Bài giảng trắc nghiệm cấu tạo nguyên tử

 

 

Câu 1: Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất và

 A. không mang điện. B. mang điện tích âm.

 C. mang điện tích dương. D. có thể mang điện hoặc không mang điện.

 

doc27 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng trắc nghiệm cấu tạo nguyên tử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu tạo nguyên tử Câu 1: Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất và A. không mang điện. B. mang điện tích âm. C. mang điện tích dương. D. có thể mang điện hoặc không mang điện. Câu 2: Nguyên tố hoá học là A. những nguyên tử có cùng số khối. B. những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. C. những nguyên tử có cùng số nơtron. D. những phân tử có cùng số proton. Câu 3: Đồng vị là những …(X)… có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron. (X) là A. nguyên tố. B. nguyên tử. C. phân tử. D. chất. Câu 4: Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. Cấu hình electron của R là A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s22p63s23p1. D. 1s22s22p63s23p2. Câu 5: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của nguyên tử X là 12. Hai nguyên tố X và Y lần lượt là A. Ca và Fe. B. Mg và Ca. C. Fe và Cu. D. Mg và Cu. Câu 6: Tổng số hạt mang điện trong anion AB32– là 82. Số hạt mang điện của nguyên tử A nhiều hơn của nguyên tử B là 16. Anion đó là A. CO32-. B. SiO32-. C. SO32–. D. SeO32-. Câu 7: Cation R+ có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 3p6. Cấu hình electron đầy đủ của R là A. 1s22s22p63s23p6. B. 1s22s22p63s23p5. C. 1s22s22p63s23p64s1. D. 1s22s22p63s23p63d1. Câu 8: Đồng vị của M thoả mãn điều kiện số proton: số nơtron = 13:15 là A.55M. B. 56M. C. 57M. D. 58M. Câu 9: Hợp chất X có công thức RAB3. Trong hạt nhân của R, A, B đều có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1 phân tử X là 50. Công thức phân tử của X là A. CaCO3. B. CaSO3. C. MgCO3. D. MgSO3. Câu 10: Cho biết sắt có số hiệu nguyên tử là 26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là A. 1s22s22p63s23p63d54s1. B.1s22s22p63s23p64s23d4. C.1s22s22p63s23p63d6. D. 1s22s22p63s23p63d5. Câu 11: Tổng số p, n, e trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Số khối của nguyên tố X là A. 3. B. 4 C. 6. D. 7. Câu 12: Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị là 168O; 178O; 188O; cac bon có 2 đồng vị là 126C; 136C. Số phân tử CO2 có thể được tạo thành từ các đồng vị trên là A. 6. B. 9 C. 12. D. 18. Câu 13: Các ion Na+, Mg2+, O2-, F- đều có cấu hình electron là 1s22s22p6. Thứ tự giảm dần bán kính của các ion trên là A. Na+ > Mg2+ > F- > O2-. B. Mg2+ > Na+ > F- > O2-. C. F- > Na+ > Mg2+ > O2-. D. O2-> F- > Na+ > Mg2+. Câu 14: X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong cùng 1 phân nhóm chính của bảng HTTH. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 32. X và Y là A. O và S. B. C và Si. C. Mg và Ca. D. N và P. Câu 15:Trong mỗi chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử và độ âm điện tương ứng biến đổi là A. tăng, giảm. B. tăng, tăng. C. giảm, tăng. D. giảm, giảm. Câu 16: Tổng số hạt trong 1 nguyên tử của nguyên tố X là 40. Cấu hình e của X là A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s23p63s23p1. D. 1s22s22p63s23p1. Câu 17: Trong dãy: Mg - Al - Au - Na - K, tính kim loại của các nguyên tố A. tăng dần. B. mới đầu tăng, sau đó giảm. C. giảm dần. D. mới đầu giảm, sau đó tăng. Câu 18: Trong dãy N - As - Te - Br - Cl, tính phi kim của các nguyên tố A. tăng dần. B. mới đầu tăng, sau đó giảm. C. giảm dần. D. mới đầu giảm, sau đó tăng. Câu 19: Số proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một đồng vị tự nhiên phổ biến nhất của clo tương ứng là A. 17, 18 và 17. B. 17, 19 và 17. C. 35, 10 và 17. D. 17, 20 và 17. Câu 20: Anion X2- có cấu hình electron ngoài cùng là 3p6. Vị trí của X trong bảng HTTH là A. