Bài giảng Tiết số : 7 một số axit quan trọng (tiếp)

I: MỤC TIÊU.

Học sinh được các Tính chất chung của H2SO4 đặc

Biết được cách viết đúng các phương trình phản ứng

Vận dụng Tính chất vào làm bài tập .

- Nhận biết được các muối sunphat và gốc =SO4.

 

doc27 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết số : 7 một số axit quan trọng (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Ngày ký: ………….. Ngày soạn:……………. Ngày dạy: ……………. Số tiết: 1 Tiết số : 7 Một số axit quan trọng (iiếp) I: Mục tiêu. Học sinh được các Tính chất chung của H2SO4 đặc Biết được cách viết đúng các phương trình phản ứng Vận dụng Tính chất vào làm bài tập . - Nhận biết được các muối sunphat và gốc =SO4. II: Chuẩn bị. Giáo viên: Máy chiếu, bút dạ … Bộ hóa chất lớp 9 – các bộ thí nghiệm của học sinh Học sinh: Ôn lại các kiến thức trong bài axit III: Tiến trình lên lớp . 1: ổn định tổ chức : ( 1p) Sĩ số : 9A: 9B: 9C: 9D: 2: Kiểm tra bài cũ: 5p Trong các phản ứng sau phản ứng nào xảy ra phản ứng ? Viết phương trình phản ứng cho lần lượt chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng . Ca Ag Fe(OH)3 Fe2O3 Giáo viên nhận xét cho điểm . 9A: 9B: 9C: 9D: 3. Bài mới: ( 40p) 2: Axit sunfuric đặc có tính chất hóa học riêng (15p) Giáo viên nhắc lại nội dung của tiết trước? Giáo viên: Làm thí nghiệm về tính chất đặc trưng của H2SO4 đặc. - lấy 2 ống nghiệm cho vào mỗi ống nghiệm một lá đồng nhỏ . + ống 1: Cho H2SO4 lãng vào H: Quan sát hiện tượng và giải thích? + ống nghiệm 2: Cho H2SO4 đặc vào rồi đun nóng . H: Quan sát hiện tượng và giải thích? Các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi thí nghiệm ? H: học sinh viết phương trình phản ứng hóa học? H: hãy nêu kết luận về điều này ? Giáo viên hướng dân học sinh làm thí nghiệm. Cho một ít đường vào đáy cốc thủy tinh Cho một ít H2SO4đặc vào ống nghiệm . H: Quan sát và giải thích kết quả thí nghiệm? Giáo viên: Lưu ý : Khi dùng H2SO4 đặc phải hết sức cẩn thận không để dấy ra tay và quần áo . a)Tác dụng với kim loại Học sinh quan sát thí nghiệm theo nhóm Hiện tượng: + ở ống nghiệm 1: không có hiện tượng gì? + ở ống gnghiệm 2 có xảy ra phản ứng. Dấu hiệu: lá đồng tan dàn có khí màu nâu thoát ra dung dịch màu xanh lam xuất hiện . Nhận xét : H2SO4 đặc nóng tác dụng được với Cu sinh ra khí SO2 và dung dịch CuSO4 * Phương trình phản ứng . Cu+H2SO4đặc CuSO4+SO2#+H2O Kết luận: Ngoài ra H2SO4đặc nóng còn tác dụng hầu hết các kim loại giải phóng ta SO2. b. Tính háo nước. Hiện tượng: Màu sắc cuả đường chuyển dần sang màu đen tạo thành khối xốp vì bị khí đẩy lên khỏi miệng cốc. - phản ứng tỏa nhiệt. * Giải thích hiện tượng: - Chất rắn màu đen sinh ra là do C sinh ra . - Sau đó một phần C lại bị H2SO4đặc oxi hóa tạo thành SO2, CO2 gây sủi bọt làm C dâng lên miệng cốc. * Phương trình phản ứng: C12H22O11 12C + 11H2O 2H2SO4 đặc + C à CO2 + 2SO2 + 2H2O III: ứng dụng ( 3p) Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 12 và nêu các ứng dụng của H2SO4 . Giáo viên nhận xét bổ sung các ý còn lại. SGK IV: Sản xuất axit sunfuric ( 8p) Giáo viên thuyết trình về nguyên liệu sản xuất H2SO4 và các công đoạn sản xuất . Học sinh có thể viết phản ứng FeS2 + O2 à a) Nguyên liệu: S hoặc quạn pirit. b) Các công đoạn chính . - Sản xuất SO2 . S + O2 à SO2 - Sản xuất SO3 SO2 + O2 SO3 - sản xuất H2SO4 . SO3 + H2O à H2SO4 V: Nhận biết H2SO4 Muối sunfat . Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm . Cho 1ml dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm. Cho 1ml dung dịch Na2S)4 vào ống nghiệm Nhỏ vào vài giọt dung dịch BaCl2 hoặc Ba(NO3)2 …… H: Quan sát và giải thích hiện tượng. H: Viết phương trình phản ứng? H: vậy hãy nêu phương pháp nhận biết gốc sunfat. Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm . *Hiện tượng: ở mỗi ống nghiệm dều thấy xuất hiện kết tủa trắng. Phương trình: H2SO4 + BaCl2 à BaSO4 trắng + 2HCl Na2SO4 + BaCl2 à BaSO4 trắng + 2NaCl Kết luận: Dung dịch BaCl2 được dùng làm thuốc thử để nhận biết ra gốc SO4. 4) Củng cố ( 7p) bài tập 1: Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các lọ bị mất nhãn chứa các chất sau: K2SO4 , KCl, KOH, H2SO4. Bài tập 2: hàon thành các phương trình phản ứng sau ? Fe + ? à ? + H2 Al + ? à Al2(SO4)3 + ? Fe(OH)3 + ? à FeCl3 + ? KOH + ? à K2PO4 + ? 5) Hướng dẫn (1p) Bài tập về nhà 2.3.5 SGK/19 Rút kinh nghiệm Tuần 4 Ngày ký: ………….. Ngày soạn:……………. Ngày dạy: ……………. Số tiết: 1 Tiết số : 8 Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit I: Mục tiêu. Học sinh được ôn tập lại các tính chất hóa học của oxit và axit. Rèn kỹ năng làm các bài tập định tính và định lượng. II: Chuẩn bị. Giáo viên: Máy chiếu, bút dạ … Các bài tập trong SGK và sách bài tập Học sinh: Ôn lại các kiến thức trong bài axit III: Tiến trình lên lớp . 1: ổn định tổ chức : ( 1p) Sĩ số : 9A: 9B: 9C: 9D: 2: Kiểm tra bài cũ: H: Nêu tính chất hóa học riêng của H2SO4 đặc nóng . Viết các phương trình phản ứng? Bài tập 1: Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các lọ bị mất nhãn chứa các chất sau: K2SO4 , KCl, KOH, H2SO4. Bài tập 2: hàon thành các phương trình phản ứng sau ? Fe + ? à ? + H2 Al + ? à Al2(SO4)3 + ? Fe(OH)3 + ? à FeCl3 + ? KOH + ? à K2PO4 + ? Giáo viên nhận xét cho điểm . 9A: 9B: 9C: 9D: 3. Bài mới: ( 40p) I: Các kiến thức cần nhớ ( 15p) 1.Tính chất hóa học của oxit Oxit bazơ ôxit axit Học sinh thảo luận để điền vào sơ đồ câm sau. Axit Oxit axit Giáo viên chiếu lên màn hình bản hoàn thiện sau khí các nhóm đã hoàn thành để học sinh tự đánh giá nhận xét . Muối Muối Oxit bazơ Bazơ H: Viết các phương trình phản ứng minh họa? 2.tính chất hóa học của axit. Axit A +B Màu đỏ A + C A + C Học sinh tự làm việc theo nhóm để hoàn thành bảng sau? Học sinh thảo luận để điền vào sơ đồ câm sau. Giáo viên chiếu lên màn hình bản hoàn thiện sau khí các nhóm đã hoàn thành để học sinh tự đánh giá nhận xét . Axit Muối + Hiđro Màu đỏ Muối + Nước Muối + Nước + Kim loại + Quỳ tím + Oxit bazơ + Oxit axit H: Viết các phương trình phản ứng minh họa? II: Bài tập ( 20p) Giáo viên chiếu lên bảng đề bài bài tập Bài tập 1: Cho các