nêu các ứng dụng của etilen
I. Tính chất vật lí.
Etilen là chất khí, không màu ,không mùi . ít tan trong nước, nhẹ hơn nước, nhẹ hơn không khí
II. Cấu tạo phân tử.
H H
C = C Hoặc CH2 = CH2
H H
- Trong liên kết đôi có một liên kết bền vững và một liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong phản ứng hoá học.
III. Tính chất hoá học.
1. Etilen có cháy không ?
C2H4 + 3O2 t 2 CO2 + 2 H2O
2.Etilen có làm mất màu nước Brom không?
CH2 = CH2 + Br2 CH2 - CH2 - Br2
Đi brommetan
H H
C = C + Br - Br
H H
H H
Br - = C - Br
H H
3. Phản ứng trùng hợp.
… + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 +….
… - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 -…
- Phản ứng trên gọi là phản ứng trùng hợp.
IV. Ứng dụng
- SGK.
4. Củng cố dặn dò ( 5 phút).
- Hãy so sánh công thức cấu tạo của CH4 và công thức của C2H4 từ đó so sánh tính chất hóa học đặc trưng của 2 chất hữu cơ đã học?
Bài tập 1) Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt được3 chất khí đựng trong các bình riêng biệt, không dán nhãn:CH4,C2H4, CO2
GV hướng dẫn HS : dựa vào tính chất khác nhau của 3 chất khí trên
Lần lượt dẫn 3 chất khí vào dung dịch nước vôi trong:
-Nếu thấy nước vôi trong vẫn đụclà:CO2
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
-Nếu thấy nước vôi trong không đục là C2H4, CH4 . Dẫn 2chất khí còn lạI lần lượt vào dung dịch brom:
- Nêú thấy dung dịch brom mất màu là:C2H4
- Còn lại là:CH4
CH2=CH2 + Br2 Br- CH2 - CH2 - Br
Bài tập 2) Dẫn 3,36 lít hỗn hợp khí (đktc)gồm CH4, C2H4, vào dung dịch brom dư .Sau phản ứng, thấy có 8 g brom đã phản ứng. Tính thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp trên
GVhướng dẫn HS
-Dẫn hỗn hợp khí vào dung dịch brom thì chỉ có etilen phản ứng, vì dung dịch brôm dư nên etilen phản ứng hết
PTHH: C2H4 + Br2 C2H4Br2
n=n== = 0,05 mol
V=0,05 .22,4=1,12lít
V= 3,36- 1,12 =2,24 lít
- Học bài cũ và làm bài tập 3, 4 SGK, học và soạn bài mới.
File đính kèm:
- tiet 46.doc