I/ Mục tiêu
- Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.
HS biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm; kỹ năng khái quát kiến thức.
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.
II/ Chuẩn bị : - Phim trong hoặc giấy thường in nội dung bảng 63.1- 6 (Sgk)
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 66 Ôn tập phần sinh vật và môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 66 Ôn tập phần sinh vật
và môi trường.
I/ Mục tiêu
- Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.
HS biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm; kỹ năng khái quát kiến thức.
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.
II/ Chuẩn bị : - Phim trong hoặc giấy thường in nội dung bảng 63.1- 6 (Sgk)
- Máy chiếu hoặc bút dạ.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : Kết hợp trong quá trình ôn tập.
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài mới.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoat động1
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành các bảng 63.1 đ 63.6- SGK tr188,189.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- GV chữa lần lượt các nội dung và giúp HS hoàn thiện kiến thức .
- GV thông báo nội dung đầy đủ trên máy chiếu để HS theo dõi.
Hoat động 2
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu các câu hỏi ở SGK tr 190.
- Yêu cầu HS thảo luận, trả lời các câu hỏi
- Lưu ý:
GV giới thiệu câu hỏi số 4: Phân biệt quần xã và quần thể sinh vật về các mối quan hệ? (Thành phần loài, thời gian sống, mối quan hệ)
I/ Hệ thống hoá kiến thức.
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành các bảng 63.1 đ 63.6- SGK tr188,189.
Lưu ý tìm một số ví dụ để minh hoạ.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- HS theo dõi và sửa chữa nếu cần.
II/ Một số câu hỏi ôn tập.
- Các nhóm nghiên cứu câu hỏi, thảo luận để trả lời.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS hoàn thành câu hỏi số 4- SGK tr190.
Phân biệt quần xã và quần thể sinh vật về các mối quan hệ:
Đặc điểm
Quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
Thành phần SV
Tập hợp cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh.
Tập hợp cá thể khác loài cùng sống trong một sinh cảnh.
Thời gian sống
Sống trong cùng một thời gian.
Được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài.
Mối quan hệ
Chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng, nơi ở và đặc biệt là sinh sản đ nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể.
- Mối quan hệ sinh sản trong quần thể.
- Mối quan hệ giữa các quần thể thành một thể thống nhất nhờ quan hệ sinh thái hỗ trợ và đối địch.
C/ Củng cố:
D/ Kiểm tra, đánh giá
GV nhắc nhở HS hoàn thành nội dung ở các bảng trong bài.
E/ Hướng dẫn: - Hoàn thành nốt một số câu hỏi ôn tập của mục 2.
- Ôn tập chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kỳ II.
Tiết 67 Kiểm tra học kỳ 2.
I/ Mục tiêu
- Kiểm tra sự tiếp thu kiến thức của HS ở học kỳ II.
- Rèn kỹ năng trình bày bài khoa học rõ ràng.
- Giáo dục ý thức tự giác, trung thực cho học sinh.
II/ Chuẩn bị : - GV: Đề bài, đáp án và biểu điểm.
- HS: Chuẩn bị giấy kiểm tra, ôn tập kiến thức.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra :
Đề bài
Phần I: Tự luận
Câu 1: (3 điểm)
Em hãy trình bày các mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài? Nêu ví dụ?
Câu 2: ( 1,5 điểm)
Hãy vẽ đồ thị mô tả giới hạn sinh thái của loài Vi khuẩn suối nước nóng, biết rằng giới hạn nhiệt độ của chúng là từ 0oC đến + 90oC, trong đó điểm cực thuận là +55oC.
Câu 3: ( 1,5 điểm)
Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
Phần II: Trắc nghiệm (4 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ứng với câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
1/ Phép lai nào dưới đây sẽ cho kiểu gen và kiểu hình ít nhất?
a- AABB ì AaBb. c - AABB ì AABb.
b- AaBB ì Aabb. d - Aabb ì aaBb.
2/ Kết quả thí nghiệm của Mooc Gan đem lai ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt là:
a- Tỉ lệ kiểu hình là 1:1 c - Tỉ lệ kiểu hình là 2:1
b- Tỉ lệ kiểu hình là1:1:1:1 d - Tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1
3/ Nguyên nhân xảy ra hội trứng Đao ở người?
a - Sự không phân li của cặp NST số 21.
b - Mẹ sinh con khi ở tuổi trên 35.
c - Sự kết hợp giữa giao tử bình thường với giao tử có 2 NST 21. .
d - câu a, c đúng.
4/ ADN tái tổ hợp được tạo ra do đâu?
a - Đột biến gen dạng thêm cặp nuclêôtit..
b - Kết hợp đoạn ADN của loài này với ADN của loài khác.
c - Trao đổi đoạn NST trong cặp tương đồng ở kỳ đầu của giảm phân I .
d - Chuyển đoạn NST.
5/ Dựa trên cơ sở nào, người ta phân chia ARN thành các loại khác nhau?
a- Số lượng nuclêôtit của ARN. c- Chức năng di truyền của ARN.
b- Thành phần nuclêôtit của ARN. d- Cấu trúc không gian của ARN.
6/ Gây đột biến nhân tạo nhằm mục đích gì?
a - Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. c -Tạo ra nhiều chủng vi sinh vật mới.
b - Tạo ra nhiều biến dị đột biến. d- Tạo ra nhiều giống cây trồng mới.
7/ Trong những tập hợp sinh vật dưới đây tập hợp nào là quần thể?
a- Các con voi sống trong vườn bách thú. c- Các cá thể chim trong rừng.
b- Một bầy voi sống trong rừng rậm châu Phi. d- Các cá thể cá sống trong hồ.
8/ Tập hợp cá thể nào dưới đây có thể hình thành một quần xã?
a- Thực vật ven hồ. c- Cá diếc.
b- Sen trong hồ. d- Bèo cái.
Đáp án và biểu điểm
Phần I: Tự luận
Câu 1: (3 điểm)
HS nêu được các mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài gồm:
- Quan hệ hỗ trợ:
+ Quan hệ cộng sinh: Là sự hợp tác có lợi giữa các loài sinh vật.
Ví dụ: Tảo và nấm.
+ Quan hệ hội sinh: Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và không có hại. Ví dụ: Cá ép và rùa biển.
- Quan hệ đối địch:
+ Quan hệ cạnh tranh:
Ví dụ: Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.
+ Kí sinh, nửa kí sinh:
Ví dụ: Giun đũa sống trong ruột non người.
+ Sinh vật ăn sinh vật khác:
Ví dụ: Dê ăn cỏ.
Câu 2: ( 1,5 điểm)
HS vẽ đúng và ghi chú được đồ thị mô tả giới hạn sinh thái của loài Vi khuẩn suối nước nóng.
Câu 3: ( 1,5 điểm)
HS nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:
- Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt.
- Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít ô nhiễm.
- Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm.
- Xây dựng nhiều công viên , trồng nhiều cây xanh.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hiểu biết của mọi người về phòng chống ô nhiễm.
Phần II: Trắc nghiệm (4 điểm)
HS chọn được câu trả lời đúng là:
1.c 3.d 5.c 7.b
2.a 4.b 6.b 8.a
Mỗi câu trả lời đúng ch 0,5 điểm.
C/ Củng cố:
D/ Kiểm tra, đánh giá
GV thu bài và nhận xét ý thức làm bài của HS.
E/ Hướng dẫn: Ôn tập chương trình Sinh học lớp 6.
File đính kèm:
- Tiet 66- 67sinh9.doc