chất sau: SO2, CuO, Na2O , CO2 Hãy cho biết những chất nào tác dụng với : Nước Axit clohiđric Natri hiđroxit Viết các phương trình phản ứng nếu có? Bài tập 2: Hòa tan 1,2 gam Mg bằng 500ml dung dịch HCl 3M . Viết phương trình phản ứng xảy ra ? Tính thể tích khí thóat ra ? c) Tính nồng độ các chất thu được sau phản ứng? ( coi thể tích dung dịch không thay đổi.) Những chất sau tác dụng với nước là : SO2, Na2O, CO2. Phương trình phản ứng: CaO + H2O ố Ca(OH)2 Na2O + H2O à NaOH CO2 + H2O à H2CO3 Những chất tác dụng được với HCl là: CuO, Na2O Những chất tác dụng được với NaOH là : CO2, SO2. * Học sinh tự làm bài tập theo nhóm 4+5: Củng cố + hướng dẫn ( 2p) Bài tập về nhà : 2.3.4.5 SGK/ 21 Rút kinh nghiệm Tuần 5 Ngày ký: ………….. Ngày soạn:……………. Ngày dạy: ……………. Số tiết: 1 Tiết số : 9 Thực hành: tính chất hóa học của oxit và axit I: Mục tiêu. Thông qua các thí nghiệm thực hành để khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của oxit, axit. Tiếp tục rèn kỹ năng về thực hành hóa học, giải các bài tập định tính trong hóa học. Giáo dục tính cẩn thận tiết kiệm trong thực hành. II: Chuẩn bị. Giáo viên: Máy chiếu, bút dạ … Bộ hóa chất lớp 9 – các bộ thí nghiệm của học sinh * Dụng cụ : + Giá ồng nghiệm : 1chiếc + ống gnhiệm: 15 chiếc Lọ thủy tinh to : 2 chiếc + Muôi sắt: 2 Học sinh: Ôn lại các kiến thức trong bài axit III: Tiến trình lên lớp . 1: ổn định tổ chức : ( 1p) Sĩ số : 9A: 9B: 9C: 9D: 2: Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: ( 40p) I: Tiến hành thí nghiệm ( 30p) Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. H: Dùng quỳ tím thử để làm gì? H: Nêu hiện tượng thí nghiệm? H: kết luận được điều gì về thí nghiệm trên? iáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. H: Dùng quỳ tím thử để làm gì? H: Nêu hiện tượng thí nghiệm? H: kết luận được điều gì về thí nghiệm trên? thí nghiệm 3: Có 3 lọ mất nhãn chứa các hóa chất sau: H2SO4, HCl, Na2SO4 Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học . Coi như dụng cụ và hóa chát có đủ. H: Nêu phương pháp nhận biết ? 1. Tính chất hóa học của oxit a) thí nghiệm 1: Phản ứng cuả CaO với nước. Học sinh làm thí nghiệm:. Hiện tượng: Mẩu CaO nhão ra. Phản ứng tỏa nhiệt Dung dịch sau phản ứng làm đổi màu quỳ tím thành xanh . Kết luận: CaO có tính chất hóa học của oxit bazơ * Phương trình phản ứng: CaO + H2O à Ca(OH)2 b) Thí nghiệm 2: Phản ứng cảu P2O5 với H2O Học sinh làm thí nghiệm: *Hiện tượng: - P đỏ trong bình khi cháy tạo thành những hạt nhỏ là P2O5 . P2O5 tan trong nước tạo thành H3PO4. Vì khi thử quỳ tím thấy quỳ tím chuyển dần thành đỏ . Kết luận: P2O5 có tính chất của oxit axit . 4P + 5O2 à 2P2O5 P2O5 + H2O à H3PO4 2) Nhận biết các dung dịch . Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. II: Viết bản tường trình thí nghiệm (5p) . Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bản trường trình thí nghiệm . 