1.Kiến thức: Biết được:
- Nhận biết cc oxit, axit, bazo, muối
- Nhận biết phản ứng oxi hóa khử
- Nồng độ phần trăm và nồng độ mol dd
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tính toán
- Rèn kỹ năng nhận biết các dạng toán thường gặp
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần : 34 tiết : 66 ôn tập thi học kỳ II ( tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 34
Tiết : 66
ÔN TẬP THI HỌC KỲ II ( T2)
Ngày soạn: 18/4/2011
Ngày dạy : 20/4/2011
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải:
1.Kiến thức: Biết được:
Nhận biết các oxit, axit, bazo, muối
Nhận biết phản ứng oxi hóa khử
Nồng độ phần trăm và nồng độ mol dd
2.Kĩ năng:
Rèn kĩ năng tính toán
Rèn kỹ năng nhận biết các dạng toán thường gặp
Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3.Thái độ: : Say mê khoa học, kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn
II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Tính toan
III. CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng dạy học :
Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn các bài tập.
Học sinh :Bảng con
2.Phương pháp : Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, vấn đáp ..
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Oån định lớp :1’
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài giảng :
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1 :Bài toán nhận biết đơn giản axit, bazo, muối( 9’)
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại dấu hiệu nhận biết axit , bazo , muối
à Đại diện Hs trình bày kiến thức
- Gv hướng dẫn Hs các bước làm của bài nhận biết
- Gv yêu cầu Hs hoàn thành bài tập :
Bài 1 . Nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng lần lượt các dd sau : HCl. NaCl, KOH
? 3 chất thuộc loại gì?
? Làm thế nào nhận biết từng chất
? Trình bày bài như thế nào
à Gv hướng dẫn và sửa sai cho hs
-Gv chú ý những lỗi Hs hay sai : quên câu đầu tiên, làm ngược bước trình bày
Bài 2 : Nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng lần lượt các dd sau : NaOH, H2SO4, Na2SO4
- Gv yêu cầu Hs tự xác định và đại diện trình bày trước lớp ,
- Yêu cầu Hs hoàn thành vào vở bài tập
4. Bài toán nhận biết
- Các bước
+ Dùng một lượng nhỏ các chất thí nghiệm
+ Phân loại hợp chất
+ Dùng tính chất riêng nhận biết từng chất
+ Viết PTHH nếu có
Bài 1
+ Dùng một lượng nhỏ các chất thí nghiệm
+ Nhúng quì tím lần lượt vào 3 lọ
* Lọ n ào làm quì tím chuyển sang màu đỏ là lọ đựng HCl
* Lọ nào làm quì tím chuyển sang màu xanh là lọ dựng KOH
* Lọ không làm chuyển màu quì tím là lọ đựng NaCl
Bài 2
Hs tự làm
Hoạt động 2: Xác định chất khử, chất oxi hóa, sự khử , sự oxi hóa ( 10’)
Gv treo bảng phụ nội dung ghép cột sau :
Cột A
Cột B
Ghép câu
Sự tách oxi ra khỏi hợp chất
Sự tác dụng của oxi với một chất
Chất chiếm oxi của chất khác
Chất nhường oxi cho chất khác
a.Là sự oxi hóa
b.Là chất khử
c.Là chất oxi hóa
d.Là sự khử
e.Là phản ứng thế
1 với......
2 với......
3 với......
4 với......
- Hs thảo luận nhóm trong vòng 1’ và đại diện trình bày kết quả
-Gv yêu cầu xác định trên PTHH sau “
Fe2O3 + 3H2 2Fe +3H2O
HgO + H2 Hg + H2O
- Gv chú ý hs : chất khử xảy ra sự oxi hóa và ngược lại
- Nhấn mạnh những sai sót của Hs dễ mắc phải
- Yêu cầu Hs về nhà làm lại nhiều lần các PU oxi hóa khử khác
5. Phản ứng oxi hóa khử
- Phản ứng oxi hóa khử
- Chất khử : H2
- Chất oxi hóa : Fe2O3 và HgO
Hoạt động 3: Bài toán ( 20’)
- Gv yêu cầu Hs tìm hiểu đơn vị , tên gọi và kí hiệu các đại lượng
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại một số công thức tính : n. m. V(đktc), C%, CM
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại các bước tính theo PTHH
- Bài tập áp dụng 1:
Cho 5.6g Sắt ( Fe) tác dụng 200 dung dịch axit HCl
a. Lập PTHH
b. Tính số mol Fe tham gia phản ứng?
c. Tìm số mol HCl và thể tích khí H2 ( Đktc)
d. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl?
Gv hướng dẫn bằng hệ thống câu hỏi :
? Bài toán cho gì? Tính gì?
? Muốn tính những yêu cầu của đề bài cần áp dụng công thức nào ? Cần biết những dữ kiện nào ?
- Gv yêu cầu Hs hoàn thành từng bước của bài toán
- Bài tập áp dụng 2
Cho 6.5 g Zn tác dụng 100 g dd H2SO4
Lập PTHH
Tính số mok Zn
Tính khối lượng H2SO4 tham gia phản ứng?
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 Gv hướng dẫn bằng hệ thống câu hỏi :
? Bài toán cho gì? Tính gì?
? Muốn tính những yêu cầu của đề bài cần áp dụng công thức nào ? Cần biết những dữ kiện nào ?
- Gv yêu cầu Hs hoàn thành từng bước của bài toán
6. Bài toán
Đơn vị và tên gọi/ kí hiệu các đại lượng
Đơn vị
Tên gọi
Kí hiệu
g
Khối lượng
m
ml, l
Thể tích
V
Mol
Số mol
n
%
Nồng độ phần trăm
C%
M , ( mol/ l )
Nồng độ mol
CM
- Công thức tính
- Các bước tính theo PTHH
- Bài toán 1
a. PTHH
Fe +2HCl à Fe Cl2 + H2
b. Số mol của Fe là
c.
Fe +2HCl à FeCl2 + H2
Theo Pth 1 2 1 1
Theo đề 0.1 0.2 0.1 0.1 ( mol)
à n HCl = 0.2 mol
d.
- Bài toán 2
. PTHH
Zn+ H2SO4 à Zn SO4 + H2
b. Số mol của Fe là
c.
Zn+ H2SO4 à Zn SO4 + H2
Theo Pth 1 1 1 1
Theo đề 0.1 0.1 0.1 0.1 ( mol)
Khối lượng H2SO4 tham gia phản ứng là:
d. Nồng độ phần trăm của dd H2SO4 là’:
V.CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Củng cố:3’ Gv chốt lại những kiến thức cơ bản để hs ôn tạp tốt hơn
? Nhắc lại côngthức tính số mol, khối lượng, thể tích , C%, CM, mdd
? Cách tính toán theo phương trình hoá học ?
Dặn dò2’:
Oân lại toàn bộ kiến thức học kì II như đã ộn tập
Chuẩn bị, giấy, bút, máy tính ... để tiết sau kiểm tra học kì II
File đính kèm:
- TIET 66.doc