I/ Mục tiêu
- HS hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã. Nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm; phát triển khả năng tư duy lôgic.
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3922 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 62 Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 62 Khôi phục môi trường
và gìn giữ thiên nhiên hoang dã.
I/ Mục tiêu
- HS hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã. Nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm; phát triển khả năng tư duy lôgic.
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị : - GV và HS sưu tầm tư liệu về công việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - Hãy phân biệt các loại tài nguyên thiên nhiên? Nêu ví dụ?
- Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1:
- GV cầu HS nghiên cứu < mục I-Tr178, thảo luậnđ Trả lời câu hỏi:
+Vì sao cần khôi phục và gìn giữ thiên nhiên hoang dã?
+ Tại sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã góp phần cân bằng sinh thái?
- GV đánh giá hoạt động của các nhóm và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
Hoạt động 2:
- Y/cầu HS quan sát H59- SGK tr 178, thảo luậnđ Trả lời câu hỏi:
+ Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật?
+ Lấy các ví dụ minh hoạ?
- GV thông báo đáp án đúng.
- GV đánh giá hoạt động của các nhóm và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV liên hệ: Em hãy cho biết những việc chúng ta đã làm được để bảo vệ tài nguyên sinh vật? (Xây dựng khu rừng quốc gia Ba vì, Cát bà,…; Bảo vệ sinh vật có tên trong sách đỏ: Sao la, Sếu đầu đỏ,… )
- Y/cầu HS nghiên cứu < mục II.2-Tr175, thảo luận đ Hoàn thành bài tập mục 6- Tr179.
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
I/ Tìm hiểu: ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã.
- HS đọc < mục I- SGK; thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Môi trường đang bị suy thoái.
* Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng tránh ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán.
II/ Tìm hiểu: Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên.
1/ Bảo vệ tài nguyên sinh vật.
- HS quan sát H59- SGK tr 178, thảo luận
đ Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
đ Rút ra kết luận:
* Biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật:
+ Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn.
+ Trồng cây, gây rừng.
+ Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên.
+ ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý.
+ Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi.
2/ Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá.
- HS HS thảo luận nhóm đ Hoàn thành bài tập mục 6- Tr179.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: Bảng 59- SGK.
Bảng 59. Các biện pháp cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá
Các biện pháp
Hiệu quả
- Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết.
đ Hạn chế xói mòn đất, hạn hán, lũ, cải tạo khí hậu, tạo môi trường sống cho SV.
- Tăng cường công trác làm thuỷ lợi và tưới tiêu hợp lí.
đ Điều hoà lượng nước, mở rộng diện tích trồng trọt.
- Bón phân hợp lí và vệ sinh.
đ Tăng độ màu cho đất, diệt mầm bệnh.
- Thay đổi các loại cây trồng hợp lí và vệ sinh.
đ Luân canh, xen canh, đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng.
- Chọn giống thích hợp và có NS cao.
đ Cho NS cao, lợi ích kinh tế.
Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi mục 6- Tr179.
+ Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã là gì?
+ Bản thân em làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
- GV đánh giá hoạt động của các nhóm và thống nhất một số công việc mà HS phải làm.
III/ Tìm hiểu: Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
Yêu cầu nêu được những việc làm chung:
+ Trồng cây, bảo vệ cây.
+ Không xả rác bừa bãi.
+ Tìm hiểu thông tin trên sách báo về việc bảo vệ thiên nhiên.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
đ Rút ra kết luận:
* Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.
* Nâng cao ý thức và trách nhiệm của người HS về vấn đề này.
C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận SGK – Tr179.
D/ Kiểm tra, đánh giá
- HS trả lời: + Hãy nêu các biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
+ Mỗi HS chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?
E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr179.
- Tìm hiểu việc bảo vệ hệ sinh thái.
Tiết 65 Thực hành:
Vận dụng luật bảo vệ môi trường
vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
I/ Mục tiêu
- HS vận dụng được những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của địa phương.
HS nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; Hiểu khái niệm phát triển bền vững.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm; kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
-Nâng cao ý thức của HS trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
II/ Chuẩn bị : - GV và HS sưu tầm “Luật bảo vệ môi trường”.
- Giấy khổ to và bút dạ để viết nội dung.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - Luật bảo vệ môi trường được ban hành nhằm mục đích gì?
- Bản thân em chấp hành luật như thế nào?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV nêu yêu cầu:
1. HS nắm chắc các nội dung sau:
- Luật bảo vệ môi trường quy định về phòng chống suy thoái môi trường, sự cố môi trường, sự cố môi trường khi sử dụng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh thái, cảnh quan.
- Luật bảo vệ môi trường nghiêm cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.
- Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.
- Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.
2. Chủ đề thảo luận:
- Ngăn chặn hành vi phá rừng bất hợp pháp.
- Không đổ rác bừa bãi.
- Không gây ô nhiễm nguồn nước.
- Không sử dụng phương tiện giao thông cũ nát.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV chia lớp thành 8 nhóm.
- Mỗi chủ đề có 2 nhóm cùng thảo luận.
- Mỗi chủ đề thảo luận đều trả lời các câu hỏi:
+ Những hành động nào hiện nay đang vi phạm Luật bảo vệ môi trường? Hiện nay nhận thức của người dân địa phương về vấn đề đó đã đúng Luật bảo vệ môi trường quy định hay chưa?
+ Chính quyền địa phương và nhân dân cần làm gì để thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường?
+ Những khó khăn trong việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường là gì? Có cách nào khắc phục?
+ Trách nhiệm của mỗi HS trong việc thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường?
- GV yêu cầu các nhóm treo tờ giấy có viết nội dung lên bảng để trình bày và các nhóm khác theo dõi.
- GV nhận xét phần thảo luận theo chủ đề của các nhóm và bổ sung thêm các dẫn chứng nếu cần.
- Thực hiện tương tự như vậy với 3 chủ đề còn lại.
- Mỗi nhóm:
+ Nghiên cứu kĩ nội dung luật.
+ Nghiên cứu kĩ câu hỏi.
+ Liên hệ thực tế ở địa phương.
+ Thống nhất ý kiến, ghi vào giấy.
Ví dụ: Chủ đề “Không đổ rác bừa bãi”.
Yêu cầu nêu được:
+ Nhiều người vứt rác bừa bãi, đặc biệt là nơi công cộng.
+ Nhận thức của người dân địa phương về vấn đề này còn thấp, chưa đúng Luật bảo vệ môi trường quy định.
+ Chính quyền cần có biện pháp thu gọn rác, đề ra quy định đối với từng hộ, từng tiểu khu, từng khu dân cư.
+ Khó khăn trong việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường là ý thức của người dân về vấn đề này còn thấp, cần tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện.
+ HS phải tích cực tham gia vào việc tuyên truyền, đi đầu trong việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và đặt câu hỏi để cùng thảo luận.
- Lưu ý: Nhóm thảo luận cùng nội dung sẽ bổ sung cho nhóm nếu cần.
C/ Củng cố:
D/ Kiểm tra, đánh giá
- GV nhận xét buổi thực hành về ưu điểm và tồn tại của các nhóm.
E/ Hướng dẫn: - Hướng dẫn viết thu hoạch theo nhóm.
- Yêu cầu HS ôn tập nội dung: Sinh vật và môi trường.
File đính kèm:
- Tiet 62 - Sinh hoc 9..doc