4+5) Củng cố + hướng dẫn Giáo viên nhận xét về thái độ và ý thức của học sinh trogn buổi thực hành . Dọn dẹp thu hồi hóa chất và các dụng cụ. Giờ sau kiểm tra 45 phút . Rút kinh nghiệm. Tuần 5 Ngày ký: ………….. Ngày soạn:……………. Ngày dạy: ……………. Số tiết: 1 Tiết số : 10 Kiểm tra 1 tiết I: Mục tiêu. Kiểm tra kiến thức lý thuyết và kỹ năng làm bài tập của học sinh ở chương 1 Để có phương pháp giảng dạy thích hợp ở bài sau Lấy điểm kiểm tra để tổng kết . II: Chuẩn bị. - Giáo viên: Đề bài. Học sinh: Ôn lại các kiến thức trong bài oxit và axit III: Tiến trình lên lớp . 1: ổn định tổ chức : ( 1p) Sĩ số : 9A: 9B: 9C: 9D: 2: Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: ( 44p) Phần 1. Trắc nghiệm khách quan (4,5 điểm) Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D đứng trước phương án chọn đúng. 1.(0,5 điểm) Khi phân tích một oxit của sắt thấy oxi chiếm 30% khối lượng. Oxit đó là: A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe3O4 D. Cả 3 oxit trên. 2.(1 điểm) Có những chất sau: H2O, NaOH, CO2, Na2O, Các cặp chất có thể phản ứng với nhau là 2 B. 3 C. 4 D. 5 3. (1 điểm) Cho phương trình phản ứng: Na2CO3 + 2HCl " 2NaCl + X + H2O. X là : A. CO B. SO2 C. CO2 D. NaHCO3. 4. (0,5 điểm) Để pha loãng H2SO4 đặc người ta thực hiện: A. đổ H2O từ từ vào H2SO4 đặc và khuấy đều. B. đổ H2SO4 đặc từ từ vào H2SO4 loãng và khuấy đều. C. làm cách khác.đổ D. H2SO4 đặc từ từ vào H2O và khuấy đều. 5. (0,5 điểm) Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 2M? A. Al C. Ag B. Cu D. Tất cả 6. (1 điểm) Có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết các lọ dung dịch không dán nhãn và không màu: NaCl, Na2CO3 , Ba(OH)2, H2SO4 . A. Phenolphtalein C. Dung dịch BaCl2 B. Quỳ tím D. Không nhận biết được Phần 2. Tự luận (5,5 điểm) 7. (1,5 điểm) Hãy nhận biết các chất HCl, H2SO4, Na2SO4 và NaCl bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình hoá học (nếu có). 8. (4 điểm) Cho 7,20 g hỗn hợp Fe và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được 2,24 lit khí (đktc). a. Viết các phương trình hoá học. b. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp. c. Tính số mol axit HCl ít nhất để hoà tan hoàn toàn 7,20 g hỗn hợp Fe và Fe2O3. Rút kinh nghiệm Tuần 6 Ngày ký: ………….. Ngày soạn:……………. Ngày dạy: ……………. Số tiết: 1 Tiết số : 11 Tính chất hóa học của bazơ I: Mục tiêu. Học sinh hiểu được: + Những tính chất hóa học chung của bazơ và viết được phương trình phản ứng minh họa cho mỗi tính chất. +| Học sinh vận dụng được những hiểu biết cảu mình về tính chất hóa học của bazơ để giải thích các hiện tượng trong đời sống. + Học sinh vận dụng tính chất của bazơ để làm bài tập. II: Chuẩn bị. Giáo viên: Máy chiếu, bút dạ … Bộ hóa chất lớp 9 – 4 các bộ thí nghiệm của học sinh Dụng cụ cho giáo viên: Giá ống gnhiệm ống nghiệm Đũa thủy tinh. Học sinh: Ôn lại các kiến thức trong bài , oxit, axit III: Tiến trình lên lớp . 1: ổn định tổ chức : ( 1p) Sĩ số : 9A: 9B: 9C: 9D: 2: Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: ( 40p) I. Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu.(8p) Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm Nhỏ một giọt NaOH vào quỳ tím Nhỏ vài giọt NaOH vào giấy phenolphtalein. Học sinh quan sát và nêu hiện tượng? H: Hãy nêu nhận xét về tính chất hóa học này? H: tính chất hóa học này dùng để làm các bài tập như thế nào? Học sinh làm bài tập sau: Nhận biết các chất trên bằng phương pháp hóa học NaOH, HCl, H2SO4 Viết phương trình phản ứng xảy ra. Học sinh làm việc theo nhóm. Nhận xét: Các dung dịch bazơ( kiềm) đổi màu chất chỉ thị: _ Quỳ tím thành xanh Phenolphtalein không màu thành màu đỏ. Trình bày cách nhận biết: Lấy một ít hóa chất ra làm thí nghiệm. Đánh số thứ tự từ 1 đến 3 Bước1: Lây ở mỗi lọ một giọt dung dịch và nhỏ vào quỳ tím Nếu quỳ tím chuyển thành đỏ là : HCl, H2SO4 Nếu quỳ tím chuyển thành xanh là: Ba(OH)2 Bước2: Nhận biết H2SO4. II: Tác dụng của dung dịch bazơ với oxitaxit (3p) Giáo viên nhắc lại tính chất hóa học của oxit axit để học sinh vận dụng vào tính chất này. H: học sinh tự làm thí nghiệm chứng minh * Dung dịch bazơ + oxit axit à muối + nước. -Phương trình phản ứng: Ca(OH)2 + SO2 à CaSO3 + H2O KOH + P2O5 à K3PO4 + H2O III: Tác dụng với axit ( 9p) Phản ứng trung hòa. H: Nêu tính chất hóa học của axit? Giáo viên nhắc lại tính chất hóa học của axit để học sinh vận dụng vào tính chất này. H: học sinh tự làm thí nghiệm chứng minh? H: Học sinh lên bảng viết phương trình phản ứng? Phản ứng trung hòa : Phương trình phản ứng: Fe(OH)3 + 3HCl à FeCl3 + 3H2O Rắn dung dịch dung dịch lỏng Ba(OH)2 +2HNO3 àBa(NO3)2 + 2H2O Dung dịch dung dịch dung dịch lỏng IV. Bazơ khôgn tan bị phân hủy ( 8p) Học sinh làm việc theo nhóm . Giáo viên: hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: Trước tiên: Tạo Cu(OH)2 bằng cách cho CuSO4 tác dụng với NaOH . Dùng kẹp gỗ vào ống nghiệm rồi đun ống nghiệm cho trên ngọn lửa đèn cồn. H: Nhận xét hiện tượng Hiện tượng: Chất rắn ban đầu có màu xah lam Sau khi đun : Chất rắn có màu đen và có hơi nước. Nhận xét; Bazơ không tan oxit bazơ + nước Phương trình phản ứng: Cu(OH)2 CuO + H2O 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O Mg(OH)2 MgO + H2O 4. Củng cố. (6p) H: gọi học sinh nhắc lại nội dung bài học. Học sinh làm bài tập sau: Bài tập: Cho các chất sau: Cu(OH)2 , MgO, Fe(OH)3, NaOH, Ba(OH)2 . Gọi tên và phân loại các chất trên. Trong các chất trên chất nào tác dụng với: + Dung dịch H2SO4 loãng + Khí CO2 + Chất nào bị nhiệt phân. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. 5. Hướng dẫn (2p) Bài tập về nhà 1.2.3.4.5 SGK/ 25 Rút kinh nghiệm. Tuần 6 Ngày ký: ………….. Ngày soạn:……………. Ngày dạy: ……………. Số tiết: 1 Tiết số : 12 Một số bazơ quan trọng A: Natri hiđoxit (NaOH) I: Mục tiêu. Học sinh hiểu được: + Những tính chất vật lý tính chất hóa học của NaOH, viết được phương trình phản ứng minh họa. + Biết được phương pháp sản xuất NaOH trong công nghiệp. + Ren kỹ năng làm các bài tập định tính và định lượng. II: Chuẩn bị. Giáo viên: Chuẩnbị thí nghiệm cho học sinh gồm: Bộ hóa chất lớp 9 – 4 các bộ thí nghiệm của học sinh Một số dụng cụ có liên quan. Học sinh: Ôn lại các kiến thức trong bài : bazơ III: Tiến trình lên lớp . 