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIA. B. ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA. C. ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. D. ô 18, chu kỳ 4, nhóm VIA. Câu 21: Lai hoá sp2 là sự tổ hợp tuyến tính giữa A. 1 orbital s với 2 orbital p tạo thành 3 orbital lai hoá sp2. B. 2 orbital s với 1 orbital p tạo thành 3 orbital lai hoá sp2. C. 1 orbital s với 3 orbital p tạo thành 3 orbital lai hoá sp2. D. 1 orbital s với 1 orbital p tạo thành 3 orbital lai hoá sp2. Câu 22: Nguyên tử A trong phân tử AB2 có lai hoá sp2. Góc liên kết BAB có giá trị là A. 90o. B. 120o. C. 109o28/. D. 180o. Câu 23: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng HTTH, Y ở nhóm V, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 23. X và Y lần lượt là A. O và P. B. S và N. C. Li và Ca. D. K và Be. Câu 24: Các ion O2-, F- và Na+ có bán kính giảm dần theo thứ tự A. F- > O2- > Na+. B. O2- > Na+ > F-. C. Na+ >F- > O2-. D. O2- > F- > Na+. Câu 25: Hợp chất A có công thức MXa trong đó M chiếm 140/3 % về khối lượng, X là phi kim ở chu kỳ 3, trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1 phân tử A là 58. Cấu hình electron ngoài cùng của M là. A. 3s23p4. B. 3d64s2. C. 2s22p4. D. 3d104s1. Câu 26: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của Y là A. 3s23p4. B. 3s23p5. C. 3s23p3. D. 2s22p4. Câu 27: Hợp chất X có khối lượng phân tử là 76 và tạo bởi 2 nguyên tố A và B. A,B có số oxihoá cao nhất là +a,+b và có số oxihoá âm là -x,-y; thoả mãn điều kiện: a=x, b=3y. Biết rằng trong X thì A có số oxihóa là +a. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của B và công thức phân tử của X tương ứng là A. 2s22p4 và NiO. B. CS2 và 3s23p4. C. 3s23p4 và SO3. D. 3s23p4 và CS2. Câu 28: Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố M và R có công thức MaRb trong đó R chiếm 20/3 (%) về khối lượng. Biết rằng tổng số hạt proton trong phân tử Z bằng 84. Công thức phân tử của Z là A. Al2O3. B. Cu2O. C. AsCl3. D. Fe3C. Câu 29: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Cấu hình electron ngoài cùng của ion X2+ là A. 3s23p6. B. 3d64s2. C. 3d6. D. 3d10. Câu 30 (A-07): Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là A. K+, Cl-, Ar. B. Li+, F-, Ne. C. Na+, F-, Ne. D. Na+, Cl-, Ar. Câu 31 (B-07): Hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hoá duy nhất. Công thức XY là A. LiF. B. NaF. C. AlN. D. MgO. Câu 32: Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một phân nhóm chính (nhóm A) và thuộc 2 chu kỳ 4 và 5 thì hiệu điện tích hạt nhân nguyên tử của 2 nguyên tố là A. 2. B. 8. C. 18. D. 32. Phản ứng oxi hóa – khử Câu 1: Tổng hệ số của các chất trong phản ứng Fe3O4 + HNO3 đ Fe(NO3)3 + NO + H2O là A. 55 B. 20. C. 25. D. 50. Câu 2: Số mol electron dùng để khử 1,5 mol Al3+ thành Al là A. 0,5. B. 1,5. C. 3,0. D. 4,5. Câu 3: Trong phản ứng Zn + CuCl2 đ ZnCl2 + Cu thì một mol Cu2+ đã A. nhận 1 mol electron. B. nhường 1 mol electron. C. nhận 2 mol electron. D. nhường 2 mol electron. Câu 4: Trong phản ứng KClO3 + 6HBr đ 3Br2 + KCl + 3H2O thì HBr A. vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường. B. là chất khử. C. vừa là chất khử, vừa là môi trường. D. là chất oxi hóa. Câu 5: Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3 đ 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là A. 8. B. 6. C. 4. D. 2. Câu 6: Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại A. bị khử. B. bị oxi hoá. C. cho proton. D. nhận proton. Câu 7: Cho các chất và ion sau: Zn; Cl2; FeO; Fe2O3; SO2; H2S; Fe2+; Cu2+; Ag+. Số lượng chất và ion có thể đóng vai trò chất khử là A. 9. B. 8. C. 7. D. 6. Câu 8: Cho các chất và ion sau: Zn; Cl2; FeO; Fe2O3; SO2; Fe2+; Cu2+; Ag+. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 9: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ là A. +1 và +1. B. –4 và +6. C. –3 và +5. D. –3 và +6. Câu 10: Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH đ NaNO3 + NaNO2 + H2O thì nguyên tử nitơ A. chỉ bị oxi hoá. B. chỉ bị khử. C. không bị oxi hóa, không bị khử. D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử. Câu 11: Cho 14,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn tác dụng với O2 dư, thu được 22,3 gam hỗm hợp 3 oxit kim loại. Nếu cho 14,3 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thì thu được v lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 22,4. B. 5,6. C. 11,2. D. 8,96. Câu 12: Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm Cl2 và O2 thu được 19,7 gam hỗn hợp Z gồm 4 chất. Phần trăm khối lượng của Al trong X là A. 30,77%. B. 69,23%. C. 34,62%. D. 65,38%. Câu 13: Chia 22,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na và Ca thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với O2 thu được 15,8 gam hỗn hợp 3 oxit. Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 6,72. B. 3,36. C. 13,44. D. 8,96. Câu 14: Tổng hệ số của các chất trong phản ứng Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O là A. 21. B. 26. C. 19. D. 28. Câu 15: Chia 29,8 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, K và Ca thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,568 lít khí N2 duy nhất (đktc). Phần 2 tác dụng hoàn toàn với oxi, thu được y gam hỗn hợp 4 oxit. Giá trị của y là A. 20,5. B. 35,4. C. 26,1. D. 41,0. Câu 16: Cho m gam Al tác dụng với O2, thu được 25,8 gam chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là A. 21,6. B. 16,2. C. 18,9. D. 13,5. Câu 17: Nung m gam Al với FeO một thời gian, thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 5,40. B. 8,10. C. 12,15. D. 10,80. Câu 18: Nung hỗn hợp X gồm 13,44 gam Fe và 7,02 gam Al trong không khí một thời gian, thu được 28,46 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là A. 11,2. B. 22,4. C. 5,6. D. 13,44. Câu 19: Dẫn hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H2, 0,1 mol C3H4 và 0,1 mol H2 qua ống chứa Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y gồm 7 chất. Đốt cháy hoàn toàn Y cần V lít khí O2 (đktc). Nếu cho V lít khí O2 (đktc) tác dụng hết với 40 gam hỗn hợp Mg và Ca thì thu được x gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của x là A. 62,4. B. 51,2. C. 58,6. D. 73,4. Câu 20: Nung m gam hỗn hợp X gồm Cu, Zn, Mg trong O2 dư đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 48,3 gam hỗn hợp 3 oxit kim loại. Nếu cho m gam X tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 3,136 lít khí N2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Giá trị của m là A. 42,7. B. 25,9. C. 45,5. D. 37,1. Câu 21: Khử hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe2O3 và CuO bằng CO thu được hỗn hợp Y gồm 2 kim loại. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được 3,36 lít khí N2O là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Khối lượng CO2 sinh ra từ phản ứng khử X là A. 13,2. B. 26,4. C. 52,8. D. 16,8. Câu 22: Chia hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn, Ni thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được 7,84 lít khí NO duy nhất (đktc). Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được V lít khí H2(đktc). Giá trị của V là A. 11,76. B. 23,52. C. 13,44. D. 15,68. Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon, cần x mol khí O2, thu được 13,2 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Khối lượng Al cần dùng để tác dụng hết với x mol O2 là A. 7,2. B. 16,2. C.14,4. D.8,1. Câu 24: Trong phản ứng tráng gương của HCHO thì mỗi phân tử HCHO sẽ A. nhận 2e. B. nhường 2e. C. nhận 4e. D. nhường 4e. Câu 25: Trong phản ứng Fe3O4 + H2SO4đặc đ Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O thì H2SO4 đóng vai trò A. là chất oxi hóa. B. là chất khử. C. là chất oxi hóa và môi trường. D. là chất khử và môi trường. Câu 26 (A-07): Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là. A. 8. B. 6. C. 5. D. 7. Câu 27 (A-07): Cho các phản ứng sau: a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) đ b) FeS + H2SO4 (đặc nóng) đ c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) đ d) Cu + dung dịch FeCl3 đ e) CH3CHO + H2 (Ni, to) đ f) glucozơ + AgNO3 trong dung dịch NH3 đ g) C2H4 + Br2 đ h) glixerol + Cu(OH)2 đ Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. a, b, c, d, e, h. B. a, b, d, e, f, g. C. a, b, d, e, f, h. D. a, b, c, d, e, g. Câu 28 (B-07): Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3 thì vai trò của NaNO3 trong phản ứng là A. chất xúc tác. B. môi trường. C. chất oxi hoá. D. chất khử. Câu 29 (B-07): Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ A. nhường 12e. B. nhận 13e. C. nhận 12e. D. nhường 13e. Câu 30: Trong phản ứng FexOy + HNO3 đ N2 + Fe(NO3)3 + H2O thì một phân tử FexOy sẽ A. nhường (2y – 3x) electron. B. nhận (3x – 2y) electron. C. nhường (3x – 2y) electron. D. nhận (2y – 3x) electron. Câu 31: Khi Fe3O4 thể hiện tính oxi hoá thì mỗi phân tử Fe3O4 sẽ A. nhận 8e. B. nhường 8e. C. nhận 1e. D. nhường 1e. Liên kết hoá học Câu 1: Hợp chất có liên kết cộng hoá trị được gọi là A. hợp chất phức tạp. B. hợp chất cộng hóa trị. C. hợp chất không điện li . D. hợp chất trung hoà điện. Câu 2: Liên kết cộng hóa trị tồn tại do A. các đám mây electron. B. các electron hoá trị. C. các cặp electron dùng chung. D. lực hút tĩnh điện. Câu 3: Tuỳ thuộc vào số cặp electron dùng chung tham gia tạo thành liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử mà liên kết được gọi là A. liên kết phân cực, liên kết lưỡng cực, liên kết ba cực. B. liên kết đơn giản, liên kết phức tạp. C. liên kết ba, liên kết đơn, liên kết đôi. D. liên kết xich ma, liên kết pi, liên kết đen ta. Câu 4: Liên kết cộng hoá trị được hình thành do 2 electron của một nguyên tử và một orbitan tự do (trống) của nguyên tử khác thì liên kết đó được gọi là A. liên kết cộng hóa trị không cực. B. liên kết cho – nhận. C. liên kết cộng hóa trị có cực. C. liên kết hiđro. Câu 5: Góc tạo thành giữa các liên kết cộng hóa trị được gọi là A. góc cộng hóa trị . B. góc cấu trúc. C. góc không gian. D. góc hóa trị. Câu 6: Liên kết hóa học giữa các ion được gọi là A. liên kết anion – cation. B. liên kết ion hóa. C. liên kết tĩnh điện. D. liên kết ion. Câu 7: Liên kết ion khác liên kết cộng hóa trị do đặc tính A. không định hướng và không bão hoà. B. bão hoà và không định hướng. C. định hướng và không bão hoà. D. định hướng và bão hoà. Câu 8: Liên kết kim loại được đặc trưng bởi A. sự tồn tại mạng lưới tinh thể kim loại. B. tính dẫn điện. C. các electron chuyển động tự do. D. ánh kim. Câu 9: Sự tương tác giữa nguyên tử hiđro của một phân tử với một nguyên tố âm điện của phân tử khác dẫn đến tạo thành A. liên kết hiđro giữa các phân tử. B. liên kết cho – nhận. C. liên kết cộng hóa trị phân cực. D. liên kết ion. Câu 10: Tính chất bất thường của nước được giải thích do sự tồn tại A. ion hiđroxoni (H3O+). B. liên kết hiđro. C. phân tử phân li. D. các đơn phân tử nước. Câu 11: Nước có nhiệt độ sôi cao hơn các chất khác có công thức H2X (X là phi kim) là do A. trong nước tồn tại ion H3O+. B. phân tử nước có liên kết cộng hóa trị. C. oxi có độ âm điện lớn hơn X. D. trong nước có liên kết hiđro. Câu 12: Chất có mạng lưới tinh thể nguyên tử có đặc tính A. độ rắn không lớn và nhiệt độ nóng chảy cao. B. độ rắn lớn và nhiệt độ nóng chảy thấp. C. độ rắn lớn và nhiệt độ nóng chảy cao. D. độ rắn không lớn và nhiệt độ nóng chảy thấp. Câu 13: Chất có mạng lưới tinh thể phân tử có đặc tính A. độ tan trong rượu lớn. B. nhiệt độ nóng chảy cao. C. dễ bay hơi và hóa rắn. D. nhiệt độ nóng chảy thấp. Câu 14: Chất có mạng lưới tinh thể ion có đặc tính A. nhiệt độ nóng chảy cao. B. hoạt tính hóa học cao. C. tan tốt. D. dễ bay hơi. Câu 15: Liên kết hóa học trong phân tử hiđrosunfua là liên kết A. ion . B. cộng hoá trị. C. hiđro. D. cho – nhận. Câu 16: Dãy gồm các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị là A. BaCl2 ; CdCl2 ; LiF. B. H2O ; SiO2 ; CH3COOH. C. NaCl ; CuSO4 ; Fe(OH)3. D. N2 ; HNO3 ; NaNO3. Câu 17: Dãy gồm các chất có độ phân cực của liên kết tăng dần là A. NaBr; NaCl; KBr; LiF. B. CO2 ; SiO2; ZnO; CaO. C. CaCl2; ZnSO4; CuCl2; Na2O. D. FeCl2; CoCl2; NiCl2; MnCl2. Câu 18: Sự phân bố không đều mật độ electron trong phân tử dẫn đến phân tử bị A. kéo dãn. B. phân cực. C. rút ngắn. D. mang điện. Câu 19: Điện tích quy ước của các nguyên tử trong phân tử, nếu coi phân tử có liên kết ion được gọi là A. điện tích nguyên tử. B. số oxi hóa. C. điện tích ion. D. cation hay anion. Câu 20: Tính chất vật lí của Cu gây ra bởi A. độ dẫn điện cao. B. vị trí của Cu trong bảng HTTH. C. liên kết kim loại . D. liên kết cộng hóa trị phân cực. Câu 21: Trong phân tử nitơ, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết: A. cộng hóa trị không có cực. B. ion yếu. C. ion mạnh. D. cộng hóa trị phân cực. Câu 22: Hóa trị của nitơ trong các chất: N2, NH3, N2H4, NH4Cl, NaNO3 tương ứng là A. 0, -3, -2, -3, +5. B. 0, 3, 2, 3, 5. C. 2, 3, 0, 4, 5. D. 3, 3, 3, 4, 4. Câu 23: Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết A. cộng hóa trị phân cực. B. cộng hóa trị không phân cực. C. cho – nhận. D. ion. Câu 24: Liên kết trong phân tử HCl là liên kết A. cộng hóa trị phân cực. B. cộng hóa trị không phân cực. C. cho – nhận. D. ion. Câu 25: Trong mạng tinh thể kim cương, góc liên kết tạo bởi các nguyên tử cac bon là A. 90o. B. 120o. C. 104o30/. D. 109o28/. Câu 26: Cho tinh thể các chất sau: iod (1), kim cương (2), nước đá (3), muối ăn (4), silic (5). Tinh thể nguyên tử là các tinh thể A. (1), (2), (5). B. (1), (3), (4). C. (2), (5). D. (3), 4). Câu 27: Hình dạng của phân tử CH4, H2O, BF3 và BeH2 tương ứng là A. tứ diện, gấp khúc, tam giác, thẳng. B. tứ diện, tam giác, gấp khúc, thẳng. C. tứ diện, thẳng, gấp khúc, tam giác. D. tứ diện, thẳng, tam giác, gấp khúc. Câu 28: Phân tử H2O có góc liên kết HOH là 104,5o do nguyên tử oxi ở trạng thái A. lai hoá sp. B. lai hoá sp2. C. lai hoá sp3. D. không lai hoá. Câu 29: Anion