1: ổn định tổ chức : ( 1p) Sĩ số : 9A: 9B: 9C: 9D: 2: Kiểm tra bài cũ (5p) H: Nêu tính chất hóa học chung của bazơ . Viết phương trình phản ứng minh họa? H: học sinh làm bài tập sau. Bài tập: Cho các chất sau: Cu(OH)2 , MgO, Fe(OH)3, NaOH, Ba(OH)2 . Gọi tên và phân loại các chất trên. Trong các chất trên chất nào tác dụng với: + Dung dịch H2SO4 loãng + Khí CO2 Giáo viên nhận xét cho điểm . 9A: 9B: 9C: 9D: 3. Bài mới: ( 36p) I. tính chất vật lý ( 8p) Giáo viên: Hướng dẫn học sinh lấy một viên NaOH rắn ra đế ống nghiệm để quan sát . Cho viên NaOH vào ống nghiệm khuấy đề à Lắc nhẹà Khuýât đềuà sờ tay vào ống nghiệm. H: Nhận xét hiện tượng thí nghiệm H: Nêu tính chất hóa học của NaOH? Giáo viên bổ xung các ý còn lại. NaOH là một chất rắn khôgn màu tan nhiều trong nước. Khi tan tỏa nhiệt - Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải sợi và ăn mòn da tay. à Khi sử dụn phải hết sức cẩn thận . II: tính chất hóa học ( 15p) Giáo viên đặt vấn đề: NaOH thuọc loại bazơ tan . H: Các em hãy dự đoán tính chất của NaOH? H: yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất của bazơ tan? *Học sinh làm thí nghiệm chứng minh. Giáo viên hướng dẫn học sinh. NaOH mang đầy đủ tính chất hóa học của bazơ. 1) Dung dịch NaOH làm đổi màu chất chỉ thị - Quỳ tím thành xanh - Dung dịch phenolphtalenin không màu chuyển thành đỏ. 2) Tác dụng với axit ( phản ứng trung hòa) 2NaOH + H2SO4 à Na2SO4 + 2H2O 3) Tác dụng với oxit axit 2NaOH + SO2 à Na2SO3 + H2O 4) Tác dụng với dung dịch muối ( học ở bài sau) III: ứng dụng ( 3p) H: Quan sát hình vẽ “Những ứng dụng của NaOH” . H: Dựa vào tính chất vật lý tính chất hóa học hãy nêu ứng dụng của NaOH? ứng dụng (SGK) IV: sản xuất NaOH ( 4p) Giáo viên gới thiệu: NaOH được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bào hòa (có màng ngăn) Giáo viên: Hướng dẫn học sinh viết phương trình phản ứng . *Phương trình phản ứng điện phân. 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2. 4: Củng cố ( 6p) H: Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung chính của bài H: học sinh làm bài tập Bài tập: Hoàn thành phương trình phản ứng cho sơ đồ sau: Na Na2O NaOH NaCl NaOH Na2SO4 NaOH Na3PO4 Viết các phương trình phản ứng . 5: Hướng dẫn (1p) Bài tập về nhà: 1.2.3 SGK/27 Rút kinh nghiệm Tuần 7 Ngày ký: ………….. Ngày soạn:……………. Ngày dạy: ……………. Số tiết: 1 Tiết số : 13 Một số bazơ quan trọng B: Canxi hiđoxit – thang Ph I: Mục tiêu. Học sinh hiểu được: + Những tính chất vật lý tính chất hóa học của Ca(OH)2, viết được phương trình phản ứng minh họa. + Biết được phương pháp sản xuất Ca(OH)2 trong lò thủ công và trong công nghiệp. + Thang pH và ý nghĩa của thang trên. + Rèn kỹ năng làm các bài tập định tính và định lượng. II: Chuẩn bị. Giáo viên: Chuẩnbị thí nghiệm cho học sinh gồm: Bộ hóa chất lớp 9 – 4 các bộ thí nghiệm của học sinh Một số dụng cụ có liên quan. Học sinh: Ôn lại các kiến thức trong bài : bazơ III: Tiến trình lên lớp . 1: ổn định tổ chức : ( 1p) Sĩ số : 9A: 9B: 9C: 9D: 2: Kiểm tra bài cũ (5p) H: Nêu tính chất hóa học NaOH . Viết phương trình phản ứng minh họa? H: học sinh làm bài tập sau. Bài tập: Hoàn thành phương trình phản ứng cho sơ đồ sau: Na Na2O NaOH NaCl NaOH Na2SO4 NaOH Na3PO4 Viết các phương trình phản ứng . Giáo viên nhận xét cho điểm . 9A: 9B: 9C: 9D: 3. Bài mới: ( 36p) I. tính chất Giáo viên giới thiệu cách pha chế dung dịch Ca(OH)2 H: Tra bảng tính tan xem Ca(OH)2 như thế nào ? H: Vậy ta pha chế dung dịch Ca(OH)2 như thế nào để thu được dung dịch? Cách pha chế: Như trong SGK 1. Cách pha chế dung dịch Ca(OH)2 Các nhóm tiến hành pha chế . 2. Tính chất hóa học ( 16p) Giáo viên đặt vấn đề: Ca(OH)2 thuộc loại bazơ tan . H: Các em hãy dự đoán tính chất của Ca(OH)2? H: yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất của bazơ tan? *Học sinh làm thí nghiệm chứng minh. Giáo viên hướng dẫn học sinh. Dung dịch Ca(OH)2 mang đầy đủ tính chất hóa học của bazơ. 1) Dung dịch Ca(OH)2 làm đổi màu chất chỉ thị - Quỳ tím thành xanh - Dung dịch phenolphtalenin không màu chuyển thành đỏ. 2) Tác dụng với axit ( phản ứng trung hòa) Ca(OH)2 + H2SO4 à CaSO4 + 2H2O 3) Tác dụng với oxit axit Ca(OH)2 + SO2 à CaSO3 + H2O 4) Tác dụng với dung dịch muối ( học ở bài sau) 3. ứng dụng ( 3p) H: Hãy kể các ứng dụng của Ca(OH)2 trong đời sống ? SGK II.Thang ph ( 5p) Giáo viên giới thiệu: Người ta dùng thang pH để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của dung dịch . - Nếu pH= 7: dung dịch là trung tính (Muối TH, nước) - Nếu pH>7: dung dịch có tính bazơ - Nếu pH< 7: dung dịch có tính axit Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng giấy pH của các dung dịch để xác định độ pH của các dung dịch sau. Nước chanh Dung dịch NH3 nước máy H: Nêu kết luận về tính axit, bazơ của các dung dịch trên H: yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả Chú ý : Dung dịch có pH càng lớn hơn 7 nhiều thì có thính bazơ càng mạnh Nếu pH nhỏ hơn 7 nhiều thì dung dịch có tính axit càng mạnh. * Học sinh làm việc theo nhóm 4.Củng cố ( 6p) H: Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung chính của bài? H: Làm bài tập sau: Bài tập: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: CaO + H2O à ? Ca(OH)2 + ? à Ca(NO)3 + H2O CaCO3 CaO + H2O Ca(OH)2 + ? à ? + H2O Ca(OH)2 + ? à Ca3PO4 + H2O 5. Hướng dẫn.(1p) Bài tập về nhà: 1.2.3.4 SGK/ 30 Rút kinh nghiệm Tuần 7 Ngày ký: ………….. Ngày soạn:……………. Ngày dạy: ……………. Số tiết: 1 Tiết số : 14 Tính chất hóa học của muối I: Mục tiêu. Học sinh hiểu được: + Các tính chất hóa học của muối . + Khái niệm phản ứng trao đổi, điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được. + Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng. Biết cách chon chất tham gia phản ứng trao đổi để phản ứng thực hiện. + Rèn luyện kỹ năng tính toán các bài tập hóa học. II: Chuẩn bị. Giáo viên: Chuẩnbị thí nghiệm cho học sinh gồm: Bộ hóa chất lớp 9 – 4 các bộ thí nghiệm của học sinh Một số dụng cụ có liên quan. Học sinh: Ôn lại các kiến thức trong bài : axit, bazơ III: Tiến trình lên lớp . 