X2- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Bản chất liên kết giữa X với hiđro là A. cộng hóa trị phân cực. B. cộng hóa trị không phân cực. C. cho – nhận. D. ion. Câu 30: Độ âm điện của nitơ bằng 3,04; của clo là 3,16 khác nhau không đáng kể nhưng ở điều kiện thường khả năng phản ứng của N2 kém hơn Cl2 là do A. Cl2 là halogen nên có hoạt tính hóa học mạnh. B. điện tích hạt nhân của N nhỏ hơn của Cl. C. N2 có liên kết ba còn Cl2 có liên kết đơn. D. trên trái đất hàm lượng nitơ nhiều hơn clo. Câu 31 (B-07): Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol (rượu) etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là A. T, Z, Y, X. B. T, X, Y, Z. C. Z, T, Y, X. D. Y, T, X, Z. tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học Câu 1: Tốc độ của một phản ứng có dạng: (A, B là 2 chất khác nhau). Nếu tăng nồng độ A lên 2 lần, nồng độ B không đổi thì tốc độ phản ứng tăng 8 lần. Giá trị của x là A. 3. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 2: Cho phản ứng sau: Các chất phản ứng đ các chất sản phẩm. Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nói trên là A. nồng độ các chất phản ứng. B. nồng độ các chất sản phẩm. C. nhiệt độ. D. chất xúc tác. Câu 3: Khi tăng thêm 10OC, tốc độ một phản ứng hoá học tăng lên 2 lần. Vậy khi tăng nhiệt độ của phản ứng đó từ 25OC lên 75OC thì tốc độ phản ứng tăng A. 5 lần. B. 10 lần. C. 16 lần. D. 32 lần. Câu 4: Khi tăng thêm 10OC, tốc độ một phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Để tốc độ phản ứng đó (đang tiến hành ở 30OC) tăng 81 lần thì cần phải tăng nhiệt độ lên đến A. 50OC. B. 60OC. C. 70OC. D. 80OC. Câu 5: Khi tăng thêm 10OC, tốc độ một phản ứng hoá học tăng lên 4 lần. Vậy khi giảm nhiệt độ từ 70OC xuống 40OC thì tốc độ phản ứng giảm đi A. 16 lần. B. 32 lần. C. 64 lần. D. 128 lần. Câu 6: Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng: N2 + 3H2 đ 2NH3. Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu lần lượt là A. 3 và 6. B. 2 và 3. C. 4 và 8. D. 2 và 4. Câu 7: Xét phản ứng sau ở nhiệt độ không đổi: 2NO + O2 đ 2NO2. Khi thể tích bình phản ứng giảm đi một nửa thì tốc độ phản ứng A. tăng 4 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 8 lần. D. giảm 8 lần. Câu 8: Cho 6 gam kẽm hạt vào cốc đựng dung dịch H2SO4 2M ở nhiệt độ thường. Biến đổi không làm thay đổi tốc độ phản ứng là A. thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột. B. tăng nhiệt độ lên đến 50OC. C. thay dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch H2SO4 1M. D. tăng thể tích dung dịch H2SO4 2M lên 2 lần. Câu 9: Cho phản ứng: 2KClO3 (r) đ 2KCl(r) + 3O2 (k). Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên là A. kích thước hạt KClO3. B. áp suất. C. chất xúc tác. D. nhiệt độ. Câu 10: Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì nó A. không xảy ra nữa. B. vẫn tiếp tục xảy ra. C. chỉ xảy ra theo chiều thuận. D. chỉ xảy ra theo chiều nghịch. Câu 11: Giá trị hằng số cân bằng KC của phản ứng thay đổi khi A. thay đổi nồng độ các chất. B. thay đổi nhiệt độ. C. thay đổi áp suất. D. thêm chất xúc tác. Câu 12: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt. C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất. D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác. Câu 13: Cho phản ứng: Fe2O3 (r) + 3CO (k) 2Fe (r) + 3CO2 (k). Khi tăng áp suất của phản ứng này thì A. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. B. cân bằng không bị chuyển dịch. C. cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. D. phản ứng dừng lại. Câu 14: Cho phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) DH < 0. Khi giảm nhiệt độ của phản ứng từ 450OC xuống đến 25 OC thì A. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. B. cân bằng không bị chuyển dịch. C. cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. D. phản ứng dừng lại. Câu 15: Phản ứng: 2SO2 + O2 2SO3 DH < 0. Khi giảm nhiệt độ và khi giảm áp suất thì cân bằng của phản ứng trên chuyển dịch tương ứng là A. thuận và thuận. B. thuận và nghịch. C. nghịch và nghịch. D.nghịch và thuận. Câu 16: Trộn 1 mol H2 với 1 mol I2 trong bình kín dung tích 1 lít. Biết rằng ở 410O, hằng số tốc độ của phản ứng thuận là 0,0659 và hằng số tốc độ của phản ứng nghịch là 0,0017. Khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng ở 410OC thì nồng độ của HI là A. 2,95. B. 1,52. C. 1,47. D. 0,76. Câu 17: Cho phản ứng sau ở một nhiệt độ nhất định: N2 + 3H3 2NH3. Nồng độ (mol/l) lúc ban đầu của N2 và H2 lần lượt là 0,21 và 2,6. Biết KC của phản ứng là 2. Nồng độ cân bằng (mol/l) của N2, H2, NH3 tương ứng là A. 0,08; 1 và 0,4. B. 0,01; 2 và 0,4. C. 0,02; 1 và 0,2. D. 0,001; 2 và 0,04. Câu 18: Cho phản ứng: CO (k) + H2O (k) CO2 (k) + H2 (k) Biết KC của phản ứng là 1 và nồng độ ban đầu của CO và H2O tương ứng là 0,1 mol/l và 0,4 mol/l. Nồng độ cân bằng (mol/l) của CO và H2O tương ứng là A. 0,08 và 0,08. B. 0,02 và 0,08. C. 0,02 và 0,32. D. 0,05 và 0,35. Câu 19: Phản ứng N2 + 3H2 2NH3 là phản ứng toả nhiệt. Cho một số yếu tố: (1) tăng áp suất, (2) tăng nhiệt độ, (3) tăng nồng độ N2 và H2, (4) tăng nồng độ NH3, (5) tăng lượng xúc tác. Các yếu tố làm tăng hiệu suất của phản ứng nói trên là A. (2), (4). B. (1), (3). C. (2), (5). D. (3), (5). Câu 20: Cho phương trình phản ứng: 2A(k) + B (k)2X (k) + 2Y(k). Người ta trộn 4 chất, mỗi chất 1 mol vào bình kín dung tích 2 lít (không đổi). Khi cân bằng, lượng chất X là 1,6 mol. Hằng số cân bằng của phản ứng này là A. 58,51 B. 33,44. C. 29,26 D. 40,96. Câu 21: Cho phản ứng: CO + Cl2 COCl2 thực hiện trong bình kín dung tích 1 lít ở nhiệt độ không đổi. Khi cân bằng [CO] = 0,02; [Cl2] = 0,01; [COCl2] = 0,02. Bơm thêm vào bình 1,42gam Cl2. Nồng độ mol/l của CO; Cl2 và COCl2 ở trạng thái cân bằng mới lần lượt là A. 0,013; 0,023 và 0,027. B. 0,014; 0,024 và 0,026. C. 0,015; 0,025 và 0,025. D. 0,016; 0,026 và 0,024. Câu 22 (A-07): Khi tiến hành este hóa giữa 1 mol CH3COOH với 1 mol C2H5OH thì thu được 2/3 mol este. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hóa 1 mol axit axetic cần số mol rượu etylic là (các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ) A. 0,342. B. 2,925. C. 0,456. D. 2,412. Câu 23: Cho cân bằng: N2O4 2NO2. Cho 18,4 gam N2O4 vào bình chân không dung tích 5,9 lít ở 27OC, khi đạt đến trạng thái cân bằng, áp suất là 1 atm. Hằng số cân bằng KC ở nhiệt độ này là A. 0,040. B. 0,007. C. 0,500. D. 0,008. Câu 24: Khi hoà tan SO2 vào nước có cân bằng sau: SO2 + H2O HSO3- + H+. Khi cho thêm NaOH và khi cho thêm H2SO4 loãng vào dung dịch trên thì cân bằng sẽ chuyển dịch tương ứng là A. thuận và thuận. B. thuận và nghịch. C. nghịch và thuận. D. nghịch và nghịch. Điện ly Câu 1: Dung dịch glixerol trong nước không dẫn điện, dung dịch NaOH dẫn điện tốt. Điều này được giải thích là do A. glixerol là chất hữu cơ, natri hiđroxit là chất vô cơ. B. glixerol là hợp chất cộng hóa trị, natri hiđroxit là hợp chất ion. C. glixerol là chất lỏng, natri hiđroxit là chất rắn. D. glixerol là chất không điện li, natri hiđroxit là chất

File đính kèm:

  • docCac dang cau hoi li thuyet trac nghiem.doc
Giáo án liên quan