1: ổn định tổ chức : ( 1p) Sĩ số : 9A: 9B: 9C: 9D: 2: Kiểm tra bài cũ (5p) H: Nêu tính chất hóa học của Ca(OH)2 . Viết phương trình phản ứng minh họa? H: Nêu ý nghĩa của thang pH? Cho ví dụ về thang trên? H: Học sinh làm bài tập sau. Bài tập: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: CaO + H2O à ? Ca(OH)2 + ? à Ca(NO)3 + H2O CaCO3 CaO + H2O Ca(OH)2 + ? à ? + H2O Ca(OH)2 + ? à Ca3PO4 + H2O Giáo viên nhận xét cho điểm . 9A: 9B: 9C: 9D: 3. Bài mới: ( 36p) I. tính chất hóa học của muối (25p) Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Ngâm một đoạn dây đồng vào ống nghiệm có chứa 2à3 ml dung dịch AgNO3. Ngâm một đoạn sắt vào ống nghiệm 2 có chứa 2à3 ml CuSO4. H: Quan sát hiện tượng Giáo viên gọi đại diện các nhóm nêu hiện tượng. H: Nêu kết luận về tính chất trên. H: Có phải kim loại nào cũng tác dụng với muối không. Học sinh làm việc theo nhóm H: Nêu hiện tượng H: Viết phương trình phản ứng . H Nêu kết luận H: Nêu hiện tượng H: Viết phương trình phản ứng . H Nêu kết luận H: Nêu hiện tượng H: Viết phương trình phản ứng . H Nêu kết luận H: Nêu hiện tượng H: Viết phương trình phản ứng . H Nêu kết luận 1. Muối tác dụng với kim lọai. Học sinh làm thí nghiệm. Hiện tượng: ở ống nghiệm 1: có kim lọai trắng xám bám vào ngoài dây đồng . ở ống nghiệm 2 có kim loại màu đỏ bám ngoài dây sắt Dung dịch ban đầu màu xanh lam bị nhạt dần. *Phương trình phản ứng: Cu + 2AgNO3à Cu(NO3)2 + Ag Fe + CuSO4 à FeSO4 + Cu Kết luận: Muối + Kim loại à Muối mới + Kim loại mới . 2. Muối tác dụng với axit Học sinh làm việc theo nhóm . *Hiện tượng. Xuất hiện kết tủa trắng lắng xuống đáy ống nghiệm Phương trình phản ứng: H2SO4 + BaCl2 à 2HCl + BaSO4 *Kết luận : Muối + axit à Muối mới + axit mới 3: Muối tác dụng với bazơ tan. Học sinh làm thí nghiệm. *Nhận xét : - Xuất hiện chất không tan màu xanh - Phương trình phản ứng: CuSO4 + 2NaOHà Cu(OH)2 + Na2SO4 *Kết luận: Muối + bazơ à Muối mới + bazơ mới 4. Muối tác dụng với muối học sinh làm thí nghiệm . Hiện tượng. - Xuất hiện kết tủa trắng xuống đáy ống nhiệm . à Phản ứng tạo thành AgCl không tan. *Kết luận: Muối + Muối à 2 muối mới . 5. Phản ứng phân hủy muối . Phương trình phản ứng: 2KClO3 KCl + 3O2 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 CaCO3 CaO + CO2 MgCO3 MgO + CO2 II: Phản ứng trao đổi trong dung dịch (9p) H: Hãy nhận xét về thành phần cấu tạo của các chất trong phản ứng của muối. H: Về thành phần cấu tạo của chúng thay đổi như thế nào ? H: Vậy tất cả các phản ứng trên đều là phản ứng trao đổi Vậy phản ứng trao đổi là phản ứng như thế nào? H: Có phải tất cả các phản ứng trao đổi đều xảy ra không ? H: Có phản ứng trao đổi nào mà không cần điều kịên mà phản ứng xảy ra. (phản ứng trung hòa) 1: Nhận xét về các phản ứng của muối. 2. Phản ứng trao đổi *Định nghĩa : Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học trong đó các chất trao đổi với nhau về thành phần cấu tạo của chúng. 3. Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra. - Đối với phản ứng axit + muối Sản phẩm có ít nhất một chất kết tủa hoặc một

File đính kèm:

  • docTiet 7